Người phụ nữ nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 67
Theo đuổi ước mơ học tiến sĩ lúc còn trẻ, một cụ bà ở Ấn Độ đã tiếp tục học tập và thành công nhận bằng tiến sĩ ở độ tuổi 67.
Bà Usha Lodaya, 67 tuổi, sống tại quận Vadodara (Ấn Độ) nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 67. Ảnh: The Quint
Bắt đầu học tiến sĩ khi đã 60 tuổi
Bà Usha Lodaya, 67 tuổi, sống tại quận Vadodara, thuộc bang Gujarat (Ấn Độ) đã nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Kỳ Na giáo (Jainism) vào hôm chủ nhật (20/6/2021). Đối với nhiều người, tuổi tác là rào cản đối với tất cả các hoạt động, kể cả việc học tập. Tuy nhiên, bà Lodaya là một minh chứng sáng giá cho câu nói “học, học nữa, học mãi”.
Ấp ủ ước mơ học tiến sĩ từ thời thơ ấu nhưng chưa thực hiện được do kết hôn sớm ở độ tuổi 20. Bà Lodaya tiếp tục ước mơ giữa tuổi xế chiều, khi đã ngoài 60. Bà đã theo học tại Học viện Shatrunjay, thuộc bang Maharashtra (Ấn Độ).
Chia sẻ với phóng viên trong buổi nhận bằng, bà Lodaya cho biết: “Ước mơ ấp ủ của tôi là học lên tiến sĩ kể từ khi hoàn thành chương trình cử nhân. Tuy nhiên, tôi phải gác lại ước mơ đó vào năm 20 tuổi vì kết hôn”.
Bà Usha Lodaya đã nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Kỳ Na giáo vào hôm chủ nhật (20/6/2021). Ảnh minh họa
Động lực và khó khăn trong quá trình học tiến sĩ ở tuổi xế chiều
Video đang HOT
Chia sẻ về động lực khiến bà tiếp tục học tập ở tuổi xế chiều, bà Lodaya cho biết đó không chỉ vì ước mơ ấp ủ từ thời niên thiếu, đó còn là động lực từ người thầy Jaydarshitashriji Maharaj, một học giả về Kỳ Na giáo. Chính niềm đam mê và động lực to lớn này đã thúc đẩy bà Lodaya tiếp tục học tập.
Kỳ Na giáo là một tôn giáo của Ấn Độ, có lịch sử lâu đời trên thế giới. Bà Lodaya đã hoàn thành một khóa học về Kỳ Na giáo kéo dài 3 năm, sau đó là 2 năm học thạc sĩ và cuối cùng là 3 năm để hoàn thành chương trình tiến sĩ.
“Vì thuộc cộng đồng Kỳ Na giáo, tôi muốn tiếp tục học tập và khám phá về tôn giáo của mình. Sau đó là giáo dục cho lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh trong cộng đồng về tín ngưỡng mà chúng đang theo”, bà Lodaya chia sẻ về kế hoạch sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ.
Có thể nói, niềm đam mê ấp ủ và tinh thần học tập trường kì đã giúp bà Lodaya hoàn thành ước mơ học tiến sĩ từ những năm tháng niên thiếu. Bà là một trong những tấm gương học tập cho lứa tuổi thanh thiếu niên tại địa phương về tinh thần học tập bất diệt và những gì bà đã đạt được.
Tuy nhiên, bà đã vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình học tập. 1 năm rưỡi sau khi bà bắt đầu đăng ký khóa học về Kỳ Na giáo, chồng của bà, ông Khirendra Lodaya đã qua đời. Đó là khoảng thời gian khó khăn đối với bà và gia đình. Tuy nhiên bà đã thu xếp tất cả và tiếp tục học tập để hoàn thành chương trình để nhận bằng tiến sĩ.
Chúc mừng nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng được công nhận học vị Tiến sĩ
Bảo vệ thành công luận án, chính thức được công nhân nhận học vị, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hằng bày tỏ sự cảm ơn với người thầy của chị - Giáo sư Nguyễn Anh Trí.
Nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng vừa chính thức nhận quyết định công nhận học vị và được cấp bằng Tiến sĩ sau khi bảo vệ thành công Luận án nghiên cứu về Tế bào gốc máu dây rốn, từ Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Chị Đặng Thị Thu Hằng hiện đang công tác tại trường Đại học Y Dược Thái Bình. Chị làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Y Hà Nội.
Tiến sỹ Đặng Thị Thu Hằng đặc biệt biết ơn Giáo sư Nguyễn Anh Trí - người thầy đã hướng dẫn chị tận tâm trong suốt quá trình nghiên cứu. Ảnh: NVCC
Giáo sư Nguyễn Anh Trí - người hướng dẫn nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng đánh giá về đề tài luận án: "Đây là một vấn đề khó, trong một lĩnh vực mới và cao cấp.
Nghiên cứu sinh đi học từ một cơ sở khác, vừa học vừa vẫn làm công việc của bộ môn phân công...bởi vậy tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng.
Với nghiên cứu này cũng đã góp phần làm tốt hơn hoạt động của Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Được biết cho đến nay, ngân hàng này đã lưu trữ được trên 5.000 mẫu tế bào gốc máu dây rốn và đã sử dụng để ghép cho 41 ca bệnh hiểm nghèo. Rất vui, vì những thành quả đó! Như vậy là ước mong và quyết tâm của chúng tôi bước đầu đã thành hiện thực".
Giáo sư Nguyễn Anh Trí gửi lời chúc mừng nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng đã chính thức đạt học vị Tiến sỹ.
"Thành công của trò - với tôi - luôn là thành công của thầy", Giáo sư Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
Gia đình là điểm tựa để Tiến sĩ Hằng theo đuổi nghiên cứu đề tài. Ảnh: NVCC
Nói về lý do chọn đề tài, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hằng chia sẻ, ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp được sử dụng ngày càng nhiều để điều trị các bệnh lý huyết học. Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng đang là cứu cánh trong điều trị bệnh máu ác tính. Nhưng nhược điểm là chỉ một tỷ lệ có thể đủ số lượng tế bào gốc dùng cho ghép ở người trưởng thành.
Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đầu tiên của nước ta được thành lập tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Tại đây đã cải tiến các quy trình lựa chọn, xử lý, có yêu cầu đầu vào và đầu ra. Sau đó chỉ giữ lại các đơn vị có thông số tốt nhằm tạo một ngân hàng lưu trữ các đơn vị tế bào gốc có chất lượng, có thông tin miễn dịch để có thể cung cấp bất kỳ người bệnh nào có nhu cầu ghép và bất kỳ thời điểm nào có yêu cầu.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện về chất lượng các đơn vị tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng, chưa có nhiều thông tin về khả năng sử dụng nguồn tế bào gốc rất lớn này.
Về những đóng góp mới của luận án, luận án cung cấp thông tin: quy trình thu thập, xử lý, bảo quản tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang được áp dụng có hiệu quả cao (tạo ra các đơn vị tế bào gốc máu dây rốn chất lượng) và khả năng sử dụng các đơn vị tế bào gốc máy dây rốn cộng đồng; Khả năng sử dụng.
Về quy trình thu thập, xử lý, bảo quản tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang thực hiện tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khá hoàn chỉnh và cho kết quả tốt. Nghiên cứu cũng khuyến nghị, quy trình này nên được triển khai, áp dụng cho nhiều trung tâm để tạo ra những đơn vị tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đủ về số lượng, chất lượng với mức chi phí thấp phù hợp với người Việt Nam.
Trong nghiên cứu, đa số là người Kinh Việt Nam, chưa thu thập được các mẫu máu dây rốn ở các dân tộc khác do đó HLA chưa được phong phú. Vì vậy, nghiên cứu cũng khuyến nghị cần tiếp tục triển khai nghiên cứu trên quần thể các dân tộc thiểu số để tạo ra một ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn có HLA phong phú hơn nữa phục vụ cho cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ảnh: NVCC
Chia sẻ niềm vui sau khi chính thức được công nhận học vị Tiến sĩ, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hằng cho biết: "Nhận được học vị Tiến sĩ tôi vừa vui mừng, vừa biết ơn.
Vui vì tôi đã đạt được ước vọng của bản thân, của gia đình đặc biệt mang lại niềm vui và tự hào cho bố mẹ (vì ngày xưa do điều kiện kinh tế nên bố tôi không được đi học, do đó tôi đã thực hiện được mơ ước của bố). Vui vì không phụ lòng tin, sự tận tâm của thầy hướng dẫn".
Tiến sĩ Hằng gửi lời biết ơn đến bố mẹ, gia đình đã luôn là hậu phương vững chắc cho chị yên tâm học tập, nghiên cứu; biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ truyền thụ kiến thức, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, các thầy cô trong hội đồng, các nhà khoa học trên toàn quốc.
Đặc biệt, Tiến sĩ Hằng gửi lời biết ơn chân thành các thầy hướng dẫn, đặc biệt thầy Nguyễn Anh Trí- dù rất bận với nhiều công việc nhưng thầy luôn quan tâm, chỉ dạy cho học trò cách làm nghiên cứu khoa học và cả cách làm người.
"Tôi cảm nhận được cái tâm, trí, đức của một người thầy khi được Giáo sư hướng dẫn", Tiến sĩ Hằng chia sẻ.
Công nhận văn bằng giáo dục nước ngoài trong 20 ngày Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị. Trường hợp cần xác minh thông tin từ cơ sở giáo dục nước ngoài, thời hạn trả kết quả...