Người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu sau lần nhuộm tóc kinh hoàng
Nhuộm tóc là điều bình thường nhưng với một người phụ nữ ở Anh thì đó là trải nghiệm kinh hoàng. Cô bị dị ứng với thuốc nhuộm, khiến da đầu nổi đầy mụn nước, mắt thì sưng húp.
Cô Leonie Dee nổi đầy mụn nước trên da đầu vì dị ứng với thuốc nhuộm tóc – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Leonie Dee (27 tuổi) sống ở thị trấn Aberaeron, xứ Wales. Trước khi nhuộm tóc, cô đã dùng miếng dán kiểm tra dị ứng để xác định xem mình có bị dị ứng với thuốc nhuộm không, theo Mirror .
Sau khi kiểm tra và thấy kết quả mình không bị dị ứng, cô Dee bắt đầu nhuộm. Việc nhuộm tóc với cô không còn gì xa lạ vì cô rất hay nhuộm khi còn là thiếu niên.
Nhưng sau này, khi đã sinh con, cô không còn mấy quan tâm đến màu tóc của mình nữa. Suốt 7 năm qua, cô không hề động đến thuốc nhuộm.
Lần này, cô quyết định nhuộm lại tóc và mua 2 chai thuốc nhuộm khác nhau. Chai đầu tiên có màu xanh đen. Cô bôi thuốc nhuộm vào khoảng 17 giờ 30 phút chiều. Lúc mới bôi, không có gì đặc biệt xảy ra.
Dee đi ngủ và khi thức dậy vào sáng hôm sau, cô phát hiện tai và một bên cổ bị sưng. Tình trạng này được điều trị dễ dàng bằng cách uống một số viên thuốc chống dị ứng thông thường.
Nhưng vào sáng hôm sau, cô thức dậy và phát hiện da đầu mình phủ đầy những nốt mụn nước lớn, trong khi mắt phải sưng húp.
Cô Dee được đưa đến bệnh viện cấp cứu. “Chuyện này thực sự đáng sợ, đã có lúc bác sĩ lo ngại vết sưng tấy có thể lan đến cổ họng tôi”, cô Dee kể lại.
Nữ bệnh nhân đã hỏi bác sĩ liệu có cần phải cạo hết tóc hay không. Nếu việc này giúp tình trạng dị ứng của cô mau khỏi thì Dee cũng sẵn sàng.
“Tuy nhiên, thuốc nhuộm đã ngấm vào da đầu tôi rồi nên không thể làm gì khác, chỉ còn cách phải đợi cho các vết phồng rộp và sưng giảm xuống”, cô Dee nói.
Các bác sĩ kê cho cô steroid, một số loại thuốc kháng viêm, kem chống dị ứng và truyền dịch. Cô đã phải nằm lại bệnh viện 36 giờ.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian này, các vết mụn nước liên tục vỡ và chảy ra loại dịch có màu xanh như thuốc nhuộm. Sau khi bình phục, cô Dee cho biết sẽ không bao giờ nhuộm tóc nữa, theo Mirror.
Nhận biết 1 số loại thuốc chứa corticoid, rất nhiều loại xuất hiện thường xuyên trong đơn thuốc của trẻ, bố mẹ cần hết sức thận trọng
Corticoid được ví như con dao hai lưỡi, vừa giúp trẻ khỏi bệnh nhanh nhưng nếu dùng sai cách sẽ gây hậu quả khôn lường.
Mới đây, thông tin từ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có tới 1/3 bệnh nhân điều trị tại khoa có hiện tượng lạm dụng corticoid, trong đó có không ít bệnh nhân trẻ em khiến các bố mẹ "giật mình".
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau: bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng; sốc phản vệ hay mề đay...; hen phế quản và tắc phổi nghẽn mạn tính; hội chứng thận hư nguyên phát...; viêm đa khớp và thấp khớp cũng được điều trị bằng corticoid.
Dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid
Mặc dù đa số các phụ huynh đều không muốn cho con dùng thuốc có chứa corticoid vì "nghe nói nó gây hại thận, xương khớp" nhưng vấn đề là, hầu hết trẻ bị ho, viêm đường hô hấp, bệnh ngoài da đều được kê dùng corticoid.
Để biết loại thuốc mà trẻ đang sử dụng có chứa corticoid hay không, cách tốt nhất là bố mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.
Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi "sone" ("son") hoặc "olone" ("olon") (Ảnh minh họa).
Thuốc có chứa corticoid nếu trong thành phần có những chất sau: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluocinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone...
Để dễ dàng nhận biết hơn, bố mẹ có thể dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid. Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi "sone" ("son") hoặc "olone" ("olon"). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide, do đó để chắc chắn thì bố mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng cả về thành phần, công dụng và cách dử dụng của mỗi loại thuốc. Đặc biệt cần lưu ý chỉ sử dụng nhóm thuốc corticoid khi có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Một số loại thuốc thường dùng cho trẻ nhỏ có chứa corticoid
Dưới đây là một số loại thuốc thường gặp trong đơn thuốc của trẻ nhỏ có thành phần là corticoid. Trong đó phổ biến nhất là các thuốc bôi ngoài da và thuốc điều trị viêm đường hô hấp.
- Thuốc mỡ trị viêm da Flucinar: Chứa thành phần fluocinolone.
- Kem bôi trị viêm da Eumovate: Đây là loại kem thường được dùng khi điều trị viêm da cơ địa (chàm), viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng, viêm da tiết bã, hăm tã, thành phần có chứa thành phần chính là Clobetasone Byturate, là một dạng corticosteroid tại chỗ có tác dụng mạnh.
- Kem bôi trị viêm da Fucidin H: Thành phần gồm Acid Fusidic 20mg và Hydrocortison 10mg. Đây là loại thuốc điều trị viêm da ở người lớn và trẻ em, bao gồm viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc.
- Kem bôi trị viêm da Beprosone: Thành phần chính là Betamethason dipropionat, dùng trong điều trị các bệnh viêm da như chàm ở trẻ nhỏ, viêm da quá mẫn, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, bệnh vẩy nến, chốc mép.
- Thuốc kháng viêm Medrol: Chứa thành phần methylprednisolone, là thuốc corticosteroid dùng để ức chế hệ miễn dịch và giảm viêm, thường được kê cho trẻ đang có triệu chứng bệnh đường hô hấp (ho).
- Thuốc điều trị hen Symbicort: Chứa thành phần budesonide. Đây là dạng bột hít trị hen được chỉ định trong điều trị thường xuyên bệnh hen (suyễn), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Thuốc nhỏ tai trị viêm tai Polydexa: Điều trị tại chỗ viêm tai ngoài do nhiễm khuẩn, thành phần có chứa Dexamethason.
- Kem bôi trị viêm da Gentrisone: Có công dụng giảm viêm và ngứa của bệnh viêm da và dị ứng da đáp ứng với corticosteroid, chàm cấp và mạn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da tăng tiết bã nhớn... Gentrisone là một loại thuốc bôi ngoài da trị bệnh da liễu được sử dụng phổ biến, có thành phần là Betamethasone - một loại corticosteroid hóa tổng hợp có tác dụng giảm ngứa và khảng viêm.
- Siro Dalestone-D: Dùng để chống dị ứng khi cần đến liệu pháp corticoid, trong các trường hợp trẻ bị hen phế quản mãn, viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiếp xúc, mề đay... Thành phần thuốc Dalestone-D có chứa Betamethason.
- Thuốc nhỏ mắt, mũi tai Nemydexan: Là thuốc chứa corticoid được chỉ định điều trị 1 số bệnh như viêm kết mạc; nghẹt mũi, viêm mũi; nhiễm trùng ống tai. Thuốc chứa thành phần là Dexamethason.
- Thuốc Colergis: Điều trị các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như hen phế quản mãn, viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng mề đay... Thành phần của Colergis có chứa Betamethasone.
Bệnh tay chân miệng có khả năng tái phát không? Có nhiều bậc cha mẹ chủ quan khi cho rằng trẻ đã từng bị bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại lần 2, tuy nhiên trên thực tế căn bệnh này hoàn toàn có thể quay trở lại trên cơ thể trẻ nhiều lần và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Giải thích về vấn đề bệnh tay chân miệng có...