Người phụ nữ đi xe máy xuyên Việt từ Móng Cái tới Cà Mau, tốn 0 đồng
Trên chiếc xe máy Honda Dream tuổi đời 27 năm của bố, chị Cecilia Anh Vân đi xuyên Việt từ Móng Cái tới Cà Mau, sang Phú Quốc hết 99 ngày, không tốn một đồng nào. Vì ‘tôi luôn tin vào những ước mơ’.
Chị Anh Vân đi xuyên Việt với chiếc Dream, người phụ nữ đang rong ruổi khắp TP.HCM với chiếc xe máy. Ảnh THÚY HẰNG
Quần short, áo thun, giày thể thao và chiếc Dream “huyền thoại”, chị Cecilia Anh Vân (tên thật là Nguyễn Thị Hồng Vân) tới gặp chúng tôi ở một quán cà phê ở Q.3, TP.HCM. Đi lại trong thành phố lớn nhất cả nước với người phụ nữ này đã là chuyện nhỏ. Người phụ nữ làm nghề khai vấn (coaching) này còn vừa hoàn thành chuyến đi xuyên Việt theo đường ven biển bằng xe máy trong hơn 3 tháng.
‘Ước mơ chưa thực hiện như dằm trong tim’
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, từ khi còn là một người trẻ, chị Anh Vân đã muốn được đi xuyên Việt, ít nhất là một lần trong đời. “Nhưng cuộc sống cứ cuốn ta đi, đi học rồi đi làm, sự nghiệp, gia đình, con cái. Ước mơ chưa thực hiện được như dằm trong tim, thi thoảng lại nhói lên một cái. Một ngày tôi quyết định, tạm gác lại mọi thứ và lên kế hoạch đi dọc cung đường biển của Việt Nam bằng chiếc xe máy của bố tôi”, chị Anh Vân kể.
Chị đi từ Trà Cổ (TP.Móng Cái, Quảng Ninh)… Ảnh NVCC
Qua đèo Hải Vân… Ảnh NVCC
Chiếc xe Dream của Thái Lan vốn là tài sản quý giá nhất trong gia đình chị Anh Vân, bố chị mua bằng 5 cây vàng, năm 1995. Đã 27 năm, chiếc xe vẫn chạy tốt, chưa thay phụ tùng gì nhiều, trừ săm, lốp. Từng định đi phượt với chiếc xe tay ga cũ của mình, nhưng chiếc xe kỷ niệm của bố đã thôi thúc Anh Vân nhiều hơn.
“Bố từng chở chúng tôi khắp Hà Nội với chiếc xe ấy. Từ ngày bố về hưu, tới lượt 2 con và các cháu của tôi được ông đưa đón đi học mỗi ngày. Tôi muốn cùng “giấc mơ” của bố (trong tiếng Anh, dream là giấc mơ – PV) để thực hiện giấc mơ của mình. Bố cũng ủng hộ quyết định của tôi. Tất cả các thành viên gia đình đều ủng hộ”, chị Anh Vân kể.
Dù đã chuẩn bị tài chính riêng cho chuyến đi nhưng chị Anh Vân muốn thử thách bản thân nhiều hơn. Chị lập website, chia sẻ trên Facebook câu chuyện của mình, về hành trình đi dọc ven biển Việt Nam (chị gọi tên là C2C – see to sea) trên chiếc xe Dream và “xin” tiền từ tất cả mọi người, từ người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp…
Chị Anh Vân đi “xin” tiền của mọi người cho chuyến xuyên Việt bằng xe máy.
“Khi bạn chuẩn bị cho một ước mơ lớn, một kế hoạch lớn, bạn sẽ đối diện với nhiều nỗi sợ, điển hình là sợ thiếu tiền, sợ mất thể diện, phải nhờ cậy đến sự hỗ trợ của người khác… Thực tế cũng rất nhiều người sẽ nghĩ là “cô đi du lịch cho bản thân cô thì cứ đi, sao tôi lại phải cho cô tiền?”. Nhưng bao nhiêu người từ chối thì cũng bấy nhiêu người ủng hộ. Đặc biệt là cộng đồng những người làm khai vấn. Bởi vì, chúng tôi đều tôn trọng những ước mơ, những mục tiêu thử thách của bản thân và cả những người khác”, chị Anh Vân kể.
