Người thắp lửa đam mê Tin học cho học sinh trường làng
Mặc dù môn Tin học là môn học tự chọn ở cấp tiểu học nhưng với sự miệt mài, say sưa và tâm huyết giảng dạy của thầy Đoàn Thanh Hải, nhiều học sinh đã thích thú và đam mê với môn học này.
Say mê, tâm huyết với nghề
Sinh ra tại một làng quê nghèo ở thôn Tân Sơn, xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, cậu học sinh Đoàn Thanh Hải đã nỗ lực vượt khó vươn lên học tập để hiện thực hóa ước mơ trở thành thầy giáo.
Năm 2008, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vinh, thầy giáo trẻ Đoàn Thanh Hải được phân về công tác tại Trường Tiểu học Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Yêu nghề, yêu môn học, với chất trẻ và bầu nhiệt huyết dâng tràn, thầy đã say mê nghiên cứu các tiện ích và phần mềm Tin học để phục vụ dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học và các môn học khác. Kết quả của những tháng ngày say sưa tìm tòi, nghiên cứu của thầy đã nở hoa, đã chắt cho đời những giọt mật thơm.
Thầy giáo Đoàn Thanh Hải tham dự vòng chung khảo Cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018″
Năm học 2016-2017, thầy Đoàn Thanh Hải đoạt giải Nhất trong cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Elearning cấp tỉnh do Sở GDĐT Hà Tĩnh tổ chức.
Đặc biệt, năm học 2018-2019, dự án phần mềm “Cùng em học an toàn giao thông” trên nền tảng Scratch của thầy đã vượt qua hơn 400 công trình, sáng kiến của cả nước lọt vào vòng chung khảo cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018″ và là một trong 14 sản phẩm được vinh danh tại cuộc thi.
Cũng trong năm học này, thầy vinh dự được Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam chứng nhận là 1 trong 7 giáo viên của cả nước có đóng góp tích cực trong “Chiến dịch giờ lập trình”.
Thắp lửa đam mê cho học sinh
Mặc dù môn Tin học là môn học tự chọn ở cấp tiểu học nhưng với sự miệt mài, say sưa và tâm huyết giảng dạy của thầy Hải, nhiều học sinh đã thích thú và đam mê với môn học này.
Là giáo viên dạy Tin học ở trường làng nhưng năm học nào thầy cũng có học sinh đạt giải cao trong hội thi Tin học trẻ cấp huyện và cấp tỉnh.
Video đang HOT
Từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019, đã có 17 lượt học sinh do thầy bồi dưỡng đạt giải cao tại hội thi Tin học trẻ cấp huyện và cấp tỉnh.
Đặc biệt, năm học 2018-2019, thầy có 2 học sinh đạt giải Nhất và Nhì trong hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh; trong đó, có 1 em đại diện cho tỉnh Hà Tĩnh tham dự kì thi Tin học trẻ cấp quốc gia. Năm 2019-2020, thầy có 2 học sinh đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia trong kì thi lập trình toán học toàn cầu GMCC 2020 do Liên minh Đổi mới Tư duy Thế giới tổ chức.
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay đánh bay Covid”, bằng tình yêu nghề, trong những ngày học sinh tạm nghỉ không đến trường do dịch Covid-19, thầy đã hướng dẫn các em học sinh trong câu lạc bộ Tin học của trường sử dụng ngôn ngữ lập trình Mblock 5 (ngôn ngữ lập trình dành cho học sinh tiểu học) và ứng dụng STEM trong môn Tin học chế tạo thành công máy sát khuẩn tay tự động.
Thầy giáo Đoàn Thanh Hải cùng học trò tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2019
Khi được hỏi về vai trò của thầy trong thành công của trò, thầy Hải cười hiền chia sẻ: “Tin học là môn học tưởng chừng như đơn giản, khô khan nhưng thực tế lại là một kho tàng tri thức sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp toàn cầu hóa, giúp học sinh thích ứng và hòa nhập xã hội hiện đại.
Là một giáo viên dạy môn Tin học ở cấp tiểu học, tôi chỉ mong được đặt những viên gạch đầu tiên, thắp lên ngọn lửa đam mê và khám phá tin học cho các em”.
Rất khiêm tốn, không nhận thành công về phần mình, tất cả vì học sinh thân yêu đó là những đức tính hết sức đáng quý ở thầy giáo trẻ Đoàn Thanh Hải. Cảm ơn thầy đã mang lại niềm vui, niềm tự hào cho ngành Giáo dục Hà Tĩnh. Thành công hôm nay của thầy và các học trò đã truyền cảm hứng cho nhiều giáo viên và học sinh Hà Tĩnh trên con đường thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo. Chúc thầy luôn giữ ngọn lửa đam mê và dâng cho đời nhiều “giọt mật” thơm nữa!
Đề xuất đưa kỹ năng sử dụng mạng xã hội vào môn Tin học
Hiện nay môn Tin học trong nhà trường còn quá nặng về kỹ năng máy tính nhưng lại coi nhẹ những kỹ năng bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên không gian mạng.
Đó là ý kiến được đưa ra trong hội thảo góp ý xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng' giai đoạn 2020-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức vào sáng ngày 28/5.
Đại diện các ban ngành liên quan đã cùng nhau ngồi lại để thảo luận về cơ chế phối hợp liên ngành trong khuôn khổ hội thảo. Trả lời câu hỏi liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có xem xét việc đưa các kỹ năng an toàn mạng vào chương trình môn Tin học hay không, ông Nguyễn Xuân An Việt, đại diện Bộ này cho biết, ngành giáo dục hiện có một lực lượng khá đông đảo với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên (HSSV) và 1,4 triệu giáo viên.
'Có thể nói là hầu hết các HSSV từ trung học trở lên đều biết đến mạng và sử dụng mạng một cách thường xuyên. Chính vì thế, đây luôn là vấn đề mà Bộ coi trọng và đưa ra nhiều giải pháp'.
Hội thảo góp ý xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng' giai đoạn 2020-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức vào sáng ngày 28/5.
Ông Việt thừa nhận, khi môn Tin học vẫn chỉ là môn học tự chọn với học sinh Tiểu học và THCS thì ở giai đoạn này, việc đảm bảo an toàn mạng cho HSSV có phần mờ nhạt.
Tuy nhiên, từ năm 2018, Tin học trở thành môn học bắt buộc với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, vì thế nội dung này đã được chú trọng hơn rất nhiều. Cụ thể, trong chương trình lớp 3-4 có phần nội dung về ý thức bảo vệ thông tin cá nhân, giao tiếp qua Internet, nhận biết kẻ xấu lợi dụng thông tin gây hại...
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng đánh giá cao những giải pháp được đưa ra trong dự thảo đề án và cam kết sẽ phối hợp với Bộ TT&TT trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao an toàn mạng cho trẻ em.
Tiếp ý của ông Việt, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, dự thảo đề án cũng đề xuất giải pháp hướng tới trang bị 'bộ kỹ năng số' cơ bản cho trẻ em. Cụ thể, sẽ đưa vào chương trình giáo dục các kiến thức, nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm phạm trên môi trường mạng.
Đại biểu góp ý tại hội thảo
Một đại biểu đặt vấn đề: Hiện còn thiếu rất nhiều số liệu của Việt Nam liên quan đến bạo lực trẻ em trên không gian mạng. Vậy làm thế nào để đánh giá được tính hiệu quả và tính bền vững của Đề án?
Nhận xét về vấn đề này, bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam khẳng định, 'các số liệu về xâm hại, bạo hành trẻ em nói chung là rất khó, bởi vì bản chất vấn đề phức tạp, có liên quan đến tội phạm, xã hội và gia đình'.
Một lý do khác được bà nêu ra: Vì xâm hại trẻ em phần lớn lại là do người quen của gia đình, cho nên số liệu luôn là một vấn đề khó.
Theo báo cáo của các cơ quan của Chính phủ, từ năm 2015 đến nay chỉ có hơn 8000 trường hợp trẻ em bị xâm hại. 'Tôi nghĩ rằng đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thực tế, con số lớn hơn rất nhiều'.
Bà Loan cho rằng, đây chỉ là những trường hợp xâm hại, bạo hành trẻ em nghiêm trọng, được các cơ quan điều tra, truy tố cung cấp thông tin. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia sẽ có sự kết hợp giữa số liệu hành chính và số liệu điều tra.
'Theo báo cáo của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ xâm hại trẻ em ở Việt Nam cũng không thấp hơn trên thế giới và cao hơn rất nhiều so với con số của các đơn vị hành chính'.
Vì thế, theo bà, bên cạnh việc củng cố hơn nữa việc xây dựng khái niệm thế nào là xâm hại trẻ em, bao gồm cả khái niệm xâm hại trẻ em trên Internet..., các cơ quan nên thực hiện những phương pháp điều tra khác để có con số chính xác hơn.
'Có những báo cáo đã cho ra con số 8% trẻ em và người lớn ở Việt Nam phản ánh khi họ còn là trẻ em, họ đã trải qua tấn công tình dục'.
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, một trong số các giải pháp là hướng tới trang bị 'bộ kỹ năng số' cơ bản cho trẻ em.
Góp ý với dự thảo Đề án, GS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển kỹ năng con người cho rằng ban soạn thảo cần lưu ý tới đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.
Ông nêu thực tế, nhiều phụ huynh vô tư đăng hình ảnh con em mình trên mạng xã hội mà không ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn với các hình ảnh đó.
Đồng tình với ý kiến của GS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho rằng, chúng ta không nên nghĩ rằng dưới 6 tuổi là không liên quan gì đến không gian mạng.
'Trên thực tế cho thấy có nhiều phụ huynh đăng tải hình ảnh trẻ sơ sinh, chụp bộ phận nhạy cảm của trẻ em đưa lên mạng không đúng cách và vi phạm luật'.
Chính vì thế, các đại biểu đồng tình với ý kiến cho rằng, phụ huynh là đối tượng quan trọng cần được truyền thông, nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn mạng cho con em mình.
Bàn về quy chế phối kết hợp liên ngành, bà Lê Hồng Loan đánh giá, Việt Nam hiện vẫn còn đang thiếu điều này. Bà cho biết, trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hiệu quả. Họ đặc biệt chú trọng tới quy chế phối kết hợp liên ngành, trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận trong cơ quan đó khi phát hiện ra trường hợp trẻ em bị lạm dụng.
Ông Hoàng Minh Tiến cho biết, đây cũng là một trong những giải pháp cốt lõi được đưa ra trong dự thảo. Cụ thể, sẽ xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử phạt... theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm.
Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng' giai đoạn 2020-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng. Dự kiến, Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 6/2020.
Trao 81 suất học bổng Zhishan Foundaiton cho học sinh nghèo Đức Thọ Đây là những phần học bổng do Zhishan Foundaiton trao cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi 3 xã: Tùng Châu, Quang Vĩnh, Bùi La Nhân (Đức Thọ - Hà Tĩnh). 81 em học sinh nhận học bổng do Zhishan trao tặng Ngày 20/5, Dự án Zhishan Foundation Taiwan đã tổ chức trao học bổng đợt 1/2020 cho...