Người thầy 4.0 phải trở thành người đạo diễn, kích thích hoạt động người học
Người thầy trong thời đại 4.0 phải trở thành người đạo diễn, kích thích hoạt động cho người học, là trọng tài khoa học kết luận vấn đề do người học trình bày.
LTS: Bàn tiếp về chủ đề “Người thầy trong giáo dục đại học của thời kỳ hội nhập”, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi đến độc giả của Phó Giáo sư Đào Duy Huân – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ trao đổi về vấn đề này.
Người thầy là chiếc cầu nối
Có thể nói rằng, xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ khác nhau, vị trí, vai trò của người thầy trong từng chế độ đó cũng được quan niệm khác nhau.
Người thầy trong thời đại 4.0 phải là trọng tài khoa học kết luận vấn đề do người học trình bày. Ảnh: TT
Nhưng ý nghĩa xã hội to lớn của nghề dạy học mà chủ thể chính quyết định là người thầy thì không ai có thể phủ nhận được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa.
Bác xem việc dạy học là một nghề đào tạo, rèn luyện những thế hệ con người đủ tâm, tầm để xây dựng và phát triển xã hội.
Sự cống hiến của người thầy rất thầm lặng, nhưng nếu trở thành một người thầy tốt là điều vô cùng hữu ích và rất mực vẻ vang.
Vì thế, Người dạy: Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tri thức không còn nằm đôc quyên trong tay người thầy nữa mà ban thân ngươi hoc co thê tim kiêm tri thưc ơ rất nhiêu nguôn khac nhau, thông tin rất đa dạng, rất phong phú.
Vì vậy, người thầy lúc này là cầu nối, là một trong những kênh để cung cấp thêm, gia tăng tri thức cho người học.
Mặt khác, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với việc xác định lấy người học làm trung tâm, đào tạo gắn với thực tiễn.
Và đáp ứng nhu cầu xã hội bởi không chỉ có tri thức, mà cả nhiều kỹ năng khác để có thể giải quyết mọi vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập.
Video đang HOT
Điều này không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy mà ngược lại gián tiếp khẳng định vai trò ấy cao hơn, chức năng của người thầy theo đó mà thay đổi để tạo ra lực lượng lao động thực sự làm chủ tiền trình phát triển.
Người thầy không chỉ có kiến thức về mọi lĩnh vực, đặc biệt về lĩnh vực mình đảm trách mà còn phải có phương pháp tổ chức quá trình học của người học.
Người thầy phải trở thành người đạo diễn, kích thích hoạt động cho người học, là trọng tài khoa học kết luận vấn đề do người học trình bày.
Người thầy phải hướng dẫn cho họ cách tự học, tự tìm kiếm kiến thức bằng suy nghĩ, hành động.
Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người thầy, người học sẽ tự tìm cách chiếm lĩnh tri thức khoa học, tự giác rèn luyện, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Qua phương pháp này, người học không chỉ tiếp thu tri thức mới mà còn trau dồi được cách phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, phương pháp khám phá chân lý…
Và đó chính là cơ sở để trau dồi, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong cuộc sống của họ sau này.
Người thầy phải giữ được lý tưởng cao đẹp
Muốn làm được việc ấy, người thầy cần phải đẩy mạnh việc tự học và nghiên cứu khoa học ứng dụng, xem nghiên cứu khoa học là một phương thức để phát triển, tích luỹ kiến thức lý luận, kỹ năng nghề nghiệp cho chính mình.
Trong xã hội phát triển, người thầy cũng luôn vận động để chuyển mình, đủ tự tin để hoạt động khoa học.
Nhưng cũng giữ được lý tưởng cao đẹp, không nghĩ đến cái lợi trước mắt, những bon chen tầm thường của cuộc sống hàng ngày mà giữ ý thức trách nhiệm đối với xã hội và người học.
Bởi không ai khác, người thầy là đối tượng trực tiếp tác động đến người học nên mới có câu “Lương sư hưng quốc” – thầy giỏi có thể làm cho quốc gia hưng thịnh.
Trong công việc của mình, người thầy cũng tham gia vào xây dựng nội dung, chương trình đào tạo và đánh giá người học cho nên chỉ có nắm vững thực tế người học, nắm vững nhu cầu xã hội và kỹ năng nghề nghiệp mới có thể làm tốt vai trò này.
Thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng nền đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
Quy định này đã qua trên 10 năm, nên cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với hội nhập, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
(Còn nữa)
(*): Tít chính và tít phụ do tòa soạn đặt.
Phó Giáo sư Đào Duy Huân (lược ghi)
Theo giaoduc.net
Mở lối "Khai phóng"
GS.TS. Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng: "Giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là xu hướng tất yếu trong đào tạo đại học và là nền tảng giáo dục phổ thông trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam đang thay đổi tư duy giáo dục theo hướng tôn trọng và phát huy năng lực, trí tuệ, sự độc lập của người học".
Câu chuyện của thầy Võ Tòng Xuân đã cho chúng tôi kết nối với những nỗ lực của người học, người thầy và các nhà quản lý giáo dục ở Cần Thơ trong thể hiện tư duy này...
Giờ dạy của thầy Trang Minh Thiên luôn sôi nổi.
Câu chuyện của Bùi Thị Thủy Tiên, Thủ khoa ngành Thiết kế Nội thất năm 2019 Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh - Cơ sở Cần Thơ, khiến mọi người khâm phục vì sự độc lập, quyết đoán và tự chịu trách nhiệm. Cô gái quê Bến Tre là điển hình "con ngoan trò giỏi", "con nhà người ta" suốt những năm học phổ thông với thành tích học tập tốt, giải thưởng cao các kỳ thi học sinh giỏi. Tất nhiên, Thủy Tiên trúng tuyển nhiều trường đại học ngay năm tốt nghiệp THPT (2018) và chọn ngành như nhiều học sinh giỏi khác: Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Thế nhưng sau một học kỳ, Thủy Tiên tạm dừng học tập, trở về quê ôn luyện để dự thi vào ngành học yêu thích: Thiết kế nội thất. Trước bao sự nghi ngờ, khuyên nhủ thận trọng của gia đình, bạn bè, Thủy Tiên tự ôn luyện lại 2 môn văn hóa, học vẽ trong 3 tháng. Và giấy báo trúng tuyển trường đại học hàng đầu, với mức điểm thủ khoa, chứng tỏ Thủy Tiên có năng lực trong lĩnh vực yêu thích. Tiên đang nỗ lực học tốt chuyên ngành, tiếng Anh, tìm việc làm thêm phù hợp... Thủy Tiên bộc bạch: "Khi quyết định dừng học đại học và thi lại ở một ngành hoàn toàn mới, tôi cũng sợ. Nhưng tôi đam mê và tin bản thân có năng lực, nên tự nhủ phải cố gắng để không lãng phí thời gian thêm nữa".
***
Thực tế, nhiều giáo viên trăn trở tìm phương pháp giảng dạy để giúp học trò biết bản thân muốn gì, có năng lực và thế mạnh nào, để sớm định hướng tương lai, tránh phải lãng phí thời gian như câu chuyện của Thủy Tiên. Điều đó bắt đầu từ việc dạy các em biết đặt câu hỏi.
"Tại sao thao tác trục nam châm thì đèn led lại sáng?" hay "Cuộn dây sao lại đặt cố định?". Nhiều câu hỏi của học sinh lớp 12A1 làm sôi nổi giờ học môn Vật lý bài "Máy phát điện xoay chiều", do thầy Trang Minh Thiên, giáo viên môn Vật lý - Công nghệ, Trường THPT Nguyễn Việt Dũng (quận Cái Răng), phụ trách. Học trò hỏi, thảo luận. Thầy thị phạm, đúc kết, dẫn dắt bài học.
Bích Ngân (trái) và Khánh Lam luôn say mê học Tin học với cô Trúc Linh.
Thầy Minh Thiên ví von đây là "lớp học đảo ngược": giáo viên đưa vấn đề cho học sinh nghiên cứu, đến lớp trải nghiệm với bộ dụng cụ thí nghiệm - thực hành hỗ trợ giảng dạy môn Vật lý - Công nghệ do thầy sáng tạo (đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật thành phố lần thứ 10). Thầy Thiên nói: "Tôi ứng dụng STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán) vào bài giảng, giúp học sinh trải nghiệm, tư duy và sáng tạo, học và hiểu". Việc giảng dạy, quản lý lớp càng hiệu quả hơn với phần mềm lớp học ảo "ClassDojo" kết nối giáo viên với học sinh và phụ huynh; đánh giá việc học khách quan, chính xác. "Các em có thể quay lại quá trình làm bài tập, rồi tải lên mạng để tôi nhận xét, góp ý, đánh giá", thầy Thiên chia sẻ.
Chín năm tuổi nghề, thầy Thiên có 4 lần dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật thành phố và đều đạt giải. Thầy là 1 trong 112 người của nước ta được Microsoft chọn Chuyên gia "Giáo dục sáng tạo". Từ năm học 2012-2013 đến nay, nhóm học sinh do thầy hướng đạt giải thưởng cao trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học thành phố. Thầy tâm tình: "Muốn phát huy năng lực, sáng tạo của học sinh, người thầy phải thay đổi tư duy, tự nâng cao chuyên môn, rèn đạo đức".
***
Những nỗ lực của người thầy được kết nối với ý tưởng xây dựng chương trình hướng đến người học của các cơ sở, nhà quản lý giáo dục. Đó là sự triển khai chương trình chất lượng cao tại Trường THPT Thực hành Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ. Buổi sáng học sinh học các môn văn hóa. Buổi chiều là chương trình nâng cao, chuyên đề tiếng Anh, môn năng khiếu. Tiếng Anh được trường ưu tiên và lồng ghép trong từng môn học.
Ở môn Lịch sử, từ 3 năm nay, học sinh lồng ghép làm bài tập nhóm, thuyết trình bằng tiếng Anh. Thầy Nguyễn Văn Kham, giáo viên dạy Lịch sử của trường, chia sẻ: "Tôi định hướng học sinh chọn vấn đề thảo luận, từ dễ đến khó, từ đó có kỹ năng tự học, giải quyết vấn đề, rèn ngoại ngữ". Năm học 2018-2019, trường đã "gửi" 9 học sinh cùng đoàn của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ tham gia giao lưu sinh viên tại Đài Loan; cả 9 em đều trúng tuyển đại học trong và ngoài nước.
Ở cấp vĩ mô hơn, từ năm 2017, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP Cần Thơ thí điểm mô hình Trường Điển hình đổi mới tại 4 trường ở 4 bậc học; sau đó, mở rộng thành 13 trường. Năm 2019, mô hình được nhân rộng tại 18 đơn vị, hướng đến mục tiêu sau năm 2020, thành phố sẽ triển khai đại trà Trường Điển hình đổi mới. Đây được xem là nền tảng đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần thực hiện hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông mới và đã có "quả ngọt".
Không chỉ mê Tin học, Bích Ngân (phải) và Khánh Lam thích đánh đàn.
Tại Cuộc Giao lưu Robothon và Wecode quốc tế tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối tháng 11-2019, Cần Thơ có 2 học sinh giành 2 giải Vô địch, đều là học sinh Trường Tiểu học Bình Thủy - một trong những Trường Điển hình đổi mới. Đó là Nguyễn Ngọc Bích Ngân (lớp 3A2) đạt giải Vô địch lập trình Wecode và Nguyễn Phạm Khánh Lam (lớp 2A1) đoạt Vô địch Wecode, sau khi vượt qua 300 bài gửi dự thi của các thí sinh từ Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Thụ hưởng từ mô hình Trường Điển hình đổi mới, Trường được đầu tư thiết bị dạy học, học sinh tham gia nhiều tiết học trải nghiệm; sớm làm quen với STEM, tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ; các lớp dạy nấu ăn, mỹ thuật, âm nhạc, bơi lội... Cô Phạm Thị Trúc Linh, giáo viên dạy Tin học của trường, cho biết: "Năm lớp 1, Lam và Ngân có khiếu thẩm mỹ, sáng tạo. Từ đó, tôi đã định hướng dạy đúng năng lực sở trường của các em trong quá trình học". Chị Trương Thị Bích Nhung - mẹ của Bích Ngân - chia sẻ: "Vợ chồng tôi chỉ giúp con thích điều mình học, làm điều mình muốn; không áp lực thành tích".
***
Những ý tưởng, nỗ lực tiên phong trong giáo dục theo định hướng phát huy năng lực, sở trường, sở thích và sự sáng tạo của người học, là những tín hiệu vui đầu Xuân trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông và Sách giáo khoa mới, bắt đầu từ năm học 2020-2021.
Bài, ảnh: BÍCH NGỌC
Theo baocantho
Các bậc phụ huynh, quý vị có biết làm chủ nhiệm là như thế nào không? Ôi, nghề dạy học, làm công tác chủ nhiệm, có lúc vui, có lúc buồn vì học sinh, vì phụ huynh, biết làm sao bây giờ? Các nhà trường, thầy cô giáo đang chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh học sinh để sơ kết học kỳ 1, năm học 2019-2020. Ban giám hiệu thường ủy nhiệm cho các thầy cô giáo chủ...