Người phụ nữ chiến đấu với ung thư bằng gia vị, thực phẩm
Chị Vicky Sewart (người Anh) đã từ chối dùng một loại thuốc mạnh điều trị ung thư vú, thay vào đó là một chế độ ăn đặc biệt ít béo, nhiều hoa quả và nghệ vàng để đối phó với tình trạng này. Vicky chọn một loạt các thức ăn vốn được coi là “siêu thực phẩm”, trong đó cónghệ vàng – loại gia vị mà cô khẳng định là “khiến các tế bào ung thư tự sát”.
Giờ đây, 4 năm đã trôi qua và không hề có dấu hiệu ung thư trở lại, người phụ nữ 44 tuổi này đang trở thành tâm điểm của một dự án nghiên cứu về tác dụng của lối sống, nhằm giúp các nạn nhân khác của căn bệnh này.
Chị Vicky Sewart đã sử dụng một chế độ ăn đặc biệt để đối phó với ung thư vú. Ảnh: Telegraph.
Sau khi được chẩn đoán một khối u ác mọc nhanh, chị Vicky (ở Devon, Anh) đã trải qua hóa trị, xạ trị và phẫu thuật cắt bỏ một bên vú và một khối u bạch huyết vào tháng 6/2008.
Nhưng sau đó, chị đã gây sốc cho các bác sĩ và gia đình khi từ chối dùng thuốc Tamoxifen để làm giảm các triệu chứng bệnh – và cho biết sẽ dùng chế độ ăn làm “thuốc” chữa bệnh.
“Thật là bất thường khi bệnh nhân ung thư vú từ chối dùng thuốc này”, Vicky nói. “Khi tôi báo với bác sĩ rằng tôi không muốn dùng nó, họ chỉ khuyên tôi nên nên giữ để oestrogen tránh xa cơ thể – vốn là nguyên lý tác dụng của loại thuốc này. Họ hoàn toàn không nói chế độ ăn sẽ làm gì đó để chống lại được bệnh ung thư, dù theo cách nào đi nữa”.
“Chuyện đó xảy ra 4 năm trước và tôi nghĩ thái độ của bác sĩ giờ đang thay đổi, vì thế mà những ý tưởng như vậy đang được áp dụng song hành với việc điều trị bình thường”.
“Tôi cực kỳ chắc chắn rằng chế độ ăn đã hỗ trợ cho sự phục hồi của tôi”, chị nhấn mạnh.
Tinh chất Curcumin có trong nghệ vàng có tác dụng hủy diệt tế bào ung thư.
Vicky đã tìm hiểu các loại thực phẩm, mà theo đồn đại, có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân ung thư. Đầu tiên, chị tạo cho mình chế độ ăn rất nghiêm ngặt. Chị trở thành người ăn chay trường và cắt toàn bộ các thực phẩm từ sữa. Chị cũng bổ sung các “siêu thực phẩm” vào bữa ăn, sử dụng hầu hết các thực phẩm hữu cơ (sạch, không hóa chất).
Thực đơn của chị gồm hoa quả, rau củ và nước trái cây, nghệ vàng – vốn được biết đến với tác dụng khiến các tế bào ung thư “tự sát”, gừng và tỏi.
Chị cũng tự tạo kem dưỡng da từ các thành phần tự nhiên, dùng các loại bột giặt và chất tẩy không có hóa chất. Ngoài ra, chị tập thể dục ở mức độ vừa phải.
Video đang HOT
Vicky đưa ra quyết định từ chối sử dụng Tamoxifen là vì sợ những tác dụng phụ của nó. “Tôi không muốn phải lo lắng về điều này, tôi muốn tự do”, chị tâm sự với Telegraph.
Trên cơ sở trường hợp của chị, Viện nghiên cứu ung thư Anh đang tìm hiểu tác dụng của lối sống trong việc ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú sau phẫu thuật. Đây là công trình lớn nhất thuộc loại này trên thế giới, liên quan tới 56 bệnh viện trên khắp đất nước và 3.400 người từng mắc bệnh.
Trong 4 năm qua, Vicky đã cung cấp mẫu máu và nước tiểu, đồng thời điền bảng câu hỏi về thể trạng, chế độ ăn và lối sống cho nghiên cứu này.
Chị còn 1 năm thử nghiệm nữa và dự kiến các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào năm tới. Vicky hy vọng sẽ đánh dấu 5 năm hồi phục của mình vào tháng 8/2013, và sẵn sàng để lập gia đình vào tháng 9.
Tiến sĩ Steve Kelly, một chuyên gia về ung thư vú tại bệnh viện Derriford, cho biết: “Có 3 điều mà các bệnh nhân ung thư vú có thể giúp mình, nó không đảm bảo bạn sống sót, nhưng nó sẽ hỗ trợ. Đầu tiên, luyện tập thể dục 30 phút vào 3 ngày trong tuần. Thứ hai là không tăng cân và thứ ba là giảm lượng mỡ ăn vào. Những điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát. Với bệnh nhân này, hiện mới chỉ có 4 năm và vẫn còn sớm để nói trước điều gì”.
Theo VNE
Bí quyết giảm chứng đầy bụng, khó tiêu sau Tết
Chứng đầy bụng, khó tiêu do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do chế độ ăn uống lạm dụng quá nhiều tinh bột và chất béo, hoặc do ăn quá nhanh nên nhai không kỹ, hoặc ăn xong đi nằm ngay, hoặc do lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá...
Chứng khó tiêu đầy bụng được PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM) mô tả với những đặc điểm: cảm thấy no hơi, đầy bụng, mau no và no lâu, chán ăn, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, nôn do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày.
Người bệnh nên đi khám sớm để biết mình thuộc dạng nào. Nếu khó tiêu đầy bụng là triệu chứng thông thường thì cải thiện bằng chế độ ăn uống, ăn đúng giờ, tránh các chất có hại cho dạ dày. Nếu kéo dài có thể là bệnh lý, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi đây có thể là nguy cơ của những bệnh lý nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu do lối sống, thói quen ăn quá nhiều chất xơ, tinh bột hoặc trong bữa ăn có nhiều chất béo và gia vị. Ăn quá nhanh, không nhai kỹ, khi ăn uống nhiều nước cũng là những yếu tố nguy cơ. Lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá làm tăng a xít dịch vị khiến bụng khó chịu. Một nguyên nhân nữa là do nuốt nhiều không khí trong và giữa bữa ăn ở những người có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ở trẻ sau khi bú không ợ hơi.
Hệ tiêu hóa kém cũng dẫn tới chứng khó tiêu đầy bụng do thiếu dịch, men tiêu hóa, rối loạn nhu động đường tiêu hóa (rối loạn vận động dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản), không dung nạp lactose có trong sữa, thiếu mật hoặc sự tống mật không tốt, do stress.
Khó tiêu đầy bụng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản hồi lưu, bệnh gan mật, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp. Hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh, sắt, kali, tỏi...
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ khám cận lâm sàng, tiến hành chụp X - quang, nội soi và các xét nghiệm như ion đồ, đường huyết, can xi huyết...
Các bí quyết đơn giản giảm chứng bệnh này:
1. Vận động nhẹ sau bữa ăn
Nếu kết quả sau bữa ăn tối là một vùng bụng tròn trĩnh, bạn nên ra ngoài và đi dạo 10 phút. Vận động giúp các bong bóng khí dễ được giải thoát khi đi qua các cơ quan tiêu hóa, khiến cảm giác đầy hơi sẽ nhanh biến mất hơn là cứ nằm dài hay ngồi yên trên ghế sau khi ăn no.
2. Đi khám da liễu
Nếu chứng đầy hơi của bạn đi kèm với nghẹt mũi, có thể phần nào kết luận nguyên nhân gây đầy hơi là do dị ứng: khi hô hấp qua mũi bị tắt nghẽn, bạn buộc phải hít thở bằng miệng, đồng nghĩa với việc bạn hớp vào bụng lượng khí nhiều hơn bình thường và hiển nhiên sẽ dễ bị đầy hơi hơn.
3. Hít và thở
Hít thở đúng cách giúp giảm stress và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng cortisol và adrenaline, các hormon kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, hậu quả có thể gây ra chứng đầy hơi hoặc tiêu chảy. Stress cũng kích thích cơn thèm ăn và ăn một cách mất kiểm soát.
Các bài tập thiền như yoga hay đơn giản chỉ là hít thở sâu, đều đặn và đúng cách đã được khoa học chứng minh có tác dụng giảm stress, đồng nghĩa với việc giảm được nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi do bao tử bị nhồi nhét quá mức.
4. Phân chia khẩu phần sữa
Cơ thể nhiều người không thể hấp thu lactose (có rất nhiều trong các sản phẩm sữa) và hậu quả phổ biến nhất là chứng khó tiêu. Nhưng thông thường, người dị ứng với lactose có thể an toàn tiếp nhận khoảng 12 gram lactose (tương đương với một ly sữa). Vậy nên để tránh bị đầy hơi, bạn đừng bao giờ uống hết lượng sữa cần trong ngày vào một lúc, hãy chia đều ra thành nhiều đợt.
