Người rán “ăn đủ” nếu dùng hóa chất độc
Theo các nhà khoa học, công thức làm quẩy ở Việt Nam cũng giống ở Trung Quốc, tức là sử dụng men vi sinh và bột nở.
Nếu người sản xuất sử dụng các hóa chất độc hại để rán quẩy thì chính họ là người chịu hậu quả đầu tiên.
Công thức giống nhau
Báo chí Trung Quốc vừa đưa tin người dân ở Vũ Hán (Trung Quốc) đang từ bỏ món quẩy rán vì có tinh quẩy pha vào bột làm chiếc quẩy nở to, giòn đẹp, đậm đà… nhưng gây teo não. Tinh quẩy được đóng trong các túi nilon trắng trông như bột mì, thành phần gồm: Sodium bicarbonate (NaHCO3), Ammonium aluminium sulfate anhydrous (NH4Al(SO4)2.12H2O), Canxi cacbonat, Cacbonat natri và tinh bột giúp bánh quẩy nở, tiết kiệm dầu rán, ăn ngon hơn.
Không nên ăn những chiếc quẩy bẻ ra thấy rỗng bên trong hoặc có vị khét. Ảnh: Hà Thư
Ammonium aluminium sulfate anhydrous là hóa chất làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó có chất alum. Chất này nếu làm phụ gia thực phẩm thì sẽ tích lại vĩnh viễn trong cơ thể, lâu dài sẽ gây teo não, lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer người già… Ngoài ra, tinh quẩy còn chứa ion nhôm – nguyên nhân chính gây nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Theo GS Trần Hồng Côn (ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội), để sản xuất quẩy, bánh bao, bánh bích quy…, các cơ sở sản xuất trong nước cũng thường sử dụng men vi sinh NaHCO3, NH4HCO3 và bột nở (còn gọi là bột khai vì có mùi rất khai) trộn cùng bột mì.
Bột khai là loại phụ gia có tác dụng làm nở thực phẩm, ăn giòn, ngon hơn. Men vi sinh NaHCO3, NH4HCO3 là những bột nở bình thường, được phép làm bánh gato, bánh mì, quẩy… Nó có mùi khai nhưng dưới tác dụng của nhiệt (hấp, nướng…) sẽ bay hơi hết, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. “Nếu dùng bột khai, bột nở đúng tiêu chuẩn thì không việc gì”, GS.TS Trần Hồng Côn cho biết.
Cần chọn bột tinh khiết
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Sinh học cũng cho rằng, Sodium bicarbonate và Ammonium aluminium sulfate anhydrous là bột soda và phèn chua – là những phụ gia được phép sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
Video đang HOT
Baking soda là phụ gia hay dùng trong chế biến bánh kẹo, hoa quả và trong y tế, công nghiệp, nếu dùng để chế biến thực phẩm phải thực sự tinh khiết. Phèn chua được sử dụng làm trong nước. “Baking soda, phèn chua không có lợi cho sức khỏe nhưng dùng làm phụ gia trong chế biến quẩy, bánh kẹo hay làm trong nước thì không ảnh hưởng gì”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Nhưng để giảm giá thành, nếu người sản xuất dùng các loại bột có chứa Bircacbonat dùng trong ngành công nghiệp vì ưu điểm giá rẻ để cho vào làm bánh, quẩy thì sẽ rất nguy hại bởi hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ nhưng có lẫn nhiều tạp chất kim loại như: Sunfat nhôm, cacbonat canxi… do trong quá trình tổng hợp (NH4)2CO3 không được làm tinh khiết. Các tạp chất sau khi vào cơ thể sẽ tích tụ đe dọa sức khỏe và ảnh hưởng độc chất đầu tiên chính là người sản xuất.
“Người sản xuất quẩy nên biết, thành phần chính cấu tạo bột khai là (NH4)2CO3, thể rắn và tan trong nước. Khi gặp nhiệt (NH4)2CO3 sẽ bị phân giải thành thể khí (NH3), tạo ra mùi khai và có tính độc, bay lên khi có nhiệt thì người đầu tiên trực tiếp “chịu độc” chính là người rán quẩy”, PGS.TS Nguyễn Duy thịnh cảnh báo.
Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo người sản xuất quẩy nên mua đúng loại bột tinh khiết, bán công khai dành cho chế biến thực phẩm ăn uống, không nên mua loại bột khai trôi nổi rẻ tiền, dùng cho công nghiệp, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo VNE
Cẩn trọng trước những độc chất trong thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra phổ biến trên thế giới. Người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ bị tổn thương nhất. Tuy đáng sợ, nhưng bạn có thể hạn chế được điều này nếu biết cách tránh các loại thực phẩm ẩn chứa chất độc.
Nhà bếp cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây hại phát sinh - Ảnh: Shutterstock
Botulism. Mỗi khi mua các lon đồ hộp, bạn nên lựa những lon liền lạc, không bị mốp méo, không rỉ sét và nhất là nắp lon không phình lên vì đây có thể là dấu hiệu sản phẩm đã bị nhiễm một loại vi khuẩn độc hại, clostridium botulinum - tác nhân gây ra bệnh botulism.
Độc tố của loại vi khuẩn này gây liệt cơ và liệt hô hấp. Chất độc này còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm được bảo quản không đúng cách trong các nhà hàng.
Khi ăn vào, độc tố không bị hủy bởi dịch vị tiêu hóa mà sẽ xuyên qua màng ruột để đến các điểm tiếp nhận thần kinh và cơ. Nơi đây, độc tố sẽ ngăn cản sự tiết chất acetylcholine vì vậy luồng dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn và gây tê liệt.
BPA. Mới đây, một nhóm chuyên gia đã khảo sát gần 10 thương hiệu đóng hộp mì ống, các sản phẩm súp, và tìm thấy chúng đều chứa bisphenol-A, một độc tố mà gần đây đã được chứng minh có tác động đến ADN của con người và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ cũng như gây ra hội chứng Down.
Campylobacter. Được tìm thấy trong phân gia cầm, chim hoang dã và một số vật nuôi. Trẻ em dễ nhiễm campylobacter nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách hoặc dùng sản phẩm sữa không được tiệt trùng kỹ lưỡng.
Sữa chưa được tiệt trùng có nghĩa chưa được xử lý để diệt vi khuẩn, và campylobacter dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Giải pháp đơn giản là tránh sữa chưa được tiệt trùng và pho mát sữa tươi, đặc biệt nếu bạn đang trong giai đoạn suy giảm hệ miễn dịch hoặc mang thai.
Cần tránh tiêu thụ các loại sữa chưa được tiệt trùng - Ảnh: Shutterstock
Clostridium. Được tìm thấy trong phân người và động vật; trẻ nhỏ thường bị nhiễm clostridium nếu cha mẹ không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh rồi lao ngay vào việc chế biến thức ăn.
Pho mát cũng là sản phẩm thường bị nhiễm vi sinh vật clostridium, có thể gây sẩy thai. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn phô mai mềm.
E.coli. Là vi khuẩn được tìm thấy trong phân người và động vật; vi khuẩn này có thể lây lan thông qua việc xử lý thực phẩm cẩu thả. E.coli dễ xâm nhập cơ thể khi ăn thịt bò chưa nấu chín. Ngoài ra, rau xanh và trái cây cũng có thể bị nhiễm E.coli bởi nguồn nước bẩn, phân bón.
Theo Lifespan, để tránh ngộ độc cần rửa sạch rau, củ trước khi ăn, cũng như áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm chéo mỗi khi xử lý thức ăn trong bếp chẳng hạn không dùng dao cắt thịt để cắt trái cây.
Salmonella. Thường được tìm thấy trong thịt, trứng. Con người dễ dàng bị salmonella tấn công thông qua việc tiêu thụ trứng sống hoặc chưa nấu chín. Theo các chuyên gia, xử lý thực phẩm không phù hợp là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến salmonella có cơ hội tấn công. Các nhà khoa học cũng tin rằng ăn thịt gia cầm còn sống hoặc uống sữa chưa tiệt trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc.
Tụ cầu khuẩn. Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến gây các bệnh ngoài da như mụn rộp, chốc lở. Tụ cầu khuẩn có thể tiếp cận cơ thể thông qua con đường ăn uống mất vệ sinh. Đun nấu ở nhiệt độ 100 độ C, trong vòng 15 phút vẫn chưa thể phá hủy độc tố này. Vì thế, muốn khử độc tố tụ cầu khuẩn, một số thực phẩm cần được đun sôi thật lâu.
Solanine. Chất độc này được tìm thấy trong những củ khoai tây đã bắt đầu nảy mầm. Khi chế biến nên gọt bỏ phần củ đã biến thành màu xanh, tím hoặc chỗ nảy mầm. Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine trong khoai tây rất ít; nhưng khi nó đã mọc mầm thì lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người. Khi bị trúng độc khoai tây, người bệnh có biểu hiện khô cổ, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt.
Khoai tây khi đã mọc mầm thì phát sinh chất độc - Ảnh: Shutterstock
Ngộ độc cá. Ngộ độc cá thường rất nghiêm trọng, đặc biệt là những loại cá ở vùng cận nhiệt đới. Một số cá ngừ chứa histamin và khi tiêu thụ chúng rất dễ dẫn đến các dị ứng như: phát ban, đổ mồ hôi, đau bụng, đỏ bừng, nhức đầu, tiêu chảy.
Nếu sau khi ăn cá ngừ bạn có các triệu chứng tương tự, có thể cá đã bị ô nhiễm scombrotoxin. Việc giữ cá tươi là điều cần thiết bởi những trường hợp ngộ độc đều do ăn phải cá ươn, không được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp.
Ngộ độc động vật có vỏ. Động vật có vỏ thường chứa chất độc làm ảnh hưởng đến thần kinh. Tiêu thụ chúng có thể gây ra cảm giác: tê liệt, lạnh - nóng bất thường. Chẳng hạn hàu trước khi biến thành món ăn hấp dẫn trên đĩa, trước đó nó sống dưới đáy biển và có thể đã lây nhiễm nguồn nước bẩn. Nếu không được nấu chín, vi khuẩn được gọi là vibrio vulnificus - có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Toxoplasma gondii. Con người có nhiều khả năng bị toxoplasmosis xâm nhập nếu ăn thịt chưa nấu chín. Theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ, thịt không được xử lý an toàn gây ra ít nhất 1.000 căn bệnh kể từ năm 1990-2011. Gà là một trong số tác nhân kinh khủng nhất, nó liên quan đến 400 cơn dịch.
Các chuyên gia cho biết, thực phẩm tươi sống: sữa chưa tiệt trùng, trứng sống, thịt chưa nấu chín, và động vật có vỏ là các loại thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất.
Nấm. Một loạt các loài khác nhau của nấm hoang dại (một số trong đó gây chết người) chứa độc tố có thể gây ra vấn đề tiêu hóa như: nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.
Nấm được xem là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cần đề phòng một số loại nấm có chứa độc tố - Ảnh: Shutterstock
Theo TNO
Loại bỏ chất độc trong măng Tôi rất thích ăn măng nhưng mọi người bảo ăn măng độc. Xin hỏi chất độc trong măng là chất gì? Có cách nào để loại bỏ chất độc này trước khi chế biến không? Mỹ Linh (Hà Nội) Trả lời: Đúng là không nên ăn nhiều măng bởi loại thức ăn này có chứa chất glucozid sinh ra axit cyanhydric (glucozid khi...