Người phụ nữ mới 29 tuổi đã bị gout, tưởng là lạ nhưng lại thường xảy ra với 4 trường hợp này
Người phụ nữ mới chỉ 29 tuổi, nói không với rượu bia, thuốc lá cũng không có tiền sử béo phì, bệnh nền hay di truyền nhưng vẫn bị gout.
Nhắc tới bệnh gout, không ít người quan niệm sai lầm rằng đây là bệnh của nam giới, đặc biệt là những người đàn ông trung niên bụng bia, to béo là các đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gout đã tăng lên đáng kể, thậm chí gần như cân bằng tỷ lệ mắc bệnh với nam giới.
Ngón tay sưng tấy của người phụ nữ 29 tuổi bị gout. Ảnh: Sohu
Mới đây, một bệnh nhân nữ 29 tuổi đến từ Tứ Xuyên (Trung Quốc), đã phải vào viện vì khớp ngón trỏ trái sưng tấy và đau nhức suốt nhiều ngày.
Qua kiểm tra, khớp ngón tay trỏ trái của bệnh nhân sưng tấy, mềm, cử động bị hạn chế, chỉ số acid uric trong máu là 344mol/L. Kết quả chụp CT cho thấy lắng đọng tinh thể urat, gây tổn thương vào sâu trong các khớp, dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị gout.
Trên thực tế, nội tiết tố estrogen trong cơ thể có vai trò rất quan trọng kiểm soát acid uric máu, nhờ đó, phụ nữ trẻ dường như “miễn dịch” với bệnh gout.
Ngoài ra, một số lý do khách quan khác như việc ít uống rượu giao lưu, ăn các sản phẩm thủy sản, nội tạng động vật và các thực phẩm có hàm lượng purin cao khác hay áp lực công việc ít hơn so với nam giới, nên tỷ lệ phái nữ mắc bệnh chẳng khác gì tỷ lệ trúng xổ số độc đắc.
Tuy nhiên, bệnh nhân nữ trên chưa đầy 30 tuổi, nghĩa là còn quá trẻ đã mắc bệnh gout. Ngoài ra, người phụ nữ này không hút thuốc, không uống rượu, không uống đồ uống có đường fructose, không có tiền sử béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh di truyền.
Sau khi thăm hỏi, được biết người phụ nữ này từng đi khám thai ngoài tử cung và cô đã ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng như táo tàu, long nhãn, đường đỏ, hải sâm, thịt và nhiều loại canh hầm khác nhau.
Khi đó, sức đề kháng của cô đang yếu, sự bài tiết hormone vỏ thượng thận giảm, lượng vận động cũng tương đối ít, đồng thời ăn quá nhiều chất purin dẫn đến sản sinh quá nhiều axit uric trong thời gian ngắn và rối loạn chuyển hóa purin, do đó mà gây ra bệnh gout.
Điều đó cho thấy, lợi thế về giới tính không phải là tấm lá chắn hoàn hảo bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh gout.
Video đang HOT
Lợi thế về giới tính không phải tấm lá chắn hoàn hảo bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh gout. Ảnh minh họa
Triệu chứng gout ở phụ nữ
Trong khi nam giới mô tả cơn đau gút giống như một ngọn đuốc đang cháy, một cái búa khoan, kim đâm hay đi chân trần trên than nóng thì với phụ nữ, gút có xu hướng đau lan tỏa, ít dữ dội hơn nhưng lại dễ xuất hiện những hạt lồi tophi hơn. Sự “nhẹ nhàng” và âm thầm là nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với gút và dễ chuẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp.
Chính điều này đã làm bệnh trở nên trầm trọng và gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nam giới. Chuẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân… thì nên đi khám và kiểm tra chỉ số acid uric máu.
Những phụ nữ trẻ này dễ bị bệnh gout “nhắm” tới
- Phụ nữ mặc phong phanh
Khác với nam giới, tình trạng nhiễm lạnh đột ngột là một trong những yếu tố khởi phát bệnh gout ở bệnh nhân nữ, do đó việc chú ý giữ ấm là đặc biệt quan trọng, đặc biệt là với những phụ nữ đã bị gout.
- Phụ nữ hút thuốc chủ động và thụ động
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và còn làm tăng nguy cơ bị gout. Thậm chí, các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh gout ở những người không thường xuyên hút thuốc còn cao hơn cả những người thường xuyên hút thuốc.
Điều đó cho thấy những người hút thuốc lá thụ động có sức đề kháng thấp với nicotine và hydrogen cyanide, làm tăng gánh nặng cho cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Phụ nữ lạm dụng thuốc bổ
Không ít sản phẩm thuốc bổ cũng chứa nhiều purin, vì vậy cần dùng thuốc bổ một cách phù hợp và không nên lạm dụng quá mức.
- Phụ nữ có bệnh nền, ít vận động hoặc sử dụng một loại thuốc đặc biệt
Bệnh đa hồng cầu, suy thận, huyết áp cao, nhiễm toan, suy giáp, thiếu hụt glucose-6-phosphatase, béo phì, ít vận đông hoặc dùng các loại thuốc đặc biêt (moxifloxacin, thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C, Vitamin B1,…), sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa acid uric.
Vì vậy, ngay cả phụ nữ trẻ cũng nên có một chế độ ăn uống khoa học, chăm vận động và chú ý đến nồng độ axit uric của mình để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh gout.
Chan món canh mẹ nấu, cơ thể bé gái suýt ngừng phát triển, bác sĩ mắng té tát
Người mẹ khi biết đã ngã ngửa
Con cái là tài sản quý báu của cha mẹ, vì vậy, họ luôn làm những điều tốt nhất chỉ mong con luôn mạnh khỏe và khôn lớn. Và dinh dưỡng là một bước không thể thiếu trong quá trình khôn lớn của đứa trẻ. Thế nhưng liệu cha mẹ đã bổ sung dinh dưỡng cho con đúng cách chưa?
Bát canh suýt ngăn cản sự phát triển thể chất của trẻ
Thời điểm này trong năm, không khí trở nên lạnh dần, một số bà mẹ thường hay bổ sung dinh dưỡng cho con mình bằng các món soup, canh nóng khác nhau. Mẹ bé Linlin - một gia đình tại Trung Quốc - cũng không ngoại lệ. Mỗi ngày cô thay đổi các lượng thực phẩm trong món ăn để con nạp nhiều loại dinh dưỡng khác nhau và giúp con phát triển thể chất cũng như chiều cao.
Thời gian gần đây, bé thường xuyên bị ho, yếu người và đau nhức xương khớp. Cả nhà lo lắng liền đưa con vào bệnh viện kiểm tra ngay. Kết quả cho thấy, chức năng lá lách và dạ dày của đứa trẻ đặc biệt kém đi.
Nghi ngờ có điều gì trong thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của Linlin, bác sĩ hỏi thăm và nhận ra rằng, chính nước dùng trong bát soup Linlin ăn hằng ngày đã chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nếu để lâu, những lớp dầu mỡ này theo thức ăn, bám vào cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, có thể gây ra nhiều loại bệnh như bệnh gout.
Vậy ngoài nước dùng, các loại thực phẩm nào cần tránh để hạn chế nạp dầu mỡ vào cơ thể?
Thực phẩm nội tạng động vật
Các thực phẩm này chứa nhiều cholesterol, hormone và các chất có hại. Khi trẻ ăn chúng trong thời gian dài, chúng sẽ làm tăng lipid máu, gây dậy thì sớm và các vấn đề sức khỏe khác.
Hải sản
Hải sản thật sự tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng chúng, trẻ sẽ vô tình nạp quá nhiều axit uric, gây ra bệnh gout.
Thức ăn nhanh
Trẻ em đặc biệt thích các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, harmburger,... Thế nhưng, đây là loại đồ ăn dễ tích mỡ thừa nhất. Một khi không kiểm soát thói quen ăn uống này, hệ thống nội tiết trong cơ thể của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, gây tiết hormone sinh dục sớm và gây ra tình trạng dây thì sớm cho trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện rằng, trẻ em thường xuyên ăn đồ chiên rán có nguy cơ trưởng thành sớm gấp 2,5 lần so với trẻ em bình thường.
Kèm theo đó, thông thường, lượng dầu sẽ được tái sử dụng để tiết kiệm chi phí cho các nhà hàng, quán ăn. Nhưng ăn dầu đun nóng nhiều lần có thể gây hại lâu dài đến sức khỏe.
Vậy cha mẹ có thể chuẩn bị cho các buổi ăn của trẻ vào những ngày không khí se lạnh?
Cháo và các loại canh
Đây là món ăn cơ bản không thể bỏ qua. Cha mẹ có thể thay đổi các thực phẩm có lợi bên trong bát cháo như củ cải trắng, rau ngót, thịt,...
Thịt chim bồ câu
Loại thịt này giàu huyết sức tốt và ít chất béo giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Những sai lầm khi điều trị gout khiến bệnh ngày càng nặng hơn Gout không phải là bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều người xem nhẹ bệnh, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân gout điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM...