Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4

Theo dõi VGT trên

Không lâu sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4 ấy trở về với quê hương, ruộng vườn. Mặc dù 40 năm đã qua đi, ký ức về trận hải chiến bi hùng để bảo vệ biển đảo của tổ quốc vẫn chưa bao giờ nguôi trong ông.

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4 - Hình 1

“Dù trở về trong tình thế thất trận nhưng lòng vẫn có chút an ủi rằng mình đã làm hết sức, can đảm chống lại Trung Quốc lúc ấy có phần mạnh hơn và rất hung hãn”, ông Dục tâm sự

Ông là Trần Dục, hiện ở xóm 11, làng Mậu Tài, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ký ức bi hùng

Ông Trần Dục năm nay đã 73 tuổ.i, nhập ngũ vào Hải quân Việt Nam Cộng Hòa khi mới 23 tuổ.i, lúc vừa học xong lớp 11 ở Trường Quốc học Huế. Trải qua nhiều đơn vị hải quân khác nhau, năm 1971, ngay sau khi tham gia huấn luyện tại Hawaii (Mỹ) trở về, ông Dục được biên chế làm nhiệm vụ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), một trong hai khu trục hạm tối tân nhất lúc bấy giờ của hải quân VNCH (cùng với HQ-1 Trần Hưng Đạo).

“Ngày 15.1.1974, khi chúng tôi đang làm nhiệm vụ tuần tiễu gần đảo Lý Sơn thì nhận được thông tin Trung Quốc đang đ.e dọ.a quần đảo Hoàng Sa của mình. Sau đó, chúng tôi được lệnh từ Sài Gòn lập tức trực chỉ Hoàng Sa để bảo vệ đảo”, ông Dục nhớ lại.

Khu trục hạm HQ-4 lúc ấy có quân số khoảng 170 thủy thủ do trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng, ông Dục là thượng sĩ nhất, giữ chức vụ quản nội trưởng. Khởi hành từ Đà Nẵng, sau khoảng 10 tiếng đồng hồ, khu trục hạm HQ-4 đã đến được vùng biển Hoàng Sa.

Trước trận hải chiến, phía Việt Nam có 4 chiếc gồm HQ-4, HQ-5 (tuần dương hạm Trần Bình Trọng), HQ-10 (hộ tống hạm Nhật Tảo) và HQ-16 (Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt). Lúc đó chỉ huy chiến dịch là đại tá hải quân Hà Văn Ngạc ở trên chiếc HQ-5. Phía Trung Quốc có 4 chiến hạm, ngoài ra còn có hai ngư thuyền có vũ khí được ngụy trang.

“Khi phát hiện tàu phía Trung Quốc chiếm giữ trái phép đảo của mình, chúng tôi đã phát quang hiệu, bật đèn để ra hiệu họ dời đi nhưng họ cũng ra hiệu lại và không chịu đi. Sau nhiều lần chúng tôi buộc dùng tàu lấn (đẩy) tàu họ đi ra xa đảo và họ cũng dùng tàu lấn lại nên xảy ra những cuộc va chạm thân tàu khá gây gắt. Dùng dằng như vậy trong hai ngày liên tiếp, tình hình rất căng. Lính chúng tôi phải túc trực trên các ổ sún.g. Chẳng hạn mỗi ổ sún.g là 10 người thì ăn uống chi cũng tại chỗ, không rời nhiệm vụ, tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu. Đạn đã lên nòng cả!”, ông Dục kể tiếp.

Cũng theo ông Dục, khoảng 17 giờ ngày 18.1.1974, các hạm trưởng tham gia một cuộc họp hành quân tại soái hạm HQ-5 dưới sự chủ trì của đại tá Hà Văn Ngạc. Sáng 19.1.1974, lực lượng biệt hải với 27 người đổ bộ lên đảo để thay cờ Trung Quốc bằng cờ của Việt Nam Cộng Hòa và bảo vệ đảo nhưng không thực hiện được. Tiếp đó, (cũng trong sáng 19.1.1974), khoảng 17 người nhái trên tàu HQ-4 mang theo vũ khí tăng cường đổ bộ lên đảo.

“Thế nhưng khi lực lượng người nhái chưa trồi lên khỏi mặt nước thì bị phía Trung Quốc xỉa sún.g liền. Rứa là chế.t một thiếu úy, bị thương một trung sĩ”, ông Dục nhớ lại.

Video đang HOT

Ngay sau khi phía Trung Quốc dùng vũ lực và gây ra t.ử thươn.g, lệnh rút quân trên đảo về HQ-4 được ban hành. Khi lực lượng biệt hải và người nhái lên hết trên khu trục hạm HQ-4 thì lệnh chiến đấu được ban hành và phía hải quân Việt Nam Cộng Hòa chính thức khai hỏa. Lập tức phía Trung Quốc phản kích và cuộc hải chiến chính thức diễn ra ác liệt trong cự ly giữa hai phía chỉ trong khoảng 100 mét.

Kể đến đoạn này, ông Dục không thể nhớ gì nhiều hơn là tiếng sún.g nổ, người tử trận, bị thương giữa hai bên. “Tôi lúc ấy phụ trách điều hành toán phòng tai, như cấp cứu người bị thương, chữa cháy, bơm nước ra ngoài và chắn lỗ thủng, điều phối người tiếp đạn… Tôi còn nhớ rất rõ là thiếu úy Vân phụ trách cây sún.g 20 ly ở sân sau của tàu bị thương rất nặng. Tôi khiêng chú ấy xuống phòng để cấp cứu và điều thiếu úy Xá đến thay vị trí của Vân, nhưng ngay sau đó anh Xá cũng mất do trúng đạn, tay vẫn bám chặt trên khẩu 20 ly!”, ông Dục kể, giọng đượm buồn.

Người quản nội trưởng trên khu trục hạm HQ-4 - Hình 2

Trở về quê sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông Dục thường theo dõi đến tình hình biển đảo trên báo chí, truyền hình

Trở về trong nỗi dằn vặt

Cũng theo ông Dục, cuộc hải chiến xảy ra trong khoảng 30 phút và các tàu được lệnh rút quân. Cả hai bên đều thương vong, tổn thất nặng nề. Bên nào cũng có người mất, bị thương, tàu cháy và chìm. Riêng phía hải quân Việt Nam Cộng Hòa thì HQ-16 bị trúng đạn và nghiêng khoảng 30 độ. Đặc biệt tổn thất nặng nề nhất là hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) bị trúng đạn và chìm. Thời điểm ấy trên HQ-10 có khoảng 115 thủy thủ, do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng và ông cũng hy sinh cùng với nhiều chiến sĩ khác sau trận hải chiến bảo vệ biển đảo của Tổ quốc (ông được truy vong trung tá).

Kể lại câu chuyện quyết chiến bảo vệ biển đảo cách nay 40 năm, thi thoảng ông Dục dừng lại thật lâu. Có khi ông đứng dậy đi pha ấm trà mới, dù chén trà trên bàn còn khá đậm. Anh Trần Hải Cường, người con út đã có gia đình của ông Dục năm nay ngoài 40 tuổ.i, nói rằng sau khi đất nước thống nhất, ba anh trở về với ruộng vườn, miệt mài chăm chỉ trên 8 sào ruộng để nuôi vợ và năm người con.

“Cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ba thường kể lại trong nhà, với vợ con, với cháu chắt. Kể riết rồi hình như mình cũng thuộc lòng từ số tàu, từng tình tiết. Mỗi khi kể, mình luôn cảm nhận được sự dằn vặt vẫn còn đó trong ông”, anh Cường nói.

Nghe thế, ông Dục nhấp ngụm trà rồi giải thích với tôi, rằng làm sao không thể không dằn vặt khi trách nhiệm một người lính, một người con dân Việt Nam để kẻ thù dùng vũ lực chiếm đảo chiếm biển ngay trước mắt mình. Làm sao có thể yên lòng khi những người lính, đồng đội của ông tử trận, gương mặt cứ hiện hữu trong ông dù đã 40 năm trôi đi.

Đó là thiếu úy Vân, hạ sĩ Danh – người bị thương nặng đã trút hơi thở ngay trên tàu dù các y tá cố gắng cứu chữa. Ông cũng đã vuốt mắt cho người hạ sĩ ấy như tỏ lòng thấu hiểu về sứ mệnh của mỗi con dân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ bờ cõi của đất nước.

Hay riêng ông, trong trận hải chiến ấy, ông may mắn chỉ bị một vết thương nhẹ trên lòng bàn tay, nhưng nó cũng đủ là một chiếc sẹo để mỗi ngày cầm cuốc ra đồng hay rửa mặt đều thấy nó, để rồi ông luôn nhắc nhở, dạy bảo cháu con về câu chuyện bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Ông Dục cũng nhớ như in rằng lúc nhận lệnh rút lui và sau khi về đất liền thì một hai hôm sau tàu HQ-4 của ông được lệnh ra biển để tìm kiếm th.i th.ể của đồng đội. Cuộc tìm kiếm diễn ra khá đơn độc và đã không tìm được th.i th.ể nào ngoài vô vàn áo mũ của các chiến sĩ nổi trôi. Điều đó lại dấy lên sự dằn vặt trong ông lần nữa.

Nay, dù trong thời bình, thi thoảng đêm đêm nước mắt ông lại trào…

Theo TNO

Vì sao Trung Quốc đán.h chiếm Hoàng Sa

Chỉ một tuần sau chuyến công du của Ngoại trưởng Henry Kissinger, thấy rõ ý định "bỏ rơi" của Mỹ cũng như các điều kiện bất lợi với Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã điều chiến hạm ra cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

40 năm trước, ngày 19/1/1974, một biến cố trọng đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại đã diễn ra - hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Sau trận chiến, quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ.

Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo), đã có bài viết tái hiện những sự kiện chính diễn ra trước, trong và sau trận hải chiến:

Suốt nhiều thế kỷ, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hòa bình và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào. Từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hiệu quả chủ quyền với hai quần đảo này và luôn bảo vệ các quyền, danh nghĩa của mình trước mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam với hai quần đảo thiêng liêng của mình.

Đầu thế kỷ XX, nhận thấy vị trí chiến lược cũng như tầm quan trọng của biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng, một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc) đã xâm chiếm bất hợp pháp các vùng lãnh thổ này của Việt Nam.

Trung Quốc luôn coi biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt Nam là bàn đạp quan trọng để thực hiện chiến lược bành trướng xuống Đông Nam Á. Vì vậy, giới cầm quyền Trung Quốc từ Trung Hoa Dân Quốc cho đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông.

Lợi dụng tình hình rối ren khi Nhật đầu hàng đồng minh và việc giải giáp quân Nhật theo Hiệp định Postdam 1945, Trung Hoa Dân Quốc đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) vào cuối năm 1946. Sau đó Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa, và Nhật rút quân khỏi quần đảo này theo Hòa ước San Fransisco 1951. Sau khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 21/1/1956 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng đảo Phú Lâm và Lin Côn.

Năm 1974, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ này xuất phát từ tình hình, bối cảnh quốc tế và trong nước.

Đầu thập niên 1970, phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên thế giới khiến Mỹ ngày càng xa lánh Việt Nam Cộng hòa; đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh phải rút quân khỏi Việt Nam. Do không muốn tham gia vào một cuộc chiến đã bước vào hồi kết, tháng 6/1973 Lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật "Case-Church" cấm cơ quan hành pháp nước này tái can thiệp quân sự vào ba nước Đông Dương trừ khi được chấp thuận của Lưỡng viện.

Ngoài ra, Mỹ được cho là có một "toan tính" sâu xa hơn khi không can dự vào trận Hải chiến 1974 vì khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Việc Washington "làm ngơ" cho Bắc Kinh ngang nhiên chiếm Hoàng Sa sẽ tạo thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến chia rẽ giữa các nước cộng sản. Khi người "bảo trợ" đã ra đi, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình thế đơn độc và bất lợi trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa.

Cuộc đụng độ biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon tháng 2/1972. Sau chuyến công du đó, Trung Quốc trở thành "đồng minh giai đoạn" của Mỹ để kìm chân và chống lại Liên Xô. Mỹ không muốn quan hệ chiến lược này bị rạ.n nứ.t vì vụ Hoàng Sa. Việc lựa chọn giữa "đồng minh cũ" hay "người bạn mới" trong "thời kỳ trăng mật" này không phải là sự lựa chọn khó khăn đối với Mỹ.

Ngoại trưởng Kissinger trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh tư liệu

Vì sao Trung Quốc đán.h chiếm Hoàng Sa - Hình 1

Thực tế, trong trận Hải chiến Hoàng Sa chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần thông báo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào.

Trên vùng biển Đông ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Hoàng Sa (Việt Nam) thời điểm đó có mặt Hải đoàn 77 (Task Force 77) của Hải quân Mỹ gồm các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, cũng như hoạt động của các tàu ngầm trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc.

Cũng thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa mới chỉ là quan sát viên mà chưa phải thành viên của Liên Hợp Quốc trong khi Trung Quốc là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Vị thế quốc tế của Trung Quốc khiến nước này tự tin rằng, Việt Nam Cộng hòa không có đủ tư cách sử dụng các cơ chế để tự vệ và bảo vệ Hoàng Sa theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngày 30/1/1974, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này nhận định, Trung Quốc đã có ý đồ đán.h chiếm Hoàng Sa từ trước.

Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ, quyết định đán.h chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa. Điều này đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất.

Theo nhận định trong các hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc. Đây là thời kỳ đỉnh điểm rạ.n nứ.t quan hệ Xô - Trung liên quan đến tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới hai nước, cũng như các vấn đề Nam Phi, Trung Đông và Đông Dương.

Trong lúc nhiều yếu tố bên ngoài nghiêng về hướng có lợi cho một cuộc chiến chớp nhoáng của Trung Quốc thì bối cảnh trong nước cũng hết sức bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa khi Lưỡng viện Mỹ giảm dần viện trợ từ 1,4 tỷ USD năm 1972 xuống 1 tỷ USD năm 1973 và 700 triệu USD vào năm 1974. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần rơi vào thế thụ động vì thiếu nhiên liệu, vũ khí. Bất lợi hơn là ý định "bỏ rơi" miền Nam Việt Nam của Mỹ. Tình trạng phân chia Bắc - Nam cũng là một trở ngại cho phía Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến 1974.

Lợi dụng bối cảnh đó, Trung Quốc đã không e ngại khi điều động chiến hạm đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Nguyễn Hùng Cường

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Mỹ: Thiệt hại do bão Helene gây ra 'vượt ngoài sức tưởng tượng'
20:03:50 02/10/2024
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
18:32:59 02/10/2024

Tin đang nóng

Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám
19:44:01 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024
Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt
18:01:14 03/10/2024
Bà Phương Hằng vướng rắc rối vì nhạc chế, bị CĐM check VAR sao kê và cái kết
16:58:12 03/10/2024
Rầm rộ vụ nhân viên livestream nó.i xấ.u Xoài Non nhưng quên tắt mic, phải xin lỗi trước cả nghìn người
20:12:36 03/10/2024
Con gái út của Diddy lộ diện bên người mẹ gốc Việt, 1 vật lạ bị soi gây sửng sốt
17:04:12 03/10/2024
Quang Linh lên chức giữa ồn ào team châu Phi, công đầu thuộc về Nam Hoàng?
16:47:22 03/10/2024

Tin mới nhất

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.

Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?

17:40:26 03/10/2024
Những lùm xùm xung quanh các nghiên cứu của GS Masliah có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực nghiên cứu bệnh Alzheimer và Parkinson, đ.e dọ.a làm lung lay niềm tin vào các kết quả nghiên cứu khoa học.

EU dự kiến nhận đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

17:38:06 03/10/2024
Theo các quy định của EU, EC có thể áp thuế trong 5 năm tới trừ khi đa số hợp pháp trong 15 quốc gia đại diện cho 65% tổng dân số EU bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.

Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine

17:36:13 03/10/2024
Hungary cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa cố vấn quân sự tới Ukraine, một bước đi mà Budapest phản đối vì cho rằng rất nguy hiểm.

Giành được 'món quà' Vuhledar, Nga có lợi thế ra sao trên đường kiểm soát Donbass?

17:20:19 03/10/2024
Vuhledar nằm gần tuyến đường sắt nối từ bán đảo Crimea đến vùng công nghiệp Donbas của Ukraine, vốn bao gồm cả tỉnh Donetsk và Luhansk, mà đến nay phần lớn đã do Moskva kiểm soát.

Ukraine mất pháo đài chiến lược, Nga kéo căng mặt trận Donbass

17:10:16 03/10/2024
Việc kiểm soát thị trấn Vuhledar ở miền Đông Ukraine sẽ mở đường cho lực lượng Nga tiến vào những khu vực khác.

WHO cảnh báo tình hình khẩn cấp về y tế ở Liban

17:07:49 03/10/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Thủ tướng Syria Muhammad Ghazi al-Jalali đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại nước này Hussein Akbari, thảo luận các cách thức hợp tác để hỗ trợ người tị nạn Liban.

Cháy lớn tại bệnh viện ở Đài Loan, ít nhất 8 người thiệ.t mạn.g

17:05:17 03/10/2024
Các binh sĩ đóng quân gần khu vực xảy ra hỏa hoạn đã được huy động để hỗ trợ các nhân viên y tế và lính cứu hỏa trong việc sơ tán bệnh nhân và dập tắt ngọn lửa.

Mexico quan ngại nguồn nước uống sau bão John

17:01:55 03/10/2024
Tuần trước, sau khi đổ bộ và tàn phá nhiều khu vực thuộc bang Guerrero (Mexico), bão John tiếp tục mạnh lên, trở thành bão cấp 3 trong thang 5 cấp của Mỹ, quay lại quần thảo Thái Bình Dương, đổ bộ lần nữa vào Mexico.

Bão Krathon đổ bộ phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)

16:15:25 03/10/2024
Trưa 3/10, cơn bão Krathon đã đổ bộ vào thành phố cảng Cao Hùng ở phía Nam Đài Loan (Trung Quốc).

NATO khai trương văn phòng đổi mới khu vực Bắc Mỹ

16:09:38 03/10/2024
Theo Bộ Quốc phòng Canada, nước này sẽ cung cấp khoản đầu tư ban đầu 26,6 triệu CAD (19,7 triệu USD) trong vòng 6 năm để hỗ trợ quá trình thành lập, vận hành văn phòng trên.

Thủ tướng Đức hối thúc hoàn tất đàm phán về FTA giữa EU và Mercosur

16:07:28 03/10/2024
Các cuộc thảo luận kỹ thuật liên quan đến FTA đang tiến triển tốt, đại đa số các quốc gia thành viên EU đều ủng hộ hiệp định này về mặt chính trị".

Có thể bạn quan tâm

Clip: Jennie "xịt keo" cứng ngắc khi bị nữ diễn viên đình đám bình phẩm 1 câu kém duyên, phân biệt chủng tộc ở Fashion Week?

Sao châu á

22:10:32 03/10/2024
Nữ diễn viên này đang là cái tên gây phẫn nộ khi bị cho là có hành động và lời nói phân biệt chủng tộc với Jennie tại sự kiện thời trang.

Lại thêm vụ phá hoại vườn sầu riêng của người dân ở Đắk Lắk

Pháp luật

22:04:46 03/10/2024
Cơ quan công an đang làm rõ vụ phá hoại vườn sầu riêng của một hộ dân ở Đắk Lắk, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Chiếu miễn phí "Đào, phở và piano" tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia

Hậu trường phim

22:00:25 03/10/2024
Đào, phở và piano - bộ phim từng gây sốt đầu năm nay - sẽ được chiếu miễn phí tại Rạp chiếu phim Quốc gia từ ngày 6/10 tới.

Xuân Hinh: "Ngày xưa, tôi bị bà xã... lừa"

Sao việt

21:57:31 03/10/2024
Vua hài đất Bắc tiết lộ từ ngày kết hôn đến giờ, chưa bao giờ ông dám bật vợ. Nam nghệ sĩ luôn nhường nhịn để nhà cửa êm ấm.

Vụ giáo viên cử chỉ thân mật với na.m sin.h: Cô giáo bị đình chỉ, Sở GD&DT nói gì?

Xã hội

21:56:25 03/10/2024
Những ngày qua, CĐM được phen dậy sóng trước clip của 1 nữ giáo viên và na.m sin.h có cử chỉ thân mật ngay trong lớp học. Sau khi bị phản ánh, nhà trường đã tạm đình chỉ cô giáo này.

Ngoại truyện của series hành động đình đám 'John Wick': Ana de Armas tiếp bước Keanu Reeves trở thành sát thủ huyền thoại

Phim âu mỹ

21:53:13 03/10/2024
Sau nhiều sự chờ đợi, phần ngoại truyện của loạt phim hành động vô cùng được yêu thích - Từ vũ trụ John Wick: Ballerina vừa chốt đơn ra rạp tại Việt Nam vào ngày 6/6/2025.

Diddy gạ Ronaldo tham gia "tiệc trắng" lúc 21 tuổ.i, cái kết nay mới bị phơi bày

Sao âu mỹ

21:30:42 03/10/2024
Những ngày qua, dư luận thế giới xôn xao vì vụ án liên quan đến trùm âm nhạc nước Mỹ - Sean Diddy Combs. Những cáo buộc về buổi tiệc không lành mạnh, đã dần đưa góc khuất của nền giải trí lớn bậc nhất thế giới ra ánh sáng.

3 cách hiệu quả giảm tình trạng thiếu magie

Sức khỏe

21:14:50 03/10/2024
Tiêu thụ 100% ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt và yến mạch, cùng với các loại hạt và đậu giúp cơ thể đảm bảo lượng magie trong chế độ ăn uống cao hơn.

Tạm giữ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu, có bán trên tài khoản TikToker Phan Thủy Tiên

Netizen

20:19:39 03/10/2024
Trong đó có nhiều sản phẩm bán trên tài khoản TikToker Phan Thủy Tiên vừa bị Thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Công thương) phát hiện, tạm giữ.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải gặp chuyện, Như bị đán.h ghe.n

Phim việt

20:06:41 03/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 47: Như bị chính thất kéo đến tận khu trọ đán.h ghe.n; Chải gặp chuyện sốc tâm lý khiến ông Chiểu hốt hoảng.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

Tin nổi bật

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.