Người phụ nữ chèo lái kinh tế Nga vững vàng trước sóng gió
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các quốc gia phương Tây đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva với mục đích khiến khiến nền kinh tế nước này sụp đổ.
Tuy nhiên, thực tế lại không như mong muốn.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina. Ảnh: EPA/TTXVN
Các quốc gia phương Tây không hài lòng về khả năng kháng cự của nền kinh tế Nga và phản ứng của họ không chỉ nhắm đến Tổng thống Vladimir Putin mà còn cả Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina. Bà Nabiullina nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và Anh.
Cộng đồng quốc tế ghi nhận
Giáo sư Daniel McDowell tại Đại học Daniel McDowell Syracuse (Mỹ) nhận định với tờ Business Insider: “Bà Nabiullina đã thành công trong ổn định kinh tế Nga, bất chấp áp lực kinh tế khổng lồ từ các lệnh trừng phạt”. Ông McDowell đặc biệt ghi nhận bà Nabiullina qua việc nữ thống đốc này dùng kiểm soát vốn và chính sách tiền tệ để ổn định đồng ruble, bên cạnh đó giúp Nga tránh sử dụng các đồng tiền phương Tây trong thương mại quốc tế.
Ông McDowell đánh giá bà Nabiullina đã có quyết định không ngoan giúp giảm tác động tồi tệ từ các lệnh trừng phạt đến mức sống tại Nga. Giáo sư McDowell cho rằng bà Nabiullina có thể là hình mẫu về cách ứng phó với áp lực từ các lệnh trừng phạt bên ngoài.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác lại đánh giá cao vai trò của bà Nabiullina trong việc nâng đỡ nền kinh tế Nga.
Giáo sư Richard Portes tại Trường kinh doanh London (Anh) từng tiếp xúc nhiều lần với bà Nabiullina tại các hội nghị quốc tế, đánh giá: “Nabiullina rất thông minh, và cả những người xung quanh bà ấy cũng vậy”.
Video đang HOT
Nhà kinh tế học người Thụy Điển Anders Aslund vào tháng 3/2022 đánh giá với Moscow Times: “Tôi chưa từng nghe thấy Nabiullina to tiếng. Thật khó để ghét bà ấy”.
Năm 2018, giám đốc IMF khi đó Christine Lagarde đã ca ngợi bà Nabiullina là nhà hoạch định chính sách có thể khiến “ngân hàng trung ương ca hát”.
Chặng đường thành công
Đồng ruble ở Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Nabiullina sinh năm 1963 trong một gia đình người Tatar thiểu số tại thành phố công nghiệp Ufa ở miền Trung nước Nga. Cha của Nabiullina làm nghề lái xe còn mẹ bà là công nhân nhà máy.
Bà từng học tiếng Pháp, yêu thích nhạc cổ điển, đọc các tác phẩm văn học kinh điển của Leo Tolstoy, Fyodor Dostoevsky và Franz Kafka.
Bà Nabiullina gặp chồng Yaroslav Kuzminov vào thập niên 80 của thế kỷ trước khi ông là giảng viên tại trường Đại học Moskva. Họ có một con trai. Bản thân ông Kuzminov là người thành lập Trường Kinh tế Cao cấp danh giá tại Nga.
Trong thời gian học kinh tế học tại Đại học Moskva, bà Nabiullina đã có cơ hội tiếp xúc với các khái niệm kinh tế phương Tây, điều này được coi là có lợi cho bà trong giai đoạn kinh tế Nga chuyển mình hậu Xô Viết.
Đến năm 1991, Nabiullina trở thành nhà kinh tế học tại Hội đồng Liên hiệp Khoa học và Công nghiệp Liên Xô. Vào năm 1994, bà gia nhập Cục Cải cách thuộc Bộ Kinh tế Nga.
Năm 1998, bà nghỉ công việc nhà nước nhưng hai năm sau đó quay trở lại với vai trò Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga. Đến năm 2003, bà rời ghế thử trưởng để làm việc cho một viện nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Bloomberg (Mỹ), bốn năm sau Nabiullina đã rất bất ngờ khi Tổng thống Putin bổ nhiệm bà giữ chức Bộ trưởng Kinh tế. Lời mời của nhà lãnh đạo Nga chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của bà Nabiullina.
Vai trò người dẫn dắt của Nabiullina càng được củng cố vào năm 2013 khi Tổng thống Putin bổ nhiệm bà là Thống đốc ngân hàng trung ương. Vào thời điểm đó, Nabiullina là người phụ nữ đầu tiên giữ ghế lãnh đạo ngân hàng trung ương trong G8 – Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nga.
Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea sau cuộc trưng cầu ý dân và đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, Nabiullina đã chứng minh năng lực của bà xứng đáng với sự tin tưởng của nhà lãnh đạo Nga Putin. Nabiullina đã bảo vệ được nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt. Trong vài năm sau đó, nhiều đồng nghiệp quốc tế bày tỏ tôn trọng và ghi nhận tài năng của Nabiullina khi bà kết nối kinh tế Nga với hệ thống toàn cầu và hiện đại hóa ngân hàng trung ương của nước này.
Năm 2015, Euromoney vinh danh bà Nabiullina là Thống đốc Ngân hàng trung ương của năm. Đến năm 2017, tờ The Banker xướng tên bà là Thống đốc Ngân hàng trung ương của năm tại khu vực châu Âu. Một năm sau đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mời bà phát biểu tại buổi diễn thuyết danh giá Michel Camdessus của tổ chức này.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, phương Tây giáng đòn mạnh vào kinh tế Nga qua hàng loạt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, kinh tế Nga vẫn đứng vững. Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) thông báo tăng trưởng nền kinh tế nước này năm 2023 là 3,6%. Trong khi đó, IMF ước tính tăng trưởng kinh tế Nga vào khoảng 3%. Với bức tranh kinh tế khả quan của Nga trong năm 2023, IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2024 của nước này là 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nga cũng ở mức thấp kỷ lục trong khi mức lương tăng.
Tuy nhiên, Nga cũng đối mặt với tình trạng thiếu lao động và chảy máu chất xám. Tính đến nay, bà Nabiullina đã tung ra nhiều đòn bẩy thoát hiểm, ví dụ như lãi suất và kiểm soát tiền tệ. Nhà phân tích Alexei Makarkin tại Trung tâm Công nghệ Chính trị có trụ sở tại Moskva vào năm 2022 phân tích với tờ The Wall Street Journal rằng bà Nabiullina rất cứng rắn trong việc giảm lạm phát.
Bà Nabiullina đôi khi rất thẳng thắn về tình trạng của nền kinh tế Nga. Tháng 4/2022, bà nói rằng tiền dự trữ của Nga không tồn tại mãi mãi. Tháng 1/2023, bà cảnh báo kinh tế Nga đứng trước rủi ro của tăng trưởng nóng.
Dự báo kinh tế Nga phục hồi hoàn toàn vào năm 2024
Trong cuộc họp báo hôm 9/6, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina cho biết nền kinh tế Nga sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024, sau cuộc suy thoái do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo đài RT (Nga), bà Nabiullina nhấn mạnh nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Nga đang chứng kiến mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, số liệu thống kê chính thức hồi tháng 4 cho thấy hoạt động kinh doanh của nhiều ngành then chốt của nền kinh tế Nga - bao gồm sản xuất, xây dựng, bán lẻ, dịch vụ và ăn uống công cộng - đã tăng trưởng.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga lưu ý chỉ số môi trường kinh doanh đang ở gần mức cao nhất trong 10 năm.
"Du lịch nội địa đang trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới trong tình hình thay đổi. Nhiều khu vực đã ghi nhận sự mở rộng lĩnh vực chế tạo máy. Sản lượng kim loại màu và hóa chất của Siberia đang tăng lên. Miền Trung nước Nga và vùng Urals đã tăng sản lượng kim loại đen. Một số ngành khác cũng báo cáo sản lượng phục hồi trở lại mức cuối năm 2021", bà Nabiullina lập luận.
Theo bà, các xu hướng kinh tế đang được cải thiện phần lớn là do nhu cầu trong nước phục hồi. Nhu cầu này đang nhanh chóng thay thế tỷ trọng xuất khẩu trong cơ cấu nền kinh tế.
"Đây là thay đổi cấu trúc quan trọng. Xem xét việc thay thế dần nhu cầu bên ngoài bằng nhu cầu trong nước, chúng tôi dự báo rằng nền kinh tế Nga sẽ phục hồi mức trước khủng hoảng vào năm tới", bà dự đoán.
Vị quan chức này cũng nhắc lại kế hoạch đưa lạm phát trong nước trở lại mức mục tiêu vào năm 2024 và duy trì ở mức mục tiêu trong tương lai.
Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, bà Nabiullina thừa nhận khả năng CBR có thể phải tăng lãi suất cơ bản ngay tại các kỳ họp tới để kiềm chế lạm phát. Tỷ lệ mức tăng lãi suất chính sẽ phụ thuộc vào ước tính rủi ro để đạt được mục tiêu trở về mức 4% vào năm 2024.
Trong khi đó, hôm 9/6, CBR đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản trong phiên thứ sáu liên tiếp, ở mức 7,5% mỗi năm. CBR lưu ý hoạt động kinh tế trong nước đang tăng trưởng nhanh hơn so với dự đoán trước đó. Cơ quan này cũng dự báo nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng tới 2% trong năm nay.
Các lệnh trừng phạt không thể chặn tăng trưởng kinh tế của Nga Các nhà nghiên cứu đánh giá những biện pháp trừng phạt Nga của các quốc gia phương Tây đã tới hạn và hầu như không thể làm gì để chặn tăng trưởng kinh tế của nước này. Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn nhận định của các chuyên gia...