Người phụ nữ bị sốt liên tục suốt 8 năm, thận chảy mủ, nguyên nhân xuất phát từ thói quen mà nhiều người vẫn làm hàng ngày
Cô Dương có thể chất yếu, thường xuyên bị sốt từ năm 2013. Cô luôn nhầm tưởng đó là cảm lạnh, mãi cho đến mấy hôm trước bị đau lưng dữ dội, cô mới phát hiện mình bị sỏi thận, mủ thận.
Cô Dương vốn là người không thích uống nước từ khi còn nhỏ, cô chỉ uống một chút khi thực sự khát, có khi cả ngày không uống nước. Vì thể trạng yếu nên cô chỉ ở nhà xem tivi, chơi điện thoại và rất ít tập thể dục. Năm 2013, cô bị sốt liên tục không rõ nguyên nhân, có khi mỗi tháng một lần, có khi sốt 3-5 lần nhưng cô vẫn luôn lầm tưởng đó là cảm lạnh.
Năm 2018, cô đột ngột bị đau lưng dữ dội, đau cả người không thể đứng thẳng được, toàn thân toát mồ hôi lạnh. Do đó, cô Dương vội vã đến Bệnh viện Jingshi (Trung Quốc) để kiểm tra, kết quả khám không ai ngờ tới là cả hai quả thận của cô đều bị có sỏi, có thể gây nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào!
Cô Dương tại bệnh viện.
Sỏi ở thận trái có đường kính 4cm, thận phải là 7cm gây tích nước ở cả 2 thận và làm nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng. Dựa trên kết quả kiểm tra trước phẫu thuật của cô Dương, bác sĩ Wang Huailiang, Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Jingshi nghi ngờ rằng cả hai quả thận đều đã hình thành thận có mủ và phải được phẫu thuật càng sớm càng tốt.
May mắn thay, sau 2 giai đoạn nội soi kết hợp phẫu thuật lấy sỏi thận bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu, cả sỏi thận và mủ thận đều được lấy ra thành công, cô Dương hiện đã bình phục và xuất viện.
Video đang HOT
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy 2 thận của cô Dương đều có sỏi, xuất hiện cả mủ.
Theo bác sĩ Wang Huailiang, nguyên nhân gây sỏi thận và mủ thận ở cô Dương chính là do thói quen ít hoặc thậm chí không uống nước. Thực tế, sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng kể trên trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Những tinh thể này được tạo ra thông qua quá trình lọc máu tại các ống thận hình thành nước tiểu. Chúng thường lắng đọng tại nhú thận vì đây là nơi các tinh thể sẽ trải qua giai đoạn gắn kết với nhau. Theo thời gian, tinh thể sẽ càng ngày càng lớn dần, tạo thành viên sỏi và được giữ lại thận cũng như tiếp tục phát triển.
Bác sĩ Wang Huailiang giải thích về tình trạng sỏi thận của cô Dương.
Để phòng tránh việc hình thành sỏi thận trong cơ thể, bạn cần:
- Uống nhiều nước.
- Uống nước chanh.
- Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate, caffeine
- Giảm lượng muối ăn hàng ngày.
- Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá.
- Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe.
Nam sinh nguy kịch vì nhiễm khuẩn chưa thể xác định
Sau lần té ngã, nam sinh 14 tuổi rơi vào nguy kịch, sốc, nhiễm trùng huyết toàn thân. Hiện loại vi khuẩn mà bệnh nhân này bị nhiễm chưa thể xác định.
Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận ca nguy kịch vì bị nhiễm một loại vi khuẩn tụ cầu chưa rõ loại. Đó là một nam sinh 14 tuổi. 10 ngày trước, bệnh nhân đi làm phụ gia đình tại vùng sông nước Kiên Giang, vô tình vấp cọng dây và bị té ngã, trật chân phải. Em không bị chấn thương vùng đầu. Tuy nhiên, đến chiều, nam sinh sốt cao. Kết quả chụp X-quang tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương phần mềm, kê thuốc uống tại nhà.
Đến ngày thứ 3, vùng mắt cá chân phải của bệnh nhân sưng to, kèm theo sốt. Tại bệnh viện, em được truyền dịch hạ sốt. Tuy nhiên, sang ngày 23/11, bệnh nhân sốt, than mệt, không tự ngồi dậy được và vẫn ăn uống bình thường. Người nhà đưa nam sinh tới Bệnh viện tỉnh An Giang. Đến 9h cùng ngày, bệnh nhân bắt đầu nói sảng nhưng không co giật.
Nam sinh nguy kịch sau bị vấp cọng dây, nhiễm loại khuẩn chưa thể xác định. Ảnh: BVCC.
22h ngày 24/11, bệnh nhân bị suy hô hấp, phải đặt ống thở, thở máy, dùng kháng sinh, thuốc vận mạch. Lúc này, em được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Chỉ từ vết thương ngõ vào xâm nhập từ khớp gối, nam bệnh nhân rơi