Hai bà mẹ của nghìn đứa con
Hơn 20 năm nay, hai người phụ nữ này đã “nhặt” hơn 1.000 đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi ở gầm cầu, vệ đường, gốc cây… về cưu mang trong mái ấm Bình Minh (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Hai vị “Bồ Tát sống” đó là bà Đặng Thị Hiệp (56 tuổi) và bà Nguyễn Thị Lành (52 tuổi).
Mái nhà chung của trẻ bất hạnh
Giữa mưa và gió lạnh, chúng tôi di chuyển ngược TP.Huế về hướng biển hơn 15km để tìm về mái ấm Bình Minh với ý định gặp bằng được hai người phụ nữ được người dân trong vùng ví như những “Bồ Tát sống”.
Bà Đặng Thị Hiệp (phải) và Nguyễn Thị Lành đang chăm sóc các em nhỏ tại mái ấm Bình Minh.
Trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 100m2, một người đàn bà được những đứa trẻ nơi đây í ới gọi “mẹ Lành” đang tất tả dùng xô, thau hứng những giọt mưa nhỏ dột từ mái nhà xuống. Vừa chằng lại tấm tôn rách, bà Lành quay sang mở chuyện với chúng tôi bằng giọng trầm ấm rất Huế: “Mái ấm Bình Minh được xây dựng vào năm 1992 do một số người phát tâm đóng góp. Đến bây giờ trần nhà đã bị gió bão tàn phá nên lộ nhiều lỗ hổng, hễ mưa xuống là cả nhà sống trong cảnh dột nát. Mỗi năm mái ấm đón nhận khoảng 50 trẻ bị người thân đem bỏ ở công viên, vệ đường… cũng có trẻ được cha mẹ đưa đến đây gửi gắm. Những đứa trẻ nơi đây không chỉ ở địa bàn Thừa Thiên – Huế mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác. Đến nay, mái ấm đã trở thành ngôi nhà chung của hơn 1.000 trẻ em và tất cả đều là những đứa con mà chúng tôi hết mực yêu thương”.
Bà Lành chia sẻ, sau khi thu nạp về đây có những trẻ may mắn được những cặp vợ chồng hiếm muộn xin nhận làm con nuôi. Các em, dù khoẻ mạnh hay đau yếu đều được mái ấm Bình Minh cho ăn, học đàng hoàng. Hiện có rất nhiều em đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước. Bà Đặng Thị Hiệp – 1 trong 2 người mẹ gắn bó với mái ấm 20 năm qua, tự hào: “ Nguyễn Ngọc Sơn mới vừa về thăm nhà đây. Chúng tôi nuôi nó từ khi còn đỏ hỏn, sau khi học xong ngành kế toán của Trường Cao đẳng Sư phạm Huế thì nó có việc làm, cuộc sống ổn định rồi”.
Em Lê Nguyên Khôi lớn lên trong tình yêu thương của hai vị Bồ Tát sống.
Video đang HOT
Khi chúng tôi hỏi về chuyện lập gia đình, hai bà chỉ cười trừ rồi trả lời chắc chắn sẽ không lấy chồng với lý do đơn giản rằng: “Ở vậy để dành thời gian lo cho các con chứ lấy chồng rồi thì phải san sẻ tình yêu thương với hạnh phúc riêng của bản thân, tội nghiệp các con ở đây”.
Nuôi một đứa con khỏe khoắn đã thấy mệt, đằng này hai bà chưa một lần sinh nở, thiếu kinh nghiệm làm mẹ, nhưng có thời điểm nhận nuôi một lúc 18 em nhỏ ở các độ tuổi khác nhau, trong đó có nhiều em mắc những bệnh nặng như bại não, liệt chân, tay… thì quả là khó khăn gấp bội phần. Bà Hiệp tâm sự: “Trời mát mẻ thì còn khỏe chứ trời nắng gắt hay mùa lạnh như hiện nay thì các con tôi đau ốm suốt”.
Vừa tâm sự với chúng tôi, hai bà mẹ già cứ luôn chân luôn tay chăm cho đàn con. Có đứa, hai bà phải bón từng muỗng cơm, thìa cháo…
Nặng lòng cưu mang
Hầu hết những đứa trẻ bị bỏ rơi khi được đưa về đây đều mang trong mình bệnh tật do hậu quả từ lối sống buông thả, hoang lạc của những ông bố, bà mẹ trẻ. Nhẹ thì suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp. Nặng thì bị viêm não úng thủy, mất sức đề kháng, thiểu năng trí tuệ…
Các em ở mái ấm Bình Minh được chăm sóc, học hành đến nơi đến chốn nhưng các em vẫn thiếu một điều thiêng liêng của cuộc đời. Đó là tình yêu thương của cha mẹ ruột.
Khi chúng tôi hỏi về chuyện lập gia đình, hai bà chỉ cười trừ rồi trả lời chắc chắn sẽ không lấy chồng với lý do đơn giản rằng: “Ở vậy để dành thời gian lo cho các con chứ lấy chồng rồi thì phải san sẻ tình yêu thương với hạnh phúc riêng của bản thân, tội nghiệp các con ở đây”.
Có nhiều hoàn cảnh để lại dấu ấn khó quên với hai bà. Đó là trường hợp em Nguyễn Thị Phương Anh. Mẹ của Phương Anh là sinh viên Đại học Huế, sau lần trót dại cô đã nhiều lần nhảy từ trên cây cao xuống đất để phá bỏ thai. Số phận không cho em chết, nhưng khi sinh ra em lại bị di tật ở chân, nằm bất động một chỗ.
Sau khi nhận em về, hai bà đi xin quyên góp từ các nhà hảo tâm cùng sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ Lê Thanh Bình ở Bệnh viện T.Ư Huế nên sau nhiều lần phẫu thuật, Phương Anh đã đi lại được. Việc chạy chữa cho Phương Anh cũng là một cơ duyên vì chính cô sinh viên Trường Đại học Y tế Huế trước đây đã lầm lỡ có con với anh sinh viên cùng trường. Không dám cho gia đình, bạn bè biết nên đã đến mái ấm này tá túc rồi sinh con. Chính cô ấy đã dẫn bác sĩ về mái ấm chữa bệnh cho Phương Anh.
Một trường hợp khác là em Lê Nguyên Khôi (14 tuổi, học lớp 8, Trường THCS Phú Tân, thị trấn Thuận An). Khôi mồ côi đến hai lần. Bà Lành kể lại, ba mẹ Khôi không có điều kiện nên đã gửi gắm em ở đây. Được 1 tháng thì có người đến xin nuôi em. Vậy nhưng, đến năm Khôi được 11 tuổi thì mẹ nuôi lâm trọng bệnh qua đời. Biết chuyện, hai bà đã nhận em trở lại mái ấm Bình Minh và nuôi em ăn học từ đó đến nay. Em Khôi tâm sự: “Em sẽ học thật giỏi để sau này làm bác sĩ chữa bệnh cho các em nhỏ ở đây”.
Chiều buông, chúng tôi rời mái ấm Bình Minh với lời nói của bà Hiệp còn văng vẳng trong đầu: “Mong sao những ông bố, bà mẹ, đặc biệt là các bạn trẻ hãy sống có trách nhiệm với những gì mình gây ra, đừng vứt bỏ con mình vì đó là những sinh linh vô tội. Điều đó quá nhẫn tâm”.
Theo Ngọc Vũ
Cô bé 10 tuổi về Việt Nam tìm mẹ
Thuyết phục bố mẹ nuôi ở Mỹ cho về Việt Nam tìm mẹ ruột, trong suốt hành trình tìm kiếm, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge luôn diện bộ áo dài, thỉnh thoảng bi bô nói vài câu tiếng Việt.
Cuối tháng 3, bà Nguyên Thị Hiên, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng, nguyên Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi thành phố cảm động đến rơi nước mắt khi biết tin Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge trở về. "Tôi nghẹn giọng bởi từ trước đến nay, trong hàng chục đứa trẻ của trung tâm được người nước ngoài nhận nuôi, đây là em bé đầu tiên về Việt Nam với khao khát tìm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình", bà Hiền chia sẻ.
Nhung trong bộ áo dài khăn đóng Việt Nam cùng bố mẹ nuôi và em trai về Việt Nam tìm mẹ sau 10 năm sống ở Mỹ. Ảnh: Nguyễn Đông
Bà Hiền kể, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge có tên khai sinh là Hoàng Thị Nhung. Đêm 31/7/2002, một cán bộ của Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi TP Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) phát hiện bé gái chừng 3 ngày tuổi còn đỏ hỏn bị bỏ rơi trước cổng. Sau khi làm thủ tục pháp lý cần thiết, Trung tâm đã đặt tên cho bé và lấy chính ngày em bị bỏ rơi làm ngày khai sinh.
Bốn tháng sau, trong một lần ghé Đà Nẵng, ông Sherman LaBarge và vợ Carrie Welch (quốc tịch Mỹ) nhận Nhung làm con nuôi. Bà Carrie Welch hiếm muộn, khi có ý định nhận con nuôi, hai ông bà bàn nhau chỉ nhận người Việt Nam. "Tôi từng có một số người bạn ở Mỹ là người Việt Nam và tôi thích người Việt Nam hiền hậu, có nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền và có những món ăn ngon", bà Carrie Welch giải thích.
Bà Carrie Welch kể, ngày mới đưa Nhung về Mỹ, vợ chồng bà thay nhau nấu món ăn kiểu Việt Nam cho con. Họ cũng sưu tầm trên mạng Internet hay từ những người Việt quen biết để mở cho Nhung nghe bài dân ca Việt Nam. Qua 3 tuổi, Nhung dần cứng cáp, hòa đồng với chúng bạn cũng là những em bé gốc Việt.
Bé Nhung khi bị bỏ rơi tại Đà Nẵng và được cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi chăm sóc. Ảnh tư liệu.
Cô bé được bố mẹ nuôi mua cho những bộ áo dài khăn đóng và khuyến khích em biểu diễn hát dân ca. Những dịp Tết cổ truyền Việt Nam, căn nhà nhỏ của vợ chồng bà Carrie Welch đón rất nhiều khách Việt Nam. Vừa nghe Nhung hát Trông cơm, Lý cây bông, mọi người vừa thưởng thức bánh chưng, dưa món. Cùng từ đó, Nhung bắt đầu tò mò về nguồn gốc của mình, em luôn hỏi: "Mẹ sinh con ra từ bụng này ạ?". Cô bé bật khóc khi nhận được cái lắc đầu.
Nhung có thêm em trai là Minh Labarge, câu bé quê Bến Tre, được vợ chồng ông Sherman LaBarge nhân làm con nuôi vào năm 2007. Có em cùng vui đùa, Nhung rất thích. Nhưng những lúc ngồi trong lòng mẹ, cô bé lại nũng nịu: "Bố mẹ đưa con về Việt Nam tìm mẹ đẻ nhé!". Cuối tháng 3, Nhung đã khóc òa khi bố mẹ nuôi nói: "Chúng ta về Việt Nam nào!".
Bà Carrie Welch khoe Nhung học rất giỏi và đang học vượt cấp. Tuy hát dân ca rất tốt nhưng tiếng Việt thì cô bé chỉ bập bẹ được vài câu. Thương con nên dù chỉ có thông tin ít ỏi về ngày Nhung bị bỏ rơi, vợ chồng ông Sherman LaBarge vẫn không chút ngần ngại bỏ ra gần 2 tuần ở Việt Nam tìm kiếm.
Sau khi ghé Bến Tre tìm bố mẹ cho Minh nhưng vô vọng, cả gia đình ghé Đà Nẵng, đến Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và Sở Tư pháp TP, rồi lại cùng ra cố đô Huế, vào Hội An... Mỗi chuyến đi, bên cạnh việc dò hỏi tin tức người mẹ giấu mặt 10 năm về trước, vợ chồng ông Sherman LaBarge lại đưa con tới các điểm di tích với mong muốn để con tìm hiểu về văn hóa nơi mình sinh ra.
Mẹ nuôi người Mỹ mong muốn Nhung sớm gặp được mẹ đẻ để hai gia đình qua lại. Ảnh:Nguyễn Đông
Bà Carrie Welch cho biết, nếu tìm được mẹ ruột của bé Nhung, hai gia đình sẽ qua lại để cùng được thấy bé trưởng thành. Nghe mẹ nuôi nói, Nhung khẽ cầm tay mẹ, dõng dạc nói: "Con muốn Việt Nam và Mỹ đều là quê hương!".
Trước lúc chào tạm biệt tại phi trường Đà Nẵng để vào TP HCM, bà Carrie Welch nói 5 năm nữa sẽ trở lại Việt Nam, tiếp tục hành trình tìm bố mẹ ruột cho hai con nuôi của mình. "Ở bên Mỹ việc tìm kiếm thông tin về bố mẹ ruột của hai con là rất khó khăn. Vợ chồng tôi mong qua báo chí Việt Nam, đặc biệt là những tấm hình có thể sớm giúp điều ước của hai con thành hiện thực!", người mẹ người Mỹ nói.
Vợ chồng ông Sherman LaBarge và bà Carrie Welch mong muốn sẽ nhận được thông tin từ gia đình Nhung ở Việt Nam qua bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng và Sở Tư pháp TP Đà Nẵng.
Theo VNE
Cả nhà bị xe cán, mẹ chết, 2 cha con nhập viện Hai vợ chồng cùng con nhỏ đi trên xe máy bất ngờ bị xe tải đông lạnh chở hải sản húc vào khiến người vợ chết tại chỗ. Vào khoảng 14 giờ ngày 28/12, tại giao lộ đường 15 mét và đường Chu Huy Mân (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) xảy ra vụ tai nạn giao thông thương...