Người phụ nữ da đen gây sốt vì cưỡi ngựa đi biểu tình ở California
Hình ảnh một người phụ nữ cưỡi ngựa dẫn đầu đám đông biểu tình ở California phản đối cái chết của George Floyd đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng vì quá ấn tượng.
Cô Brianna Noble không dự định cưỡi con ngựa Dapper Dan của cô vào trung tâm cuộc biểu tình tối 29/5 tại thành phố Oakland. “Tôi không hề lên kế hoạch cho việc này”, cô gái 25 tuổi nói với Guardian.
“Tôi chỉ bực mình khi ngồi ở nhà và xem video về George Floyd. Tôi cảm thấy bất lực và tự nghĩ: ‘Tôi chỉ là một người biểu tình bình thường nếu tôi đi một mình, nhưng không ai có thể bỏ qua một người phụ nữ da đen ngồi trên lưng ngựa’”, cô chia sẻ.
Noble là một trong số hàng nghìn người biểu tình xuống đường hôm 29/5 để phản đối cái chết của George Floyd ở Minneapolis và Breonna Taylor ở Louisville. Họ kêu gọi buộc tội ba cựu cảnh sát liên quan đến vụ bắt giữ Floyd. Derek Chauvin, cựu sĩ quan thứ 4, đã bị buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát.
Cô Brianna Noble cưỡi con ngựa Dapper Dan của cô tham gia biểu tình ở California. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Khi màn đêm buông xuống ở Oakland, nhiều người lục soát các cửa hàng bán lẻ như Target, đột nhập vào các đại lý xe hơi và gây ra nhiều đám cháy. Hình ảnh những hành động xấu xí này đã bị gán cho những người biểu tình.
Noble nói rằng việc mọi người tập trung vào các thiệt hại cũng là một động lực khác để cô đưa con ngựa Dapper Dan vào trung tâm thành phố Oakland.
“Tôi biết rằng tin tức về những vụ đập phá, cướp bóc đang là tiêu điểm”, cô Noble nói. “Vì vậy, tôi nghĩ ‘Hãy ra ngoài cho truyền thông thấy một cái gì đó tích cực’”.
Cô Noble, người huấn luyện ngựa hoang, cũng cố gắng thay đổi câu chuyện trong giới cưỡi ngựa ở California. Phần lớn người cưỡi ngựa là người da trắng và rào cản tài chính để gia nhập giới này rất cao.
Cô hy vọng rằng ngoài việc góp phần vào phong trào chống lại sự bạo lực cảnh sát đối với người da màu, cô sẽ trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên tham gia thi đấu nhảy ngựa tại Olympic và đưa những đứa trẻ có thu nhập thấp vào cộng đồng cưỡi ngựa.
Twitter gỡ video của chiến dịch tranh cử Trump
Video do chiến dịch tranh cử Trump chia sẻ, lên án tình trạng bạo loạn sau cái chết của George Floyd, bị Twitter gỡ bỏ vì vi phạm bản quyền.
Tài khoản @TeamTrump thuộc chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/6 đăng lên Twitter video có tiêu đề "Hàn gắn, không hận thù", lên án các hành vi bạo lực trong biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd. Tuy nhiên, video này đến nay chỉ hiển thị thông báo: "Video đã bị vô hiệu hóa theo báo cáo từ người sở hữu bản quyền".
Twitter xác nhận họ đã nhận được yêu cầu gỡ bài từ người sở hữu bản quyền một hình ảnh xuất hiện trong video, nhưng không tiết lộ danh tính người này. Tuy nhiên, video vẫn tồn tại trên YouTube.
Tổng thống Donald Trump đi từ Nhà Trắng qua công viên Lafayette đến thăm nhà thờ St. John's ở gần đó hôm 1/6. Ảnh: AP
Video dài 3 phút 45 giây gồm một đoạn phát biểu của Trump, trong đó ông gọi cái chết của Floyd là "một thảm kịch nghiêm trọng lẽ ra không bao giờ được xảy ra". Nối tiếp là nhiều đoạn clip và hình ảnh khác, cho thấy các buổi tưởng niệm Floyd, đám đông người biểu tình cũng như những kẻ cướp phá.
"Ký ức về George Floyd đã bị những kẻ gây rối, cướp bóc và vô chính phủ sỉ nhục", Trump nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Twitter gỡ các video của Trump do khiếu nại về bản quyền. Tháng 10/2019, một video do Tổng thống Mỹ chia sẻ bị gỡ bỏ theo yêu cầu từ Tập đoàn Âm nhạc Warner vì sử dụng ca khúc "Photograph" của Nickelback mà chưa xin phép. Hồi đầu năm ngoái, Twitter cũng hạ một video của chiến dịch tranh cử Trump do sử dụng một số phần trong bộ phim "Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy".
"Twitter đã nhiều lần không giải thích được tại sao những quy định của họ dường như chỉ áp dụng với chiến dịch của Trump mà không phải với những người khác", một phát ngôn viên của nhóm trợ lý tranh cử cho Trump nói. "Việc kiểm duyệt thông điệp đoàn kết quan trọng của Tổng thống liên quan những cuộc biểu tình về George Floyd là một sự leo thang của tiêu chuẩn kép này".
Hôm 28/5, Trump ký sắc lệnh mạng xã hội, nhằm tước quyền miễn trừ pháp lý của các công ty mạng xã hội theo Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn. Sắc lệnh này có thể khiến các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng đăng lên, khiến họ có thể dễ dàng bị kiện hơn.
Ngay hôm sau, Twitter đã ẩn dòng tweet của Trump ám chỉ khả năng Vệ binh Quốc gia nổ súng vào người biểu tình ở Minneapolis, với lý do "cổ xuý bạo lực".
Tuần này, Snap cũng cho biết sẽ không tiếp tục quảng bá các bài đăng trên Snapchat của Trump, với lý do phát ngôn của ông "kích động bạo lực và bất bình đẳng sắc tộc". Trong khi đó, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đối mặt với chỉ trích vì không có hành động gì với những bài viết tương tự của Trump.
Biểu tình lan ra toàn bộ 50 bang ở Mỹ Biểu tình đã lan ra 50 bang của Mỹ, nhưng hiện chủ yếu ôn hòa sau những ngày xuất hiện cướp phá, bạo loạn. Hình ảnh biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" nhằm đòi công lý cho George Floyd, bình đẳng cho người da màu và lên án hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát tại 50 bang...