Người ’sành đồ cổ nhất Bắc Kinh’ chia sẻ 6 quy tắc khi sưu tầm cổ vật: Làm thế nào để không bị lừa?
Ở Trung Quốc, những người có tầm nhìn và dám đầu tư vào đồ cổ từ những năm 1980 đều có trong tay bộ sưu tập hàng triệu đô-la.
Từ những năm 1980, trào lưu chơi đồ cổ tại Trung Quốc phát triển rầm rộ và mang lại bội tiền cho những người chơi trong giới. Thời ấy, những người có tầm nhìn và dám đầu tư trong mảng này hiện nay đều có bộ sưu tập khổng lồ mang giá trị triệu đô-la song đây cũng là một ngành phức tạp, yêu cầu người ta phải hiểu rõ một vài quy luật.
Nhà sáng lập bảo tàng Quang Phục ( Bắc Kinh) Ma Weidu, còn được mệnh danh là “nhà sưu tầm hàng đầu Bắc Kinh”, sẽ chia sẻ 6 quy tắc cần phải biết khi mua đồ cổ. Những nguyên tắc này sẽ giúp việc mua bán thuận lợi, không làm mất lòng người bán hàng cũng như không để việc bản thân thiếu kinh nghiệm mà bị lừa.
Quy tắc 1: Đầu tiên động miệng, sau đó mới động tay!
Dù vào cửa hàng đồ cổ hay quầy hàng rong thì có một nguyên tắc ta buộc phải kiêng kỵ, đó là trực tiếp cầm đồ lên xem mà không nói lời nào.
Không nên tùy tiện động tay vào một món đồ cổ trước khi hỏi chủ tiệm. Ảnh: Sohu
Nếu chủ cửa hàng dễ tính sẽ không quát mắng nhưng sẽ nhắc nhở ta bỏ đồ xuống và cân nhắc kỹ trước khi chọn món đồ muốn xem nhưng nếu gặp phải chủ tiệm nóng tính thì lúc đó bạn sẽ trở thành đối tượng có “dã tâm” cố ý huỷ hoại giá trị món đồ, hậu quả sẽ phải đền tiền, thậm chí là rất nhiều tiền.
Video đang HOT
Cách tiếp cận đúng là hãy chào chủ tiệm trước, sau đó hỏi thông tin đồ vật mà ta muốn xem. Điều này không chỉ giúp ta trông rất có hiểu biết mà còn chiếm được thiện cảm của chủ tiệm. Có thể chủ tiệm sẽ có nhã hứng cho ta xem một số bảo vật mà người khác không dễ được thấy.
Quy tắc 2: “Tay chuyền qua tay” là siêu cấm kỵ
Trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình cổ đại, các nhân vật luôn mắc phải sai lầm là chuyền tay khi xem đồ cổ, đây là điều mà những người trong giới chơi đồ cổ không ai làm. Bởi đồ cổ là thứ rất dễ bị hỏng, cách tốt nhất là hạn chế nhất có thể việc đụng tay vào, nếu nhiều người muốn cùng kiểm tra thì hãy đặt xuống để người kia lại cầm lên xem.
Tất nhiên, nếu bạn gặp phải tình huống mà người bán hàng chủ động cầm đồ cổ lên và đưa trực tiếp cho bạn, rất có thể đó là cái bẫy để bạn phải đền tiền.
Đồ cổ là thứ rất dễ bị hỏng, chỉ một đường vân mờ cũng có thể mang giá trị rất lớn nên phải phải rất cẩn trọng khi dùng tay kiểm tra vật. Ảnh: Sohu
Quy tắc 3: Hỏi giá thì thoải mái, nhưng lúc mặc cả phải cẩn thận
Trong mua bán, giá cả luôn là yếu tố quan trọng nhất. Không ít người mới chơi đồ cổ mắc phải sai lầm này. Có một từ trong giới chơi đồ cổ gọi là “giá dạo”, hay còn gọi là “nói thách “, nhằm chỉ hành động hét mức giá cao gấp nhiều lần giá trị thực, nếu không cẩn thận định lượng đúng tầm giá, ta sẽ phải mua món đồ với giá trên trời.
Quy tắc 4: Sưu tập cũng phải biết tiết chế
Có một kiểu người khi đến các gian hàng đồ cổ, họ to tiếng, cố tỏ ra hiểu biết và sau đó mua la liệt những món đồ không có giá trị cao. Người sưu tầm chân chính phải là những người kiệm lời và thực dụng, đúng như người ta nói “phát tiếng trong tâm mới là phát đại tài”.
Quy tắc 5: Hãy thận trọng khi sưu tầm đồ cổ trực tuyến!
Thời đại Internet đã mang đến cho chúng ta sự tiện lợi và cơ hội phát triển mới cho việc sưu tầm, tuy nhiên Internet cũng mang đến những hiểm nguy mà ta phải đề cao cảnh giác. Thành ngữ: “Trăm nghe không bằng một thấy” rất phù hợp nói trong trường hợp này.
Quy tắc 6: Đừng ham rẻ!
Nếu săn đồ cổ với tâm lý “nhặt được của rơi” mà ham giá rẻ, chẳng bao lâu nữa bạn sẽ bị lừa. Những món đồ cổ giá trị đương nhiên sẽ đi kèm với số tiền không nhỏ. Vì vậy, dù chơi đồ cổ như một thú vui hay phương thức để kiếm tiền, trước tiên bạn phải trang bị cho mình khối kiến thức đầy đủ và tài chính vững chắc nếu muốn thử thú vui thượng lưu này.
Bài viết tham khảo từ Sohu
Mỹ dỡ hạn chế với Đài Loan
Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố sẽ bỏ các hạn chế về giao thiệp giữa quan chức Mỹ với đảo Đài Loan, động thái có thể khiến Bắc Kinh nổi giận.
Trong nhiều năm, Washington đã "đặt ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh" giao thiệp của quan chức Mỹ với đảo Đài Loan "nhằm xoa dịu Bắc Kinh", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố hôm 9/1. "Nhưng giờ các hạn chế không còn nữa".
Pompeo, người thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, viết rằng các nhà ngoại giao Mỹ hiện nên coi tất cả quy tắc tiếp xúc trước đây của Bộ Ngoại giao liên quan đến quan hệ với Đài Loan là "vô hiệu".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu về mối đe dọa Trung Quốc với an ninh quốc gia Mỹ tại bang Georgia tháng trước. Ảnh: AFP .
Theo tuyên bố mới của Pompeo, các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ Mỹ hiện được phép giao thiệp với các đối tác Đài Loan như đối tác từ bất kỳ quốc gia nào.
"Chính phủ Mỹ duy trì quan hệ với các đối tác không chính thức trên khắp thế giới và Đài Loan không phải ngoại lệ. Hai nền dân chủ chúng ta chia sẻ các giá trị chung về tự do cá nhân, pháp quyền và tôn trọng nhân phẩm. Tuyên bố hôm nay công nhận mối quan hệ giữa Mỹ với đảo Đài Loan không cần và không nên bị trói buộc bởi những hạn chế tự áp đặt của bộ máy quan liêu thường trực của chúng ta", Pompeo cho hay.
Bắc Kinh hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Quyết định được công bố chưa đầy hai tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức và có thể sẽ là trở ngại lớn mà chính quyền mới phải giải quyết. Động thái này cũng được cho là sẽ chọc giận Trung Quốc, nước luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất.
Trung Quốc cũng xem Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ và phản đối bất kỳ động thái nào của Washington mà Bắc Kinh cho rằng vi phạm chính sách "Một Trung Quốc". Bắc Kinh tỏ ra tức giận bởi mối quan hệ ngày càng nồng ấm mà Đài Loan xây dựng với Washington trong nhiệm kỳ của Trump.
Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chuyển sang thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc năm 1979. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho hòn đảo. Ngoài các chuyến thăm cấp cao, chính quyền Trump phê duyệt các hợp đồng bán vũ khí trị giá 18 tỷ USD cho Đài Loan, trong khi tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan 13 lần vào năm ngoái.
Pompeo hôm 6/1 thông báo Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft sẽ thăm Đài Loan trong tuần này để "củng cố sự ủng hộ mạnh mẽ và liên tục của chính phủ Mỹ" đối với Đài Loan. Trung Quốc sau đó cảnh báo Mỹ sẽ "trả giá đắt" nếu chuyến thăm diễn ra.
Trung Quốc ban quy định chống luật nước ngoài 'vô lý' Trung Quốc ban hành quy định mới chống lại các luật và biện pháp "vô lý" mà nước khác áp dụng với doanh nghiệp và công dân nước này. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các quy định mới có hiệu lực từ hôm nay, nhằm "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" của người dân và doanh nghiệp Trung Quốc,...