Người phụ nữ qua đời vì ung thư gan, bác sĩ khuyên bỏ ngay 3 vật này trong bếp để ngừa bệnh
Người phụ nữ 56 tuổi bị ung thư gan vì 3 vật dụng thiết yếu trong nhà bếp không được không được thay mới, làm sạch.
Người phụ nữ 56 bị ung thư gan giai đoạn cuối do những vật dụng thiết yếu trong bếp không được làm sạch thường xuyên. Ảnh minh họa
Tờ Sohu của Trung Quốc đưa tin, người phụ nữ họ Lý, 56 tuổi, làm nội trợ tại nhà, được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối cách đây vài tháng và hiện đã từ bỏ điều trị.
Tháng 6/2020, cô Lý bị vàng da nặng và đau tức vùng bụng bên phải, ban đầu bà Lý không quan tâm lắm nhưng cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc đó, cô Lý mới đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi có kết quả xết nghiệm, bà Lý như chết lặng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Bà Lý sốc nặng, bởi bà chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu nhưng tại sao lại bị ung thư gan?
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bà Lý, bác sĩ mới phát hiện ra nguyên nhân là do ba vật dụng trong bếp lâu ngày không được dọn dẹp!
Sau đó, chồng và các con của bà Lý cũng đã kiểm tra sức khỏe và phát hiện trong cơ thể họ các mức độ khác nhau của bệnh viêm gan.
Bác sĩ khuyến cáo: “Nếu cả 3 thứ trong nhà bếp này không được làm sạch, thay mới thì lá gan của cả nhà sẽ bị tổn thương”.
Chai đựng dầu ăn
Video đang HOT
Dầu ăn bám trên chai đựng lâu ngày sẽ bị oxi hóa và gây ôi thiu. Ảnh minh họa
Chai đựng dầu ăn là vật bất ly thân trong căn bếp của mỗi gia đình. Các gia đình thường có thói quen mua can dầu ăn to và chắt vào các chai đựng dầu bé hơn để dùng dần.
Tuy nhiên, nhiều người không có thói quen vệ sinh chai dầu cũ, khiến những vệt dầu bám lại trong và bên ngoài can dầu bị oxi hóa và gây ôi thiu, khiến chất lượng dầu mới được đổ vào cũng bị ảnh hưởng.
Dầu ôi thiu chứa nhiều chất độc hại, hầu như ngày nào chúng ta cũng phải thêm dầu vào mỗi lần xào, ăn, điều này trực tiếp làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, làm tổn thương tế bào gan và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đũa gỗ và thớt
Thớt và đũa gỗ sử dụng lâu ngày dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Ảnh minh họa
Đũa gỗ và thớt cũng là vật dụng không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, nếu để đũa – thớt trong môi trường ẩm ướt lâu ngày và không được khử trùng thì rất dễ sinh ra độc tố aflatoxin.
Aflatoxin sau khi ăn vào cơ thể người sẽ được gan giải độc và chuyển hóa trực tiếp, lúc này sẽ làm tăng gánh nặng giải độc và chuyển hóa của gan, đồng thời là tác nhân gây ung thư bậc 1. Chỉ cần 1 mg Aflatoxin là có thể mắc ung thư gan.
Độc tố aflatoxin cũng sinh ra do cặn thức ăn bám trên các khe rãnh trên bề mặt thớt và đũa sau thời gian dài sử dụng. Do đó, bác sĩ khuyến cáo các hộ gia đình nên thay đũa mới 3 tháng/lần, thay thớt mỗi năm một lần.
Khăn lau nên được giặt sạch và thay mới thường xuyên để tránh vi khuẩn có hại bám vào bát đĩa. Ảnh minh họa
Khăn lau bát đĩa cũng nên được thay mỗi tháng một lần. Những chiếc khăn bị ướt lâu ngày sẽ sinh ra một số lượng lớn vi sinh vật và các chất độc hại. Nếu dùng chúng trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa và gây hại không chỉ cho gan mà nhiều cơ quan khác của hệ tiêu hóa. Ngoài việc thay khăn lau bát mỗi tháng một lần, sau mỗi lần sử dụng cũng cần phải giặt khăn và phơi nắng cho khô.
Dùng thớt gỗ 10 năm không thay, 2 cha con bị ung thư gan. Bác sĩ nói gì?
Không hút thuốc, không uống rượu bia nhưng chỉ vì thói quen sử dụng chiếc thớt gỗ 10 năm không thay, bị nấm mốc và chỉ rửa sau mỗi lần sử dụng mà hai cha con Tiểu Quân (Trung Quốc) bị ung thư gan!
Thời gian đầu trước khi bác sĩ chẩn đoán hai cha con Tiểu Quân bị ung thư gan, cậu thường xuyên cảm thấy cơ thể bị đuối sức, giảm cân bất thường. Ban đầu Tiểu Quân cho rằng chỉ vì làm việc quá sức mà cậu có những biểu hiện như vậy nên không đi thăm khám sớm.
Một ngày, bỗng nhiên Tiểu Quân bị ngất xỉu tại nơi làm việc và được đưa cấp cứu tại Bệnh viện. Ban đầu, bác sĩ cho rằng cậu bị nhồi máu cơ tim hay bị nhồi máu não. Nhưng qua thăm khám chi tiết, gan của Tiểu Quân mới là nơi bắt nguồn của vấn đề sức khỏe mà cậu đang gặp phải thời gian vừa qua.
Bác sĩ chẩn đoán Tiểu Quân bị ung thư gan. Cần phải nhập viện ngay lập tức. Cũng như con trai mình, bố của Tiểu Quân cũng gặp những triệu chứng ung thư gan điển hình kể trên, sau đó cũng bị chẩn đoán là mắc ung thư gan.
Theo khai thác bệnh sử, hai cha con đều không hút thuốc lá, không uống rượu bia. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra ung thư gan của hai cha con hóa ra là từ thói quen sử dụng chiếc thớt gỗ đã trên 10 năm.
Chiếc thớt gỗ đã sử dụng trên 10 năm nhà Tiểu Quân (Ảnh: Aboluowang, Sina, Kuaibao)
1. Bị ung thư gan do độc tố aflatoxin sinh ra từ chiếc thớt bị mốc!
Các chuyên gia cho biết, WHO đã cảnh báo việc aflatoxin là một độc tố cực mạnh gây ra ung thư. Chất này sinh ra từ các nấm mốc như thớt, đũa dùng lâu ngày, lạc mốc,.. Trước đó cũng đã có trường hợp 2 mẹ con bị ung thư gan do ăn lạc mốc do nhiễm độc tố aflatoxin trong thời gian dài.
Không chỉ gia đình Tiểu Quân, nhiều gia đình khác cũng có thói quen sử dụng thớt gỗ trong thời gian dài mà không thay, chỉ rửa bằng nước hoặc trần lại bằng nước sôi và cho rằng như vậy đã đủ sạch và diệt vi khuẩn?!
Thực tế, điều này rất nguy hiểm. Thớt gỗ dùng trong thời gian dài dù có được tiệt trùng trong nước sôi 100 độ C trong 20 giờ liên tục thì vẫn không thể loại bỏ được hoàn toàn các vi sinh vật có hại cho sức khỏe. Độc tố aflatoxin nếu bị hấp thụ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính dẫn tới tổn thương gan. Về lâu dài là nguy cơ ung thư gan! Vết xước càng nhiều, nguy cơ bị nhiễm khuẩn lại càng lớn.
Ngoài thớt gỗ có nguy cơ gây nhiễm độc thì các vật dụng hàng ngày như đũa gỗ khi tiếp xúc với thức ăn giàu tinh bột như cơm, ngô, lạc,... trong thời gian dài cũng sẽ ngấm vào các thớ gỗ và sinh ra aflatoxin.
Các nhà khoa học giải thích, bản thân đồ gỗ không thể tự sinh ra nhưng do quá trình gắp, chặt, thái trên thớt hay đũa tiếp xúc với đồ ăn sẽ dễ bị ẩm mốc, đặc biệt nếu như không được bảo quản đúng cách.
Ảnh: Aboluowang, Sina, Kuaibao
2. Dùng thớt gỗ bao lâu thì nên thay thớt mới?
Đối với thớt, bà nội trợ nên thay khoảng 6 tháng một lần. Nếu như phát hiện trên bề mặt thớt có nhiều vết nứt hay nấm mốc thì nên bỏ càng sớm càng tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, không nên dùng chung thớt thái đồ sống và đồ chín mà nên có 2 chiếc thớt để dùng riêng.
Sau khi dùng thớt xong cần khử trùng lại ngay với nước sôi.
Đối với đũa gỗ, hãy thay mới sau khi dùng từ 3 - 6 tháng. Khi dùng nên chú ý tới việc đũa xuất hiện các vết nứt, mốc thì nên bỏ luôn. Các chuyên gia cũng khuyến nghị việc khử trùng đũa bằng nước sôi và để ở nơi khô ráo.
Nhận diện bệnh gan nguy hiểm khiến hơn 20.000 người Việt tử vong mỗi năm Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan gia tăng rất nhanh: Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên 9.400 ca năm 2010, đến năm 2018, ung thư gan mới mắc ở hai giới là 25.335 ca. Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người...