Người phụ nữ Mỹ kiên quyết không rời Afghanistan vì không được mang theo chó mèo
Một người phụ nữ Mỹ là chủ phòng khám cứu hộ động vật ở thủ đô Kabul của Afghanistan đã chọn ở lại nước này để giúp chó, mèo và các nhân viên phòng khám sơ tán.
Bà Charlotte Maxwell-Jones chơi đùa cùng những chú chó của phòng khám Kabul Small Animal Rescue CHỤP MÀN HÌNH STARS AND STRIPES
Tờ Stars and Stripes đưa tin bà Charlotte Maxwell-Jones cùng các con vật không thể lên các chuyến bay của quân đội Mỹ hoặc thuê máy bay tư nhân để sơ tán khỏi Afghanistan trước khi các lực lượng quốc tế rời đi vào ngày 31.8.
Theo bà Maxwell-Jones và một tuyên bố của Lầu Năm Góc, sau khi người phụ nữ này không thể sơ tán, quân đội Mỹ đã thả số chó, mèo của phòng khám ra khỏi lồng vào một khu vực kín tại sân bay Kabul.
Bà Maxwell-Jones thành lập phòng khám Kabul Small Animal Rescue vào năm 2018 để cứu hộ động vật đi lạc, cung cấp dịch vụ thú y và giúp đưa động vật được nhận nuôi ra nước ngoài.
Bà Maxwell-Jones đã thề sẽ ở lại Afghanistan cho đến khi đảm bảo được các nhân viên của bà và gia đình họ, cùng với 250 con mèo và chó sẽ được sơ tán. Người phụ nữ này cũng cho biết bà đã thuê 8 chuyến bay trong những ngày gần đây nhưng đều bị hủy, khiến bà mất một khoản tiền đặt cọc lớn.
Video đang HOT
Tuần trước, bà Maxwell-Jones và các nhân viên đã cùng nhau đến sân bay. Tuy nhiên, lính canh Taliban ban đầu chỉ cho phép bà và số chó vào trong. Các nhân viên phải đợi ở ngoài cùng với những con mèo. Cuối cùng, chỉ có 9 trong số hơn 125 người làm việc cho phòng khám vào được sân bay để rời Afghanistan. Những con mèo phải về phòng khám cùng số nhân viên còn lại.
Hình ảnh những chiếc lồng chó của Kabul Small Animal Rescue tại sân bay Kabul vào tuần trước CHỤP MÀN HÌNH STARS AND STRIPES
“Bất chấp nhiệm vụ phức tạp và khó khăn, các lực lượng Mỹ đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ Kabul Small Animal Rescue nhiều nhất có thể”, trung tá Lục quân Karen Roxberry, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, tuyên bố ngày 31.8.
Tuy vậy, bà Maxwell-Jones cho biết quân đội đã gây ra nhiều trở ngại khi bà vào sân bay. Theo bà, các sĩ quan tại hiện trường rất thân thiện, nhưng chỉ huy của họ thì không. Họ cho rằng bà đang lãng phí tài nguyên của quân đội cho những động vật này.
Hình ảnh khoảng 125 con chó trong những chiếc lồng mà bà Maxwell-Jones đang cố gắng đưa ra khỏi Afghanistan đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người cáo buộc các lực lượng Mỹ đã bỏ lại chó nghiệp vụ ở Afghanistan.
Tuy vậy, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby ngày 31.8 đã phủ nhận những cáo buộc này. Ông Kirby nói quân đội Mỹ không bỏ lại quân khuyển và những con chó trong ảnh là của Kabul Small Animal Rescue.
Dù vậy, bà Maxwell-Jones nói khoảng 50 con chó trong số đó do những nhà thầu hỗ trợ nhiệm vụ của Mỹ bỏ lại. Người phụ nữ này cũng hy vọng có thể đưa được tất cả động vật và nhân viên ra khỏi Afghanistan trong những tuần tới.
Chó mèo được đi du lịch, ngồi bên cạnh chủ nhân trong khoang hành khách
Đây sẽ là tin tốt cho những người yêu động vật và đang chăm thú cưng nếu các hãng hàng không Australia áp dụng quy định mới.
Thú cưng là vật nuôi được nhiều người yêu mến, nâng niu và mang theo bên cạnh mọi lúc mọi nơi. Đi du lịch cùng thú cưng cũng ngày càng trở nên phổ biến đối với những người vừa yêu động vật lại vừa đam mê xê dịch.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, đa số các hãng hàng không trên thế giới cho phép hành khách mang chó mèo lên máy bay nhưng điều kiện khá ngặt nghèo và nhiều nơi chỉ chấp nhận vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi.
Tuy nhiên, tại Australia, lệnh cấm đối với động vật trong khoang hành khách sẽ được nới lỏng trong năm nay, mở ra khả năng thú cưng có thể bay trong cabin cùng chủ nhân.
Hành khách Australia có thể đưa vật nuôi đi cùng, thậm chí ngồi ngay bên cạnh dù ở hạng phổ thông hay hạng thương gia khi lệnh cấm nghiêm ngặt đối với động vật trên khoang máy bay được nới lỏng.
Hiện tại, chỉ có chó nghiệp vụ mới được phép đi lại trong khoang hành khách máy bay, còn lại tất cả các động vật vật khi vận chuyển bằng máy bay phải để ở khoang hàng hóa.
Hai hãng hàng không là Qantas và Jetstar đã tuyên bố dù thế nào họ vẫn không áp dụng chuyện đưa chó mèo lên khoang hành khách nhưng hãng hàng không Virgin Australia vẫn chưa đưa ra quyết định.
Người phát ngôn của hãng hàng không Virgin Australia cho biết: "Chúng tôi sẽ xem xét những thay đổi như một phần trong quá trình đánh giá việc du lịch cho thú cưng. Dù kết quả cuối cùng có như thế nào thì những chú chó nghiệp vụ vẫn được phép đi lại trong khoang hành khách".
Trước đó, hãng hàng không Australia Qantas đã phải đau đầu tìm cách bảo quản và đảm bảo an toàn cho các máy bay phải "đắp chiếu" vì ảnh hưởng của đại dịch. Sa mạc nơi có khí hậu khô, nóng là địa điểm bảo quản máy bay lý tưởng nhưng nơi đây lại ẩn chứa hiểm họa từ những loài động vật trên sa mạc như rắn, bọ cạp...
Peter Gibson, phát ngôn viên của Cơ quan An toàn Hàng không Australia cho biết có một số việc mà các hãng hàng không sẽ phải giải quyết trước khi quyết định có bật đèn xanh cho vật nuôi lên khoang hàng khách máy bay hay không.
Ông cho biết: "Hành khách trên máy bay rất khác nhau, có thể có người bị dị ứng với chó, mèo. Đưa ra quyết định sẽ không hề đơn giản nhưng cần đảm bảo quy tắc an toàn".
Quy định mới của Cơ quan An toàn Hàng không Australia đặt các hãng hàng không vào việc phải xem xét cách chứa động vật, phản ứng của chúng đối với tiếng ồn, ảnh hưởng gây ra nếu có đối với hành khách khác, phi hành đoàn có thể mất tập trung, vấn đề vệ sinh của thú cưng ...
Tại châu Âu, Mỹ, chủ sở hữu có thể đưa thú cưng lên khoang máy bay nhưng kèm quy định chặt chẽ và trả một khoản phí nhất định.
Mèo bất lực vì bị chó chiếm chỗ Ngày nào con chó cũng lân la đến chuồng mèo rồi chui vào nằm phè phỡn vì quá ấm, khiến mèo cưng ấm ức nhưng không làm được gì.