Người Thái muốn ‘dìm’ hàng chó xoáy Phú Quốc
Người Thái nuôi chó xoáy có đủ trình độ để nhận ra sự nổi trội của chó Phú QuốcViệt Nam và hình như họ đang muốn “dìm hàng”, cố tình làm cho thế giới thấy rằng chó Phú Quốc chẳng qua là một “nhánh” của chó xoáy Thái.
“Xây dựng thương hiệu chó Phú Quốc” là cần thiết nhưng không nên quá bận tâm, bởi chó Phú Quốc từng là bí mật quân sự của cha ông ta, ngày nay nó phải được coi là “quốc bảo”, là “của riêng” của dân tộc. Bảo tồn cho được giống chó quý đó mới là điều quan trọng nhất.
Người Thái muốn “dìm hàng”
Trên thê giới hiên chỉ có 3 giông chó có xoáy lưng, là chó Phú Quôc của Viêt Nam, chó xoáy Thái Lan và chó xoáy Nam Phi (Rhodesian Ridgebacks). Ba giông chó này có “bà con họ hàng” gì với nhau hay không chưa ai biêt chắc. Nhiêu nhà khuyên học quan tâm đên chó xoáy đang cô gắng tìm ra môi liên hê giữa chúng. Tuy nhiên, đã có môt sô kêt luân chủ quan từ những người Thái và môt vài nhà nghiên cứu Mỹ.
Họ cho rằng chó Phú Quôc Viêt Nam có nguôn gôc từ chó xoáy Thái, người thì bảo có môt vị vua Viêt từng sang Thái, khi vê đã mang theo giông chó này và chó Phú Quôc từ đó mà sinh ra. Người thì nói có thê ba bôn trăm năm trước những người đánh cá Thái ngâu nhiên đên đảo Phú Quôc và đã đê lại giông chó xoáy tại đảo này.
Chó Phú Quốc đào đất chui qua vật cản.
Sự tranh chấp về nguồn gốc chó xoáy đặc biệt rộ lên sau khi Giáo sư Dư Thanh Khiêm, Viện trưởng viện Giáo dục Woluwe SaintPierre ở Brussels (Bỉ), công bố những tài liệu quý giá của thế giới về chó Phú Quốc từ hơn 100 năm trước và sự kiện 2 con chó Phú Quốc, Đốm và Vện được những người nuôi chó trên thế giới ngưỡng mộ tại cuộc thi chó đẹp quốc tế diễn ra ở Paris vào năm 2011. Những người yêu chó Phú Quốc Việt Nam, nhất là giáo sư Dư Thanh Khiêm đã kiên quyết phản bác những lập luận thiếu sức thuyết phục này.
Video đang HOT
Cần biết, người Thái tiếp thị và lobby giỏi hơn người Việt chúng ta rất nhiều. Chó xoáy của họ đã được Liên đoàn các Hiệp hội nuôi chó giống quốc tế (FCI) công nhận, còn chó Phú Quốc Việt Nam thì chưa.
Tại cuộc thi chó đẹp quốc tế nói trên, do chưa được FCI công nhận, nên hai em Đốm và Vện chỉ được đặc cách làm “khách mời”, giải thưởng chỉ là giải thưởng ở “vòng ngoài”, chứ chưa đủ tư cách tham dự cuộc thi chính thức ở “vòng trong”.
Người Thái nuôi chó xoáy có đủ trình độ để nhận ra sự nổi trội của chó Phú Quốc Việt Nam và hình như họ đang muốn “dìm hàng”, cố tình làm cho thế giới thấy rằng chó Phú Quốc chẳng qua là một “nhánh” của chó xoáy Thái. Họ có đủ tiềm lực tiếp thị để đạt được mục đích đó. Còn chúng ta thì sao?
Chúng ta có quá ít nỗ lực và có quá nhiều cản trở. Những người mê chó Phú Quốc như giáo sư Khiêm hầu như phải đơn thương độc mã để tìm cách đưa con chó Phú Quốc trở lại vị trí mà nó từng được quốc tế vinh danh hơn 100 năm trước.
Rất có thể các chú quân khuyển ra ngoài “tìm gái”
Với tư cách là người yêu chó Phú Quốc và có tìm hiểu về giống chó này, chúng tôi xin cung cấp thêm vài thông tin. Người Thái nói rằng từng có một vị vua nào đó của Việt Nam sang Thái và mang chó xoáy Thái về gầy giống thành chó Phú Quốc Việt Nam, có lẽ họ muốn ám chỉ vua Gia Long.
… và tập bơi trong một khóa huấn luyện.
Đúng là vua Gia Long lúc sa cơ có sang Xiêm (Thái Lan ngày nay) trú ngụ. Nhưng trước khi sang Xiêm ông đã nuôi 4 con chó Phú Quốc. Nói ông Gia Long mang chó xoáy Thái về, sao ông mang về nơi khác mà phải mang về Phú Quốc trong khi Phú Quốc không phải là trọng trấn của ông?
Trong thời gian trú ngụ tại Xiêm, ông có quân đội riêng của ông, ông đã từng đem quân giúp vua Xiêm đánh quân Miến Điện xâm chiếm nước Xiêm. Quân đội của ông hẳn phải có chó Phú Quốc làm quân khuyển, chưa nói đến việc ông có thể mang theo 4 con chó của ông sang Xiêm, vì 4 con chó đó “đã theo ông suốt những năm bôn tẩu”.
Điều gì đã xảy ra từ sự thật đó
Rất có thể, một số chú quân khuyển đêm hôm ra ngoài “tìm gái”, đã để lại những hậu duệ là những con chó xoáy Thái ngày nay. Hoặc, giả khi ông Gia Long và đội quân của ông về nước, một số chú quân khuyển đã ở lại và sinh con đẻ cái với chó bản địa. Chúng tôi chỉ suy luận như vậy chứ chưa đủ tài liệu thực tế để khẳng định điều đó. Nhưng sự suy luận này có sức thuyết phục gấp trăm ngàn lần lập luận cho rằng “có một vị vua Việt Nam sang Thái và mang chó xoáy Thái về nước”, cũng như lập luận “những ngư dân Thái đến Phú Quốc và để lại chó xoáy”.
Chó Phú Quốc tham gia một cuộc thi tại TP.HCM.
Tóm lại, chó Phú Quốc có đẻ ra chó xoáy Thái hay không thì chưa chắc lắm (mặc dù rất có thể), nhưng điều chắc chắn là chó xoáy Thái chưa bao giờ đẻ ra chó Phú Quốc. Hơn nữa, trước ông Gia Long, quân đội Tây Sơn đã từng dùng chó Phú Quốc làm quân khuyển rồi, mà nhà Tây Sơn thì không có vị vua nào đặt chân đến Thái Lan cả. Về lập luận “những ngư dân Thái đến Phú Quốc để lại chó xoáy” thì giáo sư Khiêm đã bác bỏ rồi, chúng tôi không cần nhắc lại nữa.
Câu chuyện đưa chó Phú Quốc trở lại vị trí mà nó từng được vinh danh trên đấu trường quốc tế là câu chuyện còn dài, nhằm mục đích “xây dựng thương hiệu”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chúng ta không nên quá bận tâm về “thương hiệu chó Phú Quốc”, bởi nó không giống như những thương hiệu hàng hóa khác. Nó từng là bí mật quân sự của cha ông ta, ngày nay phải được coi là “quốc bảo”, là “của riêng” của dân tộc, là thứ cần được bảo tồn một cách cẩn trọng.