6. Ăn chậm nhai kỹ
Khi vừa đi vừa ăn, ăn từng miếng lớn và nhai qua loa... bạn sẽ nuốt vào một lượng khí nhiều hơn. Khoảng thời gian tiêu chuẩn để bạn hoàn tất một bữa ăn là 15-20 phút. Hãy hít thở một hơi thật sâu sau mỗi lần cắn và luôn kín miêng trong khi nhai - làm như vậy, bạn phải hít thở bằng mũi nên buộc lòng phải nhai nuốt chậm lại. Còn nếu bạn có thói quen vừa đi vừa uống nước, hãy từ bỏ chiếc ống hút và uống trực tiếp từ ly, cốc vì động tác hút nước qua ống hút dễ đưa nhiều khí vào bao tử hơn.
7. Cắt giảm đường
Đường fructose có nhiều trong mật ong, xi-rô và các loại nước giải khát có thể là nguyên nhân gây cảm giác lùng bùng cho bao tử bạn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất đừng đụng đến các loại thực phẩm chế biến, các loại nước giải khát có đường fructose khi trong bụng còn nhiều thức ăn chưa kịp tiêu hóa.
8. Cắt giảm chất béo
Các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ trì hoãn quá trình tiêu hóa, gây ra chứng đầy hơi và tạo cảm giác no. Theo các chuyên gia thì khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đạm, ít calo, ít chất béo thay vì những thực phẩm nhiều dầu, mỡ...
9. Bổ sung probiotic
Có không ít các trường hợp chứng khó tiêu bị gây ra bởi sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, đặc biệt đối với người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang. Probiotic có thể giúp cân bằng vi khuẩn trở lại, tuy nhiên bạn hãy đi khám để được tư vấn loại probiotic nào thích hợp nhất cho bạn.
Trái cây và các gia vị có lợi cho hệ tiêu hóa
Trái cây: Trái cây có chất xơ có thể "giải cứu" bạn khỏi chứng khó tiêu. Chất xơ giúp thực phẩm di chuyển thông qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng, và các bệnh khác. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như đu đủ, (có chứa papain enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày), chuối (dễ tiêu hóa và nhuận tràng) và các loại trái cây khác như táo, lê, nho...
Gừng tươi: Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt... Có thể ăn mứt gừng, gừng muối rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, người đang có vết loét, chảy máu thì không nên dùng.
Tỏi: Tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh đường hô hấp, tim mạch, ung thư... Mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi là đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói, nên tránh dùng các món ăn có tỏi (như nem chua, tré, rau xào tỏi...).
Hành tím, hành ta, củ kiệu: Tác dụng trợ tiêu hóa, chống viêm, ngừa cảm lạnh. Thường dùng chữa ăn uống kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, cảm lạnh, ngoài ra còn phòng ngừa được ung thư. Hành tím, củ kiệu làm dưa ăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, chống ngấy do các món ăn nhiều thịt mỡ, hạn chế tác hại của thịt mỡ đối với sức khỏe.
Nghệ vàng: Tác dụng trợ tiêu hóa, làm lợi mật, kháng khuẩn, giúp mau lên da non, chống loét dạ dày. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh gan mật, viêm loét dạ dày, phụ nữ sau khi sinh bị đau bụng. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô đều được. Ngày dùng 30-40gr tươi hoặc 10-15gr bột khô.
Lá bạc hà: Nhai sống lá bạc hà cũng có lợi cho bất kỳ vấn đề gì về dạ dày. Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn.
Tía tô: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá, an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.
Rau mùi: Rau mùi giúp tăng cường dạ dày, làm giảm đầy hơi, và tăng tiết các enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Một hoặc hai muỗng cà phê nước ép rau mùi trộn với bơ tươi cùng với lá bạc hà và cây thì là rất có lợi trong điều trị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, cảm giác đốt cháy và đầy hơi.
Theo dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu điều trị bằng thuốc. Đó là các loại thuốc uống sau bữa ăn một giờ như chất hấp thụ khí (Smecta, Carbomint, Carbophos); thuốc chứa chất chống đầy hơi (Kremil - S, Mylanta II, Simelox); thuốc dạng sủi bọt (Normogastryl, Alka - Seltzer). Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc uống trước bữa ăn như thuốc chống tiết a xít, thuốc điều hòa nhu động, men tiêu hóa (được chiết xuất từ nội tạng súc vật như heo, bò, có trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzyme), men vi sinh, thuốc lợi mật (Hymecromon, a xít dimecrotic, Cyclovalon), thuốc thông mật (có tác dụng kích thích làm túi mật co bóp, giãn nở ống dẫn mật để tống mật có sẵn vào ruột).
Theo PNO
Top 6 loại thực phẩm ngừa ung thư Mặc dù y học hiện đại phát triển có thể trị được một số căn bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm nhưng tốt hơn cả là bạn hãy phòng ngừa căn bệnh này bằng ăn uống hàng ngày. Chuối Chuối tiêu chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình...