Người phụ nữ phải tháo bỏ ngón tay chỉ vì một vết ngứa nhỏ
Bệnh nhân T.T.Y, nữ (44 tuổi, ở Hà Nội) xuất hiện một vết ngứa nhỏ ở bàn tay trái nhưng nhanh chóng lan rộng, sưng đỏ và đau nhức dữ dội.
Bệnh nhân nhập khoa Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi tổn thương đã lan khắp bàn tay, hoại tử một phần da và ngón V (ngón út) bị hoại tử đen, buộc phải tháo bỏ.
Bệnh nhân Y. được chẩn đoán viêm mô bào bàn tay do nhiễm tụ cầu vàng. Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp trong các ca nhiễm trùng da.
Bệnh nhân được điều trị phối hợp phẫu thuật làm sạch nhiễm trùng và kiểm soát đường huyết. Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống đã tiến hành phẫu thuật cắt lọc hoại tử 2 lần để loại bỏ mô chết, đồng thời đặt hệ thống hút áp lực âm (VAC) nhằm thúc đẩy tái tạo mô.
Khi vết thương sạch, tổ chức hạt tốt, bác sĩ đã thực hiện chuyển vạt che phủ khuyết hổng và vá da dày cho bệnh nhân. Quá trình điều trị kéo dài hơn một tháng, bao gồm việc phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu, cùng với vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng vận động bàn ngón tay.
Theo ThS.BS Hoàng Mạnh Hà – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, chị Y. có tiền sử tiểu đường tuýp 2, thiểu năng trí tuệ, không được kiểm soát tốt đường huyết và không khám định kỳ. Vì vậy trên nền bệnh tiểu đường, tình trạng nhiễm trùng lan rộng nhanh chóng. Điều trị viêm mô bào trong trường hợp này rất phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa.
Nguy cơ mất bàn tay vì viêm mô bào nhiễm tụ cầu vàng.
Dù được điều trị thành công, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với nhiều biến chứng và hậu quả lâu dài. ThS.BS Hoàng Mạnh Hà cho biết thêm: “Bệnh nhân giảm khả năng vận động ở bàn tay, không thể nắm hoặc duỗi hết các ngón tay. Cảm giác ở bàn tay cũng giảm, đặc biệt ở vùng da ghép. Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn để lại áp lực tâm lý nặng nề cho bệnh nhân”.
Video đang HOT
“Viêm mô bào là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt đối với bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường. Để phòng ngừa, người bệnh cần kiểm soát tốt các bệnh lý nền, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và đặc biệt lưu ý các tổn thương trên da. Nếu phát hiện các dấu hiệu như sưng đỏ, đau nhức hoặc viêm tấy lan rộng, cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời” – Bác sĩ Hà khuyến cáo.
Cà phê pha cùng 2 gia vị quen mặt này, vừa thơm ngon vừa tăng gấp đôi lợi ích
Cà phê là thức uống quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chỉ cần thêm một chút gia vị, bạn không chỉ có thể tăng hương vị cho ly cà phê của mình mà còn tăng cường sức khỏe với nhiều lợi ích tuyệt vời.
Kết hợp cà phê với quế
Quế là loại gia vị quen thuộc với hương thơm nồng nàn, ấm áp, thường được sử dụng trong các món bánh ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, quế khi kết hợp với cà phê sẽ tạo nên một thức uống tuyệt vời cho sức khỏe.
Quế nổi tiếng với khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết hợp quế với cà phê có thể giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn. Quế có tác dụng giảm cholesterol xấu và triglyceride, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Uống cà phê quế thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Uống cà phê cùng quế không chỉ tăng hương vị mà còn tốt cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images
Các hợp chất trong quế có thể giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung và nhận thức. Cà phê quế là thức uống lý tưởng cho những người làm việc trí óc, học sinh, sinh viên. Quế giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo hiệu quả hơn. Uống cà phê quế kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ giảm cân.
Quế có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng. Hương thơm của quế có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu. Uống cà phê quế vào buổi sáng giúp tinh thần sảng khoái, khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
Cách pha cà phê quế thơm ngon:
- Thêm 1/2 - 1 thìa cà phê bột quế vào cốc cà phê nóng.
- Khuấy đều và thưởng thức.
- Có thể thêm sữa, đường hoặc kem tùy theo sở thích-
- Không nên lạm dụng cà phê quế, uống vừa phải 1-2 cốc mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Gừng
Gừng có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn. Kết hợp với caffeine trong cà phê, cà phê gừng trở thành thức uống lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân.
Cà phê và gừng cũng là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Ảnh: Shutter Stock
Gừng từ lâu đã được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu. Uống cà phê gừng sau bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày. Các hợp chất trong gừng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm đau hiệu quả. Cà phê gừng có thể giúp giảm đau bụng kinh, đau đầu, đau cơ, đau khớp.
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Uống cà phê gừng thường xuyên giúp bạn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng. Một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cách pha cà phê gừng thơm ngon, bổ dưỡng:
-Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, đập dập hoặc thái lát mỏng.
- Cho cà phê bột vào phin, thêm gừng vào, đổ nước sôi vào ủ.
- Sau khi cà phê nhỏ giọt hết, khuấy đều và thưởng thức.
- Không nên uống cà phê gừng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
- Những người có vấn đề về dạ dày, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cà phê gừng.
Đứt lìa 3 ngón tay khi dùng dao bổ mít Một bé trai 6 tuổi đã bị đứt lìa 3 ngón tay sau khi dùng dao bổ mít. Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, vừa điều trị phẫu thuật nối liền ngón tay cho trẻ. Bệnh nhi là bé L.M.Đ. (6 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM trong...