Người Sài Gòn đi siêu thị những ngày giãn cách: Dậy sớm, xếp hàng, chờ….
TP.HCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, việc đi siêu thị mua hàng đã thay đổi cách thức rất nhiều khiến nhiều người dân TP.HCM chưa quen khi phải xếp hàng, chờ đợi tới lượt vào mua. Thay đổi lớn nhất mà người dân cần làm quen đó là: chờ đợi.
Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng để được vào một cửa hàng mua thực phẩm. ẢNH: CAO AN BIÊN
Để tuân thủ đúng giãn cách, nên tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng bán nhu yếu phẩm người dân phải xếp hàng chờ.
Sáng sớm 12.7, (tầm 6 giờ 40) PV đến một siêu thị mini trên đường Thích Quảng Đức (P.3, Q.Phú Nhuận) để mua thực phẩm trong ngày thứ tư TP.HCM giãn cách xã hội chống dịch Covid-19. Lúc ấy, đã có rất nhiều người đứng chờ bên ngoài siêu thị từ rất sớm.
Sau khi gửi xe, bảo vệ tại đây hướng dẫn chúng tôi xếp hàng cách nhau 2 mét, rồi nói: “Anh chịu khó đợi bên ngoài nha, mỗi lần siêu thị chỉ nhận 10 người thôi. Đợi một tí rồi vào bên trong ngồi ghế để chờ”.
Hai lớp chờ đợi
Phía trước siêu thị, ngoài bảo vệ cửa hàng liên tục nhắc nhở người dân phải giữ khoảng cách, khai báo y tế cũng như hạn chế tiếp xúc, thì lực lượng chức năng P.3 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cũng có mặt để kiểm soát lượng người đến mua tại đây, tránh tập trung đông.
Trong lúc hàng người đang đứng được 10 người, có 2 phụ nữ từ xa đi bộ đến cũng vào để xếp hàng. Một cán bộ tiến lại yêu cầu họ rời đi và 30 phút sau quay lại vì hiện tại, số lượng người đã đông.
Người dân mua thực phẩm tại một cửa hàng ở Q.Phú Nhuận sáng 12.7. ẢNH: CAO AN BIÊN
Cửa hàng thông báo chỉ phục vụ tối đa 10 khách hàng. ẢNH: CAO AN BIÊN
Người phụ nữ trình bày: “Từ sáng tôi phải thức sớm đi bộ hơn 1 tiếng đồng hồ để tới đây, giờ bắt tôi về rồi 30 phút quay lại thì tôi ở đâu đây. Thực sự tôi cũng không muốn ra đường lúc này đâu, nhưng đặt hàng online ở siêu thị mà 3 ngày rồi không thấy đồ ăn đâu, hết đồ mới phải đi mua”. Trong khi đó, một số người khác đến và được lực lượng chức năng nhắc nhở nên ngậm ngùi rời đi.
Mua hàng bách hóa ngày giãn cách: Thịt cá dồi dào, chỉ nhận tối đa 10 người
Trao đổi một hồi, hơn 5 người xếp hàng bên ngoài được đi vào trong siêu thị, thấy người thưa hơn, lực lượng chức năng đồng ý cho 2 người phụ nữ tiếp tục đứng chờ mua. Một người nói với PV: “Mùa dịch, tôi chấp nhận giữ khoảng cách, chấp nhận tất cả các thủ tục chỉ mong sao được vào trong để mua hàng thôi”.
Sau khi vào được cửa siêu thị, chúng tôi ngồi đợi ở 2 hàng ghế, mỗi hàng gồm 5 chiếc được xếp giãn cách với khoảng cách theo quy định. Cứ 2 người bên trong siêu thị thanh toán xong và rời khỏi cửa hàng, thì có 2 người khác được vào mua hàng.
Bảo vệ cửa hàng nói với một người đến mua: “6 giờ 30 phút mới bắt đầu mở cửa, mà sáng 5 giờ mấy người ta đã tới xếp hàng rồi”. Một người đang ngồi ghế đợi, than: “Người ta mua gì trong đó mà lâu dữ, nãy giờ vẫn chưa thấy ai ra tính gom hết cái siêu thị hay sao”.
UBND P.3, Q.Phú Nhuận phân công lực lượng kiểm soát lượng người xếp hàng mua thực phẩm trước một siêu thị trên đường Thích Quảng Đức sáng 12.7 . ẢNH: CAO AN BIÊN
Một số người vì nóng lòng nên thay vì ngồi ghế đợi, khi tiến vào trong cửa hàng này liên lấy giỏ đi mua thực phẩm, tuy nhiên bị bảo vệ ngăn lại. “Tôi vô mua đúng 1 vỉ trứng rồi ra liền. Nhanh lắm”, người này nói. Tuy nhiên bảo vệ không đồng ý. May mắn hơn, một cụ ông vì ngồi đợi lâu nên trình bày với bảo vệ: “Chú ơi tôi hơn 90 tuổi rồi, xếp hàng đợi lâu quá ưu tiên cho tôi được không?”. Nghe xong, bảo vệ cửa hàng hỗ trợ để cụ ông này được vào mua đồ sớm.
PV ngồi chờ để tới lượt mình, tính từ lúc xếp hàng cho tới khi được vào mua đồ mất gần 30 phút.
Như vậy đi mua hàng những ngày này, nhiều người sẽ phải chờ ở hai lớp kiểm soát. Khi số người ngồi chờ bên ngoài đã đủ số lượng giãn cách thì không nhận thêm khách xếp hàng. Còn khi đã được vào xếp hàng thì người mua phải ngồi chờ những người bên trong mua xong, thanh toán xong rời đi mới có thể xách giỏ vào mua.
Đi sớm, hàng gì cũng còn
Một người phụ nữ (xin giấu tên) khi đến lượt liền nhanh chân tiến thẳng đến các quầy bán thực phẩm tươi sống ở cửa hàng này. Buổi sáng, các quầy hàng còn nhiều thực phẩm. Bà nói mình đợi hơn 20 phút mới được vào mua nhưng vì đây là tình hình chung nên đành chịu.
Vừa lựa rau củ quả, bà vừa nói trước ngày giãn cách xã hội toàn TP.HCM, bà đã mua đủ thực phẩm để cả gia đình dùng trong vài ngày. Tuy nhiên tới hôm nay đã hết rau củ nên bà ghé vào mua, nhưng quá bất ngờ vì phải qua 2 lần xếp hàng thì mới vào được bên trong.
“Sợ hết hàng nên phải đi sớm. Từ nhỏ tới lớn mới thấy cái cảnh này. Tôi không biết mấy chỗ khác sao, tại nhà tôi gần đây thì ghé đây mua thôi chứ đi xa đâu được, chốt kiểm soát khắp nơi”, người phụ nữ bộc bạch.
Bên trong cửa hàng, buổi sáng sớm (hơn 7 giờ) các quầy thịt cá và rau của quả còn tương đối nhiều. Vì mỗi lượt cửa hàng này chỉ tiếp 10 lượt khách nên không hề có tình trạng chen chúc. Hơn chục người trong siêu thị lựa chọn từng món mình cần. Trong đó, quầy thịt và quầy rau được nhiều người đến chọn hơn cả. 4 nhân viên siêu thị cũng tranh thủ thanh toán cho từng khách hàng để lượt người chờ sau được sớm vào bên trong mua sắm.
Người dân ngồi ghế chờ được vào mua hàng. ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhiều người nói lần đầu thấy cảnh phải chờ rất lâu mới được vào mua thực phẩm. ẢNH: CAO AN BIÊN
Tuy nhiên theo bà, việc xếp hàng giãn cách để chờ vào trong là cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh vào thời điểm này. “Có mấy người vô mua quá trời, mua gì mà mua dữ khiến người sau đợi lâu. Tới lượt mình thì mình ráng mua nhanh cho người khác tới lượt. Tôi vô mua sau nên có nhiều loại rau hết trơn, nhân viên nói nay mai mới nhập hàng lại”, người này tiếp lời.
Bà T.T.L (65 tuổi, Q.Phú Nhuận) dắt xe đạp ra khỏi cửa hàng, trên xe mắc đầy 3 túi thực phẩm đựng rau củ quả và thịt. Bà hớn hở nói mình phải đến từ sớm, xếp hàng lâu mới mua được từng đó đồ. “Mua một lần, xài cả tuần để đỡ phải ra ngoài chứ bây giờ mỗi lần đi siêu thị là ám ảnh”, bà thở dài rồi nhanh chóng dắt xe đi.
Dạo một vòng cửa hàng, PV cũng nhanh tay mua một ít rau củ quả về dùng trong những ngày sắp tới rồi thanh toán, tránh để người sau phải đợi lâu…
Sáng 12/7: TP.HCM thêm 544 ca Covid-19, tổng cộng 13.875 bệnh nhân
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Trung (Chủ tịch UBND P.3, Q.Phú Nhuận) cho biết những ngày giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phường đã cử lực lượng chức năng kiểm soát lượng người đến mua thực phẩm tại các cửa hàng trên địa bàn.
“Chúng tôi cương quyết không để không để tình trạng tập trung đông người xảy ra và kiểm soát việc tập trung, xếp hàng tại các điểm buôn bán thực phẩm. Việc người dân đến mua thực phẩm là thiết yếu và chính đáng, tuy nhiên việc xếp hàng dài, đông người là không đúng tinh thần Chỉ thị 16, chúng tôi đã yêu cầu các cửa hàng thực hiện nghiêm việc kiểm soát lượng người vào mua”, ông Trung thông tin. Ông cũng nói thêm phường khuyến khích người dân mua hàng online hoặc gọi điện dặn trước các cửa hàng những món đồ cần mua, khi đến chỉ lấy rồi về thay vì phải xếp hàng chờ đợi.
Khi liên lạc với tổng đài của chuỗi mua sắm này chúng tôi được thông báo: “Hiện tại bên siêu thị không đủ nhân lực để soạn hàng trước cho khách do mỗi siêu thị chỉ có 2 -3 nhân viên trong khi nhu càu tăng cao. Quý khách vui lòng đến tận nơi để chọn hàng”. Do vậy, phương thức đi chợ trước và chỉ cần đến lấy hàng đã không thể áp dụng.
Cần Thơ: Siêu thị, chợ đều hết sạch rau, thịt trước giờ giãn cách xã hội
Trước thông tin cách ly xã hội 2 quận Ninh Kiều và Cái Răng từ 0h ngày mai (12/7), nhiều người dân đua nhau mua thực phẩm, dẫn đến tình trạng rau, thịt, mì khan hiếm cục bộ, giá tăng chóng mặt.
Các siêu thị và chợ ở Cần Thơ ngày hôm nay hết sạch rau thịt heo
Sáng sớm 11/7, nhiều gia đình ở trung tâm TP Cần Thơ đã dậy sớm đi đến các chợ và siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua thực phẩm.
Hầu hết mọi người đều mua lượng hàng nhiều bất thường, chủ yếu là các mặt hàng rau củ, thịt cá, mì ăn liền. Hậu quả của hành động mua gom thực phẩm có dấu hiệu để tích trữ trong cộng đồng đã dẫn đến thiếu hụt hàng cục bộ.
Ở các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ đều nằm trong tình trạng hết sạch hàng thực phẩm.
Người dân Cần Thơ đổ xô đi mua đồ trước giờ cách ly xã hội 2 quận trung tâm.
Anh Thanh Nghi- quản lý một cửa hàng tiện lợi ở trung tâm TP Cần Thơ cho biết từ sáng 11/7 thì lượng khách đông hơn bình thường và mọi người cũng mua nhiều hơn bình thường, dẫn đến chuỗi cửa hàng của anh không kịp điều phối hàng đến, nhiều tủ ướp lạnh thực phẩm phải tắt điện.
"Lượng tiêu thụ thực phẩm sáng nay gấp 5 lần bình thường, thực phẩm đều hết sạch chỉ trong một lát. Tuy nhiên giá chúng tôi vẫn bình ổn, hàng sẽ sớm được điều phối đến cửa hàng", anh Thanh Nghi nói.
Khay chứa rau cũng hết sạch rau xanh, chỉ còn lại một vài mặt hàng như bầu bí, khoai, dứa (Ảnh: Nguyễn Cường).
Chị Trần Thị Ngọc Vui- nhân viên bán hàng một cửa hàng tiện lợi ở phường An Hòa (Ninh Kiều) cho biết, hằng ngày cửa hàng chị nhận khoảng 90kg thịt lợn để bán cả ngày. Tuy nhiên, hôm nay chỉ trong vài giờ buổi sáng đã hết sạch, rau củ cũng trong tình trạng tương tự.
Ở chợ An Thới (quận Bình Thủy), các sạp hàng bán thịt và bán rau cũng đã dọn hàng nghỉ từ rất sớm, chỉ còn những sạp bán quần áo, hàng tiêu dùng hoạt động. Khi được hỏi thăm, một tiểu thương đã đưa ra lời khuyên với PV Dân trí "đừng đi tìm rau với thịt, không tìm được đâu, ai cũng bán hết từ sáng sớm rồi".
Tủ ướp lạnh thịt trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi trống trơn (Ảnh: Nguyễn Cường).
Trong các siêu thị và chuỗi cửa hàng thì giá thực phẩm không tăng, tuy nhiên ở các chợ truyền thống thì thực phẩm đã tăng giá chóng mặt. Một số mặt hàng tăng giá gấp 2- 3 lần so với ngày thướng. Cá biệt, có mặt hàng tăng giá rất cao nhưng cũng chẳng có để mua.
Chị Huỳnh Thị Uyên ở quận Ninh Kiều chia sẻ trong buồn bực: "Từ 6h sáng tôi đi ra chợ đã không mua được thịt, hết sạch rồi. Cà chua ngày thường 10 nghìn đồng một ký, hôm nay 10 nghìn đồng chỉ được vài quả, trứng tăng giá gấp đôi, rau thì không mua được".
Ngày 11/7 hầu hết các siêu thị ở trung tâm TP Cần Thơ đều hết sạch rau và thực phẩm tươi sống.
Chị Nguyễn Thùy Dung ở quận Bình Thủy cũng cho biết: "Giá cả đắt hơn chợ tết, 25 nghìn đồng được 3 quả cà chua, 40 nghìn đồng một cái bắp cải bé xíu. Chưa khi nào tôi đi chợ mua rau ăn một ngày mà tốn gần 100 nghìn đồng như bây giờ".
Liên quan đến vấn đề này, ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ cho biết: Tình trạng khan hiếm và tăng giá hàng trên thị trường trong sáng 11/7 chỉ mang tính chất cục bộ, thực tế lượng hàng dự trữ của các đơn vị phân phối vẫn dồi dào, đủ để cung ứng cho nhu cầu của người dân.
Ở chợ truyền thống hàng thịt heo hết từ 7h sáng.
"Vì tâm lý của người dân lo lắng khi nghe đến giãn cách xã hội, ai cũng tập trung mua một vài mặt hàng duy nhất, trong cùng một thời điểm thì khó đáp ứng đủ, dẫn đến thiếu cục bộ. Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị bán lẻ, các siêu thị phân phối các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu mở cửa phục vụ cho đến khi hết khách đến mua mới thôi", ông Sơn cho biết.
Cũng theo ông Sơn, về việc một số tiểu thương ở chợ tăng giá hàng hóa, chúng tôi đã nắm được, sắp tới Sở sẽ chỉ đạo thanh tra, quản lý thị trường đi kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu các tiểu thương, ban quản lý các chợ cam kết không tăng giá các mặt hàng thực phẩm và hàng thiết yếu, trường hợp cố tình trục lợi từ dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm.
"Sắp tới Sở cũng sẽ cấp phép cho một số đơn vị bán lẻ hàng hóa thực phẩm và gạo mở điểm bán mới, nên người dân có thể yên tâm, hàng hóa không thiếu" - ông Sơn cho biết thêm.
Người dân TP HCM đi siêu thị theo ngày chẵn lẻ Ba ngày nay, trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân quận 3 được chính quyền phát phiếu đi siêu thị theo ngày chẵn lẻ. 7h ngày 11/7, tại siêu thị Co.op Mart trên đường Trường Sa, hàng chục người dân có phiếu mua sắm ngồi xếp hàng dài ở hành lang lối vào. Theo quản lý siêu...