“Thay vì mời tôi một ly cà phê ở quán, một tô phở ở tiệm hay một đĩa bánh cuốn vỉa hè, mọi người chuyển khoản tặng tôi 30.000 đồng, 50.000 đồng, thậm chí là 500.000 đồng hay cả vài triệu đồng với lời nhắn “chọn khách sạn tốt để nghỉ ngơi chu đáo lấy sức thực hiện ước mơ nhé”. Mọi người đều ủng hộ tôi thực hiện giấc mơ của mình”, chị Anh Vân cho biết thêm.
Video đang HOT
Tới mũi Cà Mau…
Chiếc Dream của bố, và màn hình cây số hiển thị 3.386 km khi tới mũi Cà Mau. Ảnh THÚY HẰNG – ANH VÂN
Chạy xe máy gần 3.600 km
Tháng 3.2022, xuất phát từ Hà Nội, chị Anh Vân chạy xe máy xuống TP.Móng Cái (Quảng Ninh). Rồi từ mũi Sa Vỹ, cứ thế chị đi theo đường ven biển dọc Tổ quốc. Tới mũi Cà Mau thuộc xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển, Cà Mau là cuối tháng 6, chị thống kê, tất cả hành trình hơn 90 ngày, đặt chân tới 32 tỉnh thành, với tổng số 3.386 km.
“Từ Cà Mau tôi cũng tiếp tục chạy xe máy tới Kiên Giang, mảnh đất tận cùng của đường ven biển ở Tây Nam đất nước. Như vậy, nếu tính cả Kiên Giang, tôi đi 33 tỉnh thành, đúng 101 ngày, với gần 3.600 km bằng xe máy”, chị Anh Vân kể.
Có 2 lần chiếc xe máy bị thủng săm phải thay, một số lần phải cho xe tới tiệm để bảo dưỡng, thay nhớt, kiểm tra lại phanh (thắng). Suốt dọc hành trình, chỉ có 1 lần chị “tự mình ngã” ở biển Rạng, Quảng Ngãi. Người phụ nữ xác định đi tà tà, mệt là dừng nghỉ, gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người địa phương, không chạy xe buổi tối. Mục tiêu của chị không phải là thử thách sự hiểm nguy của bản thân.
Hơn 3 tháng ra khỏi nhà, có những kỷ niệm khó để mà quên. Tới những vùng đất mới, chị Anh Vân gặp những người bản địa tốt bụng. Biết được câu chuyện đi xuyên Việt bằng xe máy của chị, nhiều người rất quý, giảm giá tiền khách sạn, người mời ăn cơm, ngủ lại nhà như một người thân trong gia đình.
3 người cùng tên Vân ở ngôi nhà cổ Nam Định
“Định vị chỉ tôi tới một homestay trong ngôi nhà cổ của hai vợ chồng ông lão ngoài 70 tuổi ở H.Giao Thủy, Nam Định. Cả ba chúng tôi đều tên Vân. Ông bà coi tôi như một người cháu đi xa quê lâu ngày, cứ giữ ở lại thật lâu”, chị kể.
Hay lần đi tới biển Trung Lương, Bình Định, chị dừng chân ở một homestay của một chàng trai tên Vương chịu khó và giàu khát vọng. Mẹ anh thiệt tình, mến khách, mang hết những món ngon nhất trong vùng ra nấu cho khách thưởng thức. Như vị ngon của mắm ruột cá chấm miếng cà xanh, chị Anh Vân vẫn rất nhớ.
“Nhưng cũng có lúc tôi thoáng có ý nghĩ muốn dừng giữa chừng. Đó là khi xa nhà 1 tháng, tôi vừa chạy qua đèo Hải Vân, nắng nóng gay gắt, tôi bị ốm. Bố tôi gọi điện giục “hay thôi về, đi thế cũng lâu rồi”. Nhưng nghỉ ngơi mấy ngày, tôi khỏe lại, phấn chấn lên và không cho phép mình từ bỏ”, chị hồi tưởng.
Món mắm ruột cá chấm cà xanh và người chủ nhà tốt bụng ở Bình Định. Ảnh NVCC
Hãy thực hiện giấc mơ của mình
Chị Anh Vân mô tả hành trình dọc bờ biển Việt Nam mà chị đã đi qua như hành trình thực hiện một dự án, hay như thăng trầm trong cuộc đời một con người. Lúc khởi hành thì phấn chấn, sau đó thì khó khăn ập tới. Kiên trì vượt qua những thử thách, cộng thêm sự cổ vũ của mọi người ta sẽ cán đích. Ta cũng lại phát hiện ra phần thưởng mình mong đợi không nằm ở đích đến như suy nghĩ là mũi Cà Mau, mà lại ở Đảo Ngọc, Phú Quốc.
Người phụ nữ là chuyên gia khai vấn chia sẻ nhiều người thường trì hoãn những giấc mơ vì những nỗi lo sợ. Người chưa nghỉ việc chỗ này đã phải tìm ngay việc chỗ khác, sợ nghỉ vài ngày đi du lịch đâu đó thì cơ hội, vị trí của ta người khác sẽ lấy mất. Nhưng con người sống một cuộc đời rất dài, với nhiều sự bất ngờ, sao không tận hưởng từng khoảnh khắc?
“Khi mẹ con tôi tới H.Ngọc Hiển, Cà Mau, chúng tôi di chuyển thêm hơn 120 km và được tiếp đón thân tình trong gia đình một bạn nhỏ đang học lớp 12 ở H.Đầm Dơi. Bạn nhỏ học rất khá tiếng Anh, khao khát thi đậu ĐH ở TP.HCM, học về marketing để có thể trở về quê hương bán được thật nhiều cua cho cha mẹ. Nhiều người ở miền quê nghèo không tin cậu có thể làm được. Tôi thì luôn tin, ý chí và nỗ lực, cùng sự nghiêm túc trong hành trình bạn đang làm, bạn có thể tới đích”, chị Anh Vân chia sẻ.
Từ ngày 24.5, chị Anh Vân có con gái đồng hành
Những khoảnh khắc đẹp trong suốt chuyến đi của chị Anh Vân.Ảnh NVCC
Chị Anh Vân là mẹ của 2 bạn nhỏ, bạn nam sắp lên lớp 12, bé gái lên lớp 9. Trong hơn 3 tháng đi phượt xuyên Việt, chặng Hà Nội – TP Móng Cái, Móng Cái – TP Hạ Long và Phú Yên – Khánh Hòa, chị có anh chồng đồng hành. Và từ ngày 24.5, con gái nghỉ hè đã bay vào Khánh Hòa. Hai mẹ con tiếp tục hành trình từ Nha Trang tới Cà Mau, Kiên Giang và đang khám phá TP.HCM.
“Tôi rất muốn các con hiểu rằng bất kỳ điều gì con muốn làm, khao khát muốn thực hiện và nghiêm túc với nó thì cứ làm thôi. Hành trình của con không đơn độc. Khi con thực hiện giấc mơ của mình, cũng là con đang thực hiện giấc mơ của rất nhiều người”, người mẹ đi xuyên Việt với xe Dream bộc bạch.
Người phụ nữ vẫn đang rong ruổi khám phá TP.HCM với chiếc xe máy. Ảnh THÚY HẰNG
Vừa đi phượt vừa làm việc
Tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), chị Anh Vân (43 tuổi) hiện là một chuyên gia khai vấn. Chị từng là nhà báo trước khi chuyển sang phụ trách truyền thông thương hiệu cho một số tập đoàn lớn.
Vừa đi xuyên Việt, chị vẫn mang theo laptop và các thiết bị phục vụ làm việc từ xa, học trực tuyến. Người phụ nữ đi phượt bằng xe máy cho hay trong hơn 3 tháng không ở Hà Nội, chị vẫn có thu nhập khoảng 50 triệu đồng từ khai vấn và viết lách.
Chị “bật mí” khoản tiền được ủng hộ trong chuyến đi xuyên Việt bằng xe máy C2C sẽ được dùng để làm thiện nguyện và dự án hỗ trợ văn hóa đọc. Chị mong muốn ủng hộ những bạn nào sắp thực hiện giấc mơ du lịch, khám phá đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp – như cách mà chị đã từng được hỗ trợ.
Vụ thai phụ 6 tháng ở Hà Nội tử vong, chồng đau đớn chia sẻ trên Facebook: Bệnh viện Thanh Nhàn nói gì?
Đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã lên tiếng sau vụ việc người phụ nữ mang thai 6 tháng tử vong sau 2 ngày cấp cứu.
Liên quan vụ việc người phụ nữ mang thai 6 tháng tử vong sau 2 ngày cấp cứu, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, ngày 15/11, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân T.T.H. (33 tuổi) nhập viện trong tình trạng thiếu máu rất nặng. Các bác sĩ đã truyền cho sản phụ 700 ml máu, 300 ml hồng cầu.
Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy diễn biến bệnh quá nhanh và nặng. Tiểu cầu của bệnh nhân chỉ có 9 tiểu cầu/l máu trong khi người bình thường từ 150.000 đến 200.000 tiểu cầu/l máu. Nguy cơ xuất huyết rất lớn, thiếu máu trầm trọng chỉ còn 1/3 lượng máu trong cơ thể.
"Kíp trực bác sĩ đã phải truyền máu, cấp tập không bệnh nhân xuất huyết rất nguy hiểm, truyền nhưng tiểu cầu chỉ lên được 12", bà Hương nói.
Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, các bác sĩ chuyên khoa về huyết học, sản, hồi sức đã đánh giá về trường hợp của sản phụ H. Đồng thời tham vấn chuyên môn một số bệnh viện lớn, nhận định nguy cơ tử vong rất cao.
Bà Hương cho biết, sản phụ mang thai lần 5, hai lần gần nhất thai lưu nhưng không đi khám, không tầm soát ngay từ đầu khi mang thai. "Qua họp hội đồng chuyên môn chúng tôi xác định bệnh nhân bị chứng rối loạn đông máu, Hội chứng HELLP - rối loạn liên quan tới tiền sản giật, nếu không chữa trị kịp thời, có thể gây tử vong. HELLP là một dạng nhiễm độc thai nghén thường gặp ở 5 - 8% phụ nữ đang mang thai, phổ biến nhất là sau tuần 20 khi mang bầu", bà Hương thông tin.
Chị H. cùng đứa con trong bụng qua đời sau khi thăm khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Ảnh: NVCC)
Về việc người nhà phản ánh sau khi tiêm thuốc chống sốc, sản phụ bị sùi bọt mép, nhưng sau 40 phút mới có 2 bác sĩ đến thăm khám, đại diện bệnh viện lên tiếng, "ngay từ khi bệnh nhân vào viện cấp cứu, truyền máu, truyền hồng cầu các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa. Trước tính mạng bệnh nhân, bác sĩ không bao giờ bỏ rơi. Kíp trực đã làm rất nhiều xét nghiệm nước tiểu, máu...".
Bà Hương cũng cho hay, trong tình huống cấp bách, tiểu cầu quá thấp cũng không thể chuyển viện. Khi sang bệnh viện khác, bệnh nhân lại phải làm lại toàn bộ xét nghiệm trong khi bệnh viện đã xin được hồng cầu, máu... Chuyển viện sẽ mất thời gian trong khi tính mạng bệnh nhân đang cấp bách, phải ưu tiên cấp cứu trước.
"Bệnh viện công khai thông tin và giải thích cho người nhà hiểu. Gia đình nào cũng thế, mất mát lớn rất bức xúc nhưng mọi người chưa hiểu vấn đề chuyên môn", bà Hương nói thêm.
Trước đó, ngày 24/11, anh V., sống tại Hà Nội, đau xót chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về việc mất vợ và đứa con trong bụng mới 6 tháng sau khi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sau khi sản phụ được truyền tiểu cầu và hồng cầu, siêu âm phát hiện thai nhi đã mất. Sau tiêm chống sốc, sản phụ cũng không qua khỏi.
Người chồng cho biết, gia đình bày tỏ nguyện vọng không mong muốn được đền bù, nhưng "người đã mất rồi, hi vọng bệnh viện đưa ra kết luận cuối cùng để vợ con tôi ra đi thanh thản".
Người đàn ông 61 tuổi tử vong sau khi vào nhà nghỉ cùng một phụ nữ Vào nhà nghỉ cùng với một phụ nữ, người đàn ông 61 tuổi sau đó thấy mệt mỏi, khó thở và tử vong, dù được đi viện cấp cứu. Ngày 22/11, ông Huỳnh Tấn Dũng - Chủ tịch UBND xã Phước An (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) - xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc một người đàn...