Người sau đột quỵ nên ăn uống như thế nào
Sau đột quỵ, người bệnh hay bị khó nuốt nên thức ăn cần dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…, hạn chế mặn và đường.
Sau đột quỵ, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Thực đơn cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày, không ép ăn nhiều một lúc mà chia nhỏ các bữa ăn ra.
Thực đơn các bữa ăn trong tuần đảm bảo như sau:
- Bữa sáng: Ăn bánh mì, uống sữa lúa mạch hoặc bánh quy chấm sữa. Có thể chế biến yến mạch dưới dạng lỏng cùng với sữa chua và sữa tươi. Nên thay đổi khẩu vị bằng món cháo, súp như cháo trai, cháo hàu. Đây là những thực phẩm có tính hàn giúp bình ổn huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. Sau khi ăn, nên bổ sung thêm các loại trái cây như táo, cam, bưởi, hoặc ép trái cây thành nước uống để cơ thể dễ hấp thụ.
- Bữa trưa và tối: Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ: thịt nạc mỗi ngày không quá 150 g, cá, rau xanh, trái cây. Thịt bò chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. Nên ăn các loại rau củ như cải bắp, cải bó xôi, củ cải, cải cúc, súp lơ, rau muống… Rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp. Thịt và rau nên luộc hoặc hấp là tốt nhất. Thịt nếu rang nên chú ý cho lượng dầu thực vật vừa phải, hạn chế tối đa dầu mỡ. Những loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ… có thể sốt hoặc hấp, đều đảm bảo dinh dưỡng.
- Các bữa phụ nên bổ sung trái cây, ăn các loại hạt hoặc chế biến ngũ cốc để uống.
Bệnh nhân đột quỵ nên uống sữa đậu nành hàng ngày vì chúng rất tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống một cốc sữa đậu nành.
Video đang HOT
Người bị đột quỵ nên tránh những thực phẩm sau:
- Không ăn hoặc chế biến thực phẩm quá nhiều muối vì muối sẽ làm tăng huyết áp, nguy cơ tái phát đột quỵ.
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.
- Hạn chế thực phẩm có đường như bánh ngọt, nước soda, nước ép trái cây, kẹo…
- Hạn chế các thức uống có cồn, rượu bia, không hút thuốc lá.
Sau đột quỵ, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe cho mình, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Thực đơn cho người bệnh sau đột quỵ cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày.
Tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan
Theo Vnexpress
Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Giàu dưỡng chất, một quả chuối chứa 110 calo, 5 gr chất béo, 27 gr carbohydrate, 3 gr chất xơ, 14 gr đường, 25% vitamin B6, 1 gr protein, 16% mangan, 14% vitamin C, 12% chất xơ, 10% biotin, 10% chất đồng và 8% magiê.
Shutterstock
Cải thiện huyết áp. Nếu bạn bị huyết áp thấp, ăn 2 quả chuối mỗi ngày giúp đưa huyết áp trở lại mức bình thường. Điều này là nhờ chuối chứa khoảng 420 gr kali. Kali giúp vô hiệu hóa mọi tác động tiêu cực của muối ăn, giúp giảm huyết áp. Theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ăn chuối thường xuyên giảm 20% nguy cơ bị đột quỵ.
Kali cũng hữu ích đối với thận và xương. Lượng kali tăng lên ngăn chặn sự bài tiết canxi trong nước tiểu, giúp ngừa bệnh sỏi thận. Giảm bài tiết canxi có nghĩa là cơ thể trữ nhiều canxi hơn để bảo vệ xương. Điều này có nghĩa là ăn một hoặc hai quả chuối mỗi ngày giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương và xương giòn.
Kích thích tiêu hóa. Chuối có khả năng cải thiện tiêu hóa mà không gây kích ứng đường tiêu hóa. Loại quả này cũng hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn và chống loét dạ dày. Ngoài ra, nếu bạn đang bị khó tiêu hoặc ợ nóng, chuối là một loại trái cây nên dùng. Chuối cân bằng độ kiềm pH trong dạ dày và tăng cường lớp nhầy bảo vệ, giảm đau dạ dày. Hàm lượng chất xơ trong chuối giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa nhanh hơn - ngăn ngừa trào ngược. Chuối có thể ăn sau khi tiêu chảy vì giúp phục hồi mọi khoáng chất bị mất.
Ăn hai quả chuối nhỏ mỗi ngày giúp giảm cân. Hàm lượng chất xơ cao giữ dạ dày no lâu. Chuối cũng chứa tinh bột có tác dụng giảm thèm ăn và ngừa tăng cân.
Ăn chuối ít có nguy cơ bị thiếu máu nhờ tăng lượng chất sắt trong cơ thể. Thiếu máu có thể gây mệt mỏi do hàm lượng hemoglobin thấp. Ăn 2 quả chuối/ngày tăng lượng chất sắt bằng cách kích thích hình thành hồng cầu.
Chuối bù đắp sự thiếu hụt vitamin. Chuối rất giàu vitamin B6 và chứa 25% vitamin này. Vitamin B6 giúp sản xuất hemoglobin, insulin và a xít amin cần thiết để tạo ra các tế bào khỏe mạnh. Lượng vitamin C trong chuối có vai trò tiêu diệt mọi gốc tự do có hại.
Chuối cải thiện tâm trạng, giúp giảm căng thẳng nhờ chứa nhiều tryptophan, theo healthambition.com. Tryptophan là chất cơ thể cần để sản xuất serotonin - hóc môn tạo sự thư thái và hạnh phúc. Chuối cũng chứa 27 mg magiê giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tăng năng lượng. Bạn có hay cảm thấy lười biếng khi đi làm? Ăn thêm 2 quả chuối trong bữa ăn sáng giúp tăng năng lượng. Hàm lượng cao kali trong chuối cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Một số lưu ý về chuối
Nên ăn chuối chín vì chứa 90% sucrose và 7% tinh bột. Sucrose là một sự kết hợp của glucose và fructose nên được cơ thể hấp thu nhanh hơn. Điều này có tác động lớn hơn đến insulin và đường huyết.
Khi chuối chín và chuyển sang màu vàng, lượng chất chống ô xy hóa bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư và bệnh tim tăng lên. Chuối chín có những đốm nâu hoặc đen trên vỏ chuối sản sinh lượng lớn nhất của yếu tố hoại tử khối u (TNF). Điều này giúp chống lại các tế bào khối u bất thường trong cơ thể bằng cách kích thích sản xuất bạch cầu, theo một nghiên cứu ở Nhật Bản.
Chuối chín với những đốm đen hiệu quả hơn gấp 8 lần trong việc cải thiện chức năng của bạch cầu. Lần sau nếu tìm thấy quả chuối chín với vài đốm nâu hoặc đen trên vỏ, đừng vội vứt bỏ. Ăn những quả chuối này giúp tăng cường các chất dinh dưỡng bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh nghiêm trọng khác.
Theo thanhnien.vn
Đây là lý do mà bạn không thể thiếu muối trong cuộc sống hàng ngày Không chỉ là một loại gia vị, muối còn có một vai trò vô cùng quan trọng đối với những hoạt động sống của cơ thể chúng ta. Muối là một khoáng chất thiết yếu, không chỉ giúp đồ ăn ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Dù không có bằng chứng...