Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
Sau 5 năm, số tiền tiết kiệm của người phụ nữ này chỉ còn vỏn vẹn 3.000 đồng. Sự thật đằng sau khiến cả ngân hàng và dư luận bất ngờ.
Vào năm 2014, một sự việc tranh chấp tài sản tiền gửi ngân hàng đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận Trung Quốc. Theo đó, người phụ nữ của vụ việc là một khách hàng nữ tên là Tôn (60 tuổi, sống tại thị xã Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông). Lựa chọn gửi tiết kiệm khoản tiền lớn tại ngân hàng, người này không ngờ rằng sau 5 năm, số tiền mà bản thân tích góp lại “không cánh mà bay”. Sau cùng, bà đã nhờ pháp luật vào cuộc để làm rõ đầu đuôi cũng như đòi lại công bằng cho bản thân.
Tiền gửi “không cánh mà bay”
Bà Tôn là một thương nhân kinh doanh hàng may mặc ở chợ. Năm 2009, bà quyết định mang số tiền 1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ đồng) đến ngân hàng gửi tiết kiệm. Bà dự định sẽ rút tiền khi con trai lấy vợ. Một phần cho con xây nhà, còn lại dùng làm tiền dưỡng già cho bản thân.
Vào năm 2014, gia đình có việc cần sử dụng đến tiền nên bà Tôn ra ngân hàng xin rút cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, khác với những gì tưởng tượng, giao dịch viên bất ngờ thông báo một tin chấn động khiến bà Tôn sững sờ. Đó là tài khoản tiết kiệm của bà chỉ còn 1 Nhân dân tệ (khoảng 3.000 đồng).
Bà Tôn ra ngân hàng xin rút tiền thì được giao dịch viên thông báo tin sốc.
Bà Tôn bàng hoàng trước những gì vừa nghe thấy. Bà nhờ nhân viên kiểm tra lại vì có thể xảy ra nhầm lẫn. Thế nhưng, câu trả lời vẫn là 1 Nhân dân tệ.
Video đang HOT
Quá bức xúc khi số tiền tiết kiệm của mình không những không sinh lời mà còn “biến mất” một cách vô lý, bà Tôn nhiều lần đến ngân hàng yêu cầu giải thích nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Lúc này, bà nhờ cảnh sát vào cuộc điều tra rồi đâm đơn kiện ngân hàng ra tòa.
Trong quá trình điều tra, phía ngân hàng cũng có thái độ hợp tác, cung cấp đầy đủ giấy tờ có liên quan cho cảnh sát. Khi này, phía ngân hàng phát hiện sổ tiết kiệm của bà Tôn có dấu hiện làm giả nên từ chối chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, sau khi điều tra kỹ lưỡng, cảnh sát kết luận bà Tôn không liên quan đến việc làm giả sổ tiết kiệm.
Sự thật không ai ngờ
Vụ kiện kéo dài đến năm 2020, bà Tôn vẫn tiếp tục khởi kiện ngân hàng để đòi lại quyền lợi của bản thân. Lúc này, toàn bộ sự thật mới được cảnh sát phơi bày.
Theo điều tra của cảnh sát, việc số tiền tiết kiệm 3,4 tỷ đồng của bà Tôn biến mất có liên quan đến một cựu nhân viên ngân hàng tên là Điền. Năm đó, Điền phụ trách tiếp đón bà Tôn tại ngân hàng. Thấy bà Tôn gửi tiết kiệm số tiền lớn, Điền liền này sinh lòng tham, làm giả hồ sơ gửi tiền của bà. Sau đó, người này nhiều lần tự ý rút tiền để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Sau nhiều năm, sự thật đằng sau cuốn sổ tiết kiệm 1 triệu Nhân dân tệ của bà Tôn đã được làm sáng tỏ.
Không chỉ bà Tôn, còn có nhiều người khác cũng là người của Điền. Ước tính từ năm 2008 đến năm 2010, số tiền mà người này chiếm đoạt đã lên tới hơn 6 triệu Nhân dân tệ. Sau khi chiếm đoạt tài sản của các người đó, Điền âm thầm xin nghỉ việc rồi sống an nhàn tới khi vụ việc của bà Tôn được làm rõ.
Tại cơ quan chức năng, Điền đã khai nhận toàn bộ thủ đoạn của bản thân. Tòa án xem xét kỹ lượng mọi tình tiết rồi ra phán quyết kết án 10 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Điền. Ngoài ra, phía ngân hàng phải trả cho bà Tôn 1 triệu Nhân dân tệ cùng tiền lãi tương ứng vì đã làm xảy ra sai sót trong quá trình giao dịch. Phía ngân hàng chấp thuận theo phán quyết của tòa và không kháng cáo.
Vụ tranh chấp tiền gửi của bà Tôn đã thu hút sự chú ý của dư luận xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau phiên tòa, phía ngân hàng cũng bị nói rất nặng nề khi để xảy ra lỗ hổng trong công tác bảo mật thông tin khách hàng cũng như quá trình quản lý và giám sát của mình. Đại diện ngân hàng đã gửi lời xin lỗi công khai trên truyền thông và hứa không để xảy ra sự việc tương tự.
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
Tưởng sẽ thu về khoản tiền lãi lớn, người phụ nữ ở Trung Quốc không ngờ mình lại phải chịu nhìn tài sản mất trắng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Gửi tiền tiết kiệm với lãi suất cao
Trước khi gửi tiền ngân hàng, mọi người thường cân nhắc lãi suất giữa các bên để chọn nơi phù hợp, đáng tin tưởng và cũng có lợi cho bản thân nhất. Cô Lý ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng như vậy. Sau khi được bạn bè giới thiệu cho một quản lý cấp cao tại một ngân hàng ở địa phương, cô Lý xem xét kỹ lưỡng và quyết định gửi tất cả 48 triệu NDT (khoảng 168 tỷ đồng) tiền tiết kiệm của mình vào đây.
Cô Lý cho biết, bạn cô nói rằng lãi suất tiền gửi tại ngân hàng này cao hơn tất cả các ngân hàng khác trong khu vực. Sở dĩ người bạn được nhận lãi suất ưu đãi như vậy vì quen biết một quản lý cấp cao ở đó. Cô Lý nhẩm tính nếu gửi tiền đến đây, cô có thể nhận được 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) tiền lãi mỗi năm.
Tin tưởng người bạn đã quen biết lâu năm, cô Lý cùng bạn đã đến ngân hàng để gặp người quản lý nói trên. Thủ tục diễn ra rất nhanh, chỉ mất chưa đầy nửa tiếng người quản lý đã hoàn thành xong giấy tờ gửi tiết kiệm cho cô Lý. Người này cũng giao cho cô một cuốn sổ tiết kiệm như tất cả các ngân hàng khác phát hành. Cô Lý khấp khởi mừng thầm vì từ nay kể cả không cần tiếp tục làm kinh doanh, số tiền lãi nhận được vẫn đủ để cả gia đình cô thoải mái chi trả phí sinh hoạt.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì cô Lý đã rơi vào thất vọng. Một ngày, khi đang xem bản tin thời sự, cô Lý xem được tin tức một quản lý cấp cao của ngân hàng bị bắt. Và không may, đó lại là người quản lý đã làm thủ tục gửi tiền tiết kiệm cho cô. Theo báo cáo, người này lợi dụng chức vụ của mình để chiếm đoạt tài sản từ tiền gửi của các khách hàng, gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng. Sau khi bị phát hiện, người quản lý đã bị khởi kiện và đối mặt với án tù.
Cô Lý lập tức tá hỏa đến ngân hàng kiểm tra, nhưng nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản cô chỉ còn 0 đồng. Qua kiểm tra, số tiền cô gửi lúc đó đã bị người quản lý chuyển sang tài khoản khác chỉ sau nửa tiếng sau khi hoàn thành thủ tục. Thậm chí, biên lai gửi tiền mà người đó đưa cho cô Lý thực chất cũng là giả. Trên thực tế, hệ thống ngân hàng chưa từng ghi nhận về 48 triệu NDT (khoảng 168 tỷ đồng) của cô.
Lúc này, cô Lý vô cùng suy sụp, đồng thời yêu cầu ngân hàng phải chịu trách nhiệm và tiến hành khởi kiện phía ngân hàng.
168 tỷ đồng không cánh mà bay
Cảnh sát cho biết, sau khi chiếm đoạt tiền của các khách hàng, trong đó có tiền tiết kiệm của cô Lý và bạn cô, người quản lý đã tiêu hết và không còn để truy thu. Theo quy định của pháp luật, người này sẽ bị phạt tù. Tuy nhiên, những việc làm này xuất phát từ phía cá nhân, không liên quan gì đến ngân hàng. Vì vậy, phía tòa án tuyên bố ngân hàng sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cô Lý.
(Ảnh minh họa)
Tiền mất, quá trình kiện tụng cũng thất bại, cô Lý phải ngậm ngùi chịu mất trắng số tiền tiết kiệm cả đời của mình. Sự việc của cô Lý là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người đừng tham lam những món lợi nhỏ lẻ để mất đi tài sản lớn, vì không có miếng bánh nào dễ dàng rơi từ trên trời xuống như vậy. Ngay cả người khôn ngoan và kinh doanh lâu năm như cô Lý cũng sẽ có lúc mắc bẫy do bọn lừa giăng sẵn.
Phía cảnh sát Trung Quốc cũng liên tục nhắc nhở người dân khi thực hiện giao dịch ở ngân hàng phải tiến hành công khai, không nên dễ dàng tin tưởng và giao dịch riêng với bất kỳ cá nhân nào. Đặc biệt, mọi người đừng dễ dàng tin tưởng vào những khoản "lợi nhuận cao bất ngờ" không rõ nguồn gốc. Những khoản tiền gửi tưởng chừng an toàn cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro vô hình và tội phạm lừa có thể ở khắp mọi nơi.
Con trai thừa kế sổ tiết kiệm 21 tỷ đồng, đến ngân hàng rút tiền thì bất ngờ với câu nói của nhân viên: Không có số tiền nào bên trong Nhân viên ngân hàng Trung Quốc này đã khẳng định sổ tiết kiệm là giả, yêu cầu tịch thu và tiêu hủy ngay. Sự việc này đã diễn ra từ nhiều năm trước tại Trung Quốc. Song mới đây nó tiếp tục được chia sẻ trở lại và thu hút sự chú ý của nhiều người. Mẹ qua đời để lại sổ tiết...