Người sáng lập trường cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh nói gì?
TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern (CalSouthern), Mỹ, xác nhận rằng trường này đã cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
“Chúng tôi xác nhận ông Nguyễn Xuân Anh đã học tại trường và lấy bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) vào tháng 6/2002, cũng như lấy bằng tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) vào tháng 12/2006″, ông Donald Hecht trả lời Zing.vn chiều 21/9.
Bằng tiến sĩ cấp trước năm 2010 ‘rất khó định lượng’
Người sáng lập Đại học California Southern (California Southern University) cho biết trường bắt đầu cung cấp các chương trình học tại các nước châu Á như Việt Nam và Thái Lan trong những năm 1990.
Tuy không có chứng nhận quốc gia cũng như chứng nhận vùng của Mỹ vào thời điểm đó, bằng của trường được phê duyệt bởi Văn phòng Giáo dục sau đại học bang California.
Đại học California Southern.
“Dù đào tạo hoàn toàn dưới hình thức giáo dục từ xa, đối với các chương trình quốc tế, chúng tôi cung cấp dịch vụ dạy kèm và hướng dẫn học viên. Chúng tôi gửi giáo sư người Mỹ đến để cố vấn cho học viên Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia”, vị TS này cho biết.
Ông cũng khẳng định trường đã mua một khuôn viên rộng hơn để triển khai kế hoạch chuyển đổi từ hình thức đào tạo 100% từ xa sang nửa từ xa, nửa truyền thống.
Về chương trình tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, ông Donald Hecht cho biết trong giai đoạn 2002-2008, chương trình DBA yêu cầu 72 tín chỉ đối với cử nhân và 36 tín chỉ với thạc sĩ. Như vậy, trung bình một thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ mất 3 năm để học lên tiến sĩ. Tuy nhiên, học viên có thể hoàn thành sớm hơn.
TS Donald Hecht, người sáng lập Đại học California Southern, Mỹ.
Video đang HOT
Người đàn ông này giải thích PhD học theo định hướng nghiên cứu trong khi BDA hướng về thực hành, tức là dựa trên kinh nghiệm thực tế của học viên trong kinh doanh và quản lý. Một doanh nhân giàu kinh nghiệm hoặc chuyên nghiệp có thể hoàn thành khóa học sớm.
Hiện tại, chương trình DBA của trường yêu cầu 60 tín chỉ đối với thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Bà Claudia Rossma, đại diện nhà trường, cho biết Đại học California Southern hiện có hơn 3.300 sinh viên. Về văn bằng được cấp trước năm 2010 (chưa có chứng chỉ kiểm định chất lượng), bà cho rằng chương trình của trường thay đổi theo thời gian và nội dung các khóa học cũng liên tục được cập nhật. Do đó, việc này rất khó để định lượng.
Chương trình DBA hiện tại cần 60 tín chỉ để hoàn thành, thời gian từ 3,5-4 năm. Tuy nhiên, một số học viên có thể hoàn thành sớm hơn. Điều này dựa trên yếu tố cá nhân, tùy thuộc nhu cầu cũng như thời gian của mỗi người học.
Sự khác biệt của hai trường có tên gần giống nhau
Theo ông Mark Ashwill, Giám đốc Công ty Tư vấn Du học Capstone, Mỹ, Đại học Southern California có trụ sở tại Irvine, CA, là trường đào tạo trực tuyến cung cấp các chương trình học về tâm lý, kinh doanh, luật, tư pháp hình sự, và điều dưỡng với các chương trình liên kết (hai năm), cử nhân (bốn năm), thạc sĩ và tiến sĩ.
Trường này được thành lập năm 1978 là Đại học Nghiên cứu Chuyên nghiệp Southern California (SCUPS). Năm 2007, trường đổi tên thành Đại học California Southern.
Trường vẫn không được cấp chứng chỉ chất lượng cho đến năm 2010, khi nhận được sự công nhận của DETC (Ủy ban Chứng nhận Đào tạo từ xa). Sau đó, Đại học California Southern đã được công nhận chứng chỉ quốc gia (năm 2010) và chứng chỉ vùng (năm 2015). Ở Mỹ, chứng chỉ vùng là cao nhất.
Ông Mark Ashwill khẳng định dù có tên gần giống nhau, trường đào tạo trực tuyến này không phải Đại học Nam California (The University of Southern California – USC) danh tiếng ở Los Angeles, CA. Đây là trường đại học tư thục, phi lợi nhuận được xếp hạng thứ 21 trong số các trường đại học Mỹ.
Trong bảng xếp hạng đại học thế giới, trường này xếp thứ 66, trước đó được công nhận từ năm 1949.
“USC là một trong những tổ chức giáo dục đại học có chọn lọc nhất ở Mỹ và trên thế giới. USC đã có chứng nhận vùng gần 70 năm, trong khi CSU vừa nhận được chứng nhận cách đây hai năm”, ông Mark Ashwill so sánh giữa hai trường.
Theo Zing
Ông bố ở Sài Gòn gửi đơn đến Chính phủ kiến nghị dẹp hội phụ huynh
Cho rằng lạm thu diễn ra trong trường học núp bóng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh, ông Võ Quốc Bình đã gửi đơn tới Văn phòng Chính phủ kiến nghị dẹp bỏ hội phụ huynh.
Ngày 21/9, chia sẻ với Zing.vn, ông Võ Quốc Bình có con đang theo học tại trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, TP.HCM, cho biết cách đây 5 ngày, phụ huynh này đã viết thư kiến nghị giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ngay sau đó, ông Bình đã nhận được email phản hồi từ Văn phòng Chính phủ về việc đã nhận được ý kiến, sẽ chuyển cho cơ quan giải quyết.
'BOT' học đường
Ông Võ Quốc Bình cho biết ông có hai người con đang học lớp 3 và lớp 8 tại TP.HCM. Trước đó, ông có nhận được thư ngỏ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 3/2 hỏi về xin ý kiến phụ huynh đóng góp khoản thu tự nguyện là tiền lót sàn gỗ cho lớp học.
Ông Bình đã thẳng thắn phản hồi: "Không đồng ý. Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh hay hội họa sĩ. Tiền cơ sở vật chất hàng năm đâu?".
Thư ngỏ của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phúc đáp của ông Võ Quốc Bình. Ảnh: NVCC.
"Năm 2015, Hội cha mẹ học sinh yêu cầu tôi đóng hơn một triệu đồng mua máy lạnh. Năm 2016, tôi chuyển con sang lớp khác lại bị yêu cầu đóng tiền. Tôi mới đặt câu hỏi ngược lại tại sao máy lạnh dùng một năm đã hư"?", ông Bình kể.
Theo phụ huynh này, nhiều năm nay, cứ mỗi dịp đầu năm học mới, ông lại bức xúc và mệt mỏi với các khoản thu tự nguyện vô lý từ ban đại diện cha mẹ học sinh. Năm thì đóng tiền máy lạnh, năm đóng tiền lót sàn gỗ. Ông bảo số tiền này với gia đình mình không lớn nhưng nhiều gia đình khác có bố mẹ làm công nhân, cuộc sống còn eo hẹp thì lại là vấn đề lớn.
Ông bố này cho rằng ban đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều nơi đang bị biến tướng thành "Hội phụ thu học sinh" để thực hiện "BOT học đường".
"Thời gian qua, các công trình BOT giao thông bị dư luận phản ứng rất dữ dội. Sự nghiệp trồng người cũng có biến tướng theo kiểu BOT như vậy. Nó làm ảnh hưởng công cuộc phát triển và cải cách của nền giáo dục nước nhà. Đó là muôn kiểu tận thu của nhà trường đối với học sinh và phụ huynh", ông Bình nêu quan điểm.
Giáo dục 'ngấm mùi tiền' sẽ hỏng đạo đức con trẻ
Phụ huynh này khẳng định điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh (ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng GDĐT) đã quy định rõ nhiệm vụ.
Theo đó, Ban đại diện phối hợp giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật.
Ông Võ Quốc Bình: Ảnh: NVCC.
Như vậy, trên nguyên tắc "giấy trắng mực đen", ban đại diện cha mẹ học sinh phải vì học sinh và không hề có nhiệm vụ, chức năng "thu tiền hộ" nhà trường.
Tuy nhiên thực tế, ban đại diện cha mẹ học sinh hiện tại gần như chỉ có chức năng thu tiền, nếu vậy nên dẹp bỏ.
Ông Võ Quốc Bình cho biết ngay sau khi đề xuất của mình được chia sẻ, nhiều người nhắn tin, gọi điện bày tỏ sự ủng hộ. Chỉ có một số nhỏ ý kiến cho rằng ông muốn nổi tiếng và có suy nghĩ "trẻ trâu".
Nam phụ huynh cho biết ông viết thư kiến nghị lên Chính phủ như một người dân bình thường bày tỏ sự bức xúc.
"Nếu giáo dục ngấm mùi tiền sẽ ảnh hưởng đạo đức của học sinh. Trẻ em sẽ suy nghĩ có tiền là có tất cả. Trường học không phải là nơi của các thói hư tật xấu, không phải là nơi của các tệ nạn", anh Bình nói.
Theo Zing
Bài hát 'Em gái mưa' vào đề kiểm tra Vật lý trường chuyên Bài hát "Em gái mưa" đang được giới trẻ yêu thích xuất hiện trong đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 10 của trường THPT chuyên Hùng Vương (Bình Dương) ngày 20/9. Đề kiểm tra Vật lý trích dẫn phần câu hỏi liên quan bài hát Em gái mưa của nữ ca sĩ Hương Tràm khiến nhiều học sinh thích thú....