Và cần lưu ý điều rằng chó Phú Quốc rất khó nuôi, nhiều người đem chó Phú Quốc từ đảo về hoặc đem từ nơi này đến nơi khác phần lớn đều bị bệnh hoặc chết. Hoàn toàn không phải giống chó này khó nuôi, ngược lại chó Phú Quốc rất dễ nuôi. Khó nuôi là do không biết cách. Nuôi chó Phú Quốc như nuôi chó tây là chết chắc…
Theo vietbao
Những "bánh xe nước" độc đáo
Những guồng nước như những bánh xe khổng lồ chậm rãi quay đều bên dòng suối đã trở thành nét đặc trưng của nhiều vùng miền. Được thiết kế rất khéo léo từ những vật liệu của núi rừng, những chiếc guồng nước thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của đồng bào miền núi trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
Có thể nói, "bánh xe nước" của người Mường xứ Thanh và Hoà Bình là độc đáo hơn cả. Nhưng lịch sử và kỹ thuật chế tác guồng nước thì phải nói đến bà con dân tộc Thái ở bản Pó (Thuận Châu - Sơn La). Bản Pó rộng thênh thang, sâu hun hút giữa những dãy núi cao sừng sững. Điều kiện nước sinh hoạt rất khó khăn, nên để có nước, họ phải chế ra những "bánh xe" giữa suối, người ta gọi đó là cọn.
Để một chiếc cọn được bền, người ta chọn một thanh gỗ chính để làm trục giữa của cọn, thanh gỗ này phải là loại gỗ vừa nhẹ, vừa bền và có khả năng chịu nước tốt. Sau khi tìm được trục chính, sẽ chuyển sang công đoạn làm nang cọn, được làm bằng những cây vầu có thân thẳng, nhỏ và phải là loại vầu già đủ tuổi. Tùy theo độ cao thấp, mực nước của nơi cần dẫn nước đến và nguồn nước mà người làm cọn sẽ quyết định kích thước của cọn thông qua độ dài ngắn của nang cọn.
Những cây nứa già trên rừng đem về sẽ được chẻ mỏng rồi ghép lại thành từng tấm phên mỏng hình chữ nhật để làm cánh quạt nước cho cọn khi nước chảy tác động vào những tấm phên này thì sẽ tạo ra lực đẩy làm quay cọn. Quan trọng nhất đối với mỗi chiếc cọn nước là việc đặt và bố trí những ống đựng nước trên thân cọn. Thông thường mỗi ống đựng nước thường được buộc kèm chéo theo mỗi cánh quạt nước và phải buộc tất cả các ống cùng nghiêng một độ nhất định thì mới khiến cọn không bị lỗi nhịp khi guồng nước.
Với lối sống gần gũi, việc biến những vật liệu lấy từ thiên nhiên thành một chiếc cọn nước hoàn chỉnh phục vụ việc sản xuất, lao động và chinh phục, cải tạo thiên nhiên cho ta thấy sự sáng tạo kỳ diệu của người vùng cao. Không chỉ là một công cụ thủy lợi, một bản sắc văn hóa độc đáo, những chiếc cọn nước còn như một chứng tích muôn đời của nền văn minh lúa nước khi con người tiến lên non cao.
Mỗi khi vận hành, những guồng nước vĩnh cửu cùng với tiếng róc rách trầm bổng, mang đậm âm hưởng miền núi suốt đêm ngày. Những chiếc cọn ngày đêm guồng nước âm thầm, chịu thương, chịu khó, cần cù và nhẫn nại đã trở thành cảm hứng vô tận và đi vào những tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh, thơ ca....
Bây giờ, lên vùng cao đã thấy vắng bóng những chiếc cọn nước thân thương ngày đêm guồng nước bên những con suối, bờ mương. Những người con nơi núi rừng, ruộng nương mỗi khi đi xa trở về đều nhớ mãi những chiếc cọn nước vùng cao bao đời nay vẫn đều đặn guồng nước lên cao như đôi vai gầy của những người mẹ, người chị sáng sáng thức dậy đi gùi nước về bản làng xa xôi thời buổi còn gian khó.
Theo ANTD
Gặp người từng "giáp mặt" ma cà rồng lưỡi dài tới ngực Lời đồn thổi về sự tác oai, tác quái của ma cà rồng ở cái xóm núi này khiến nhiều gia đình luôn nơm nớp lo sợ. Ma cà rồng rất thích... trẻ con Sáng sớm hôm sau, lần theo địa chỉ ông Vinh cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà chị Lưu Thị Phượng - mẹ của cháu Trịnh Báo Phúc (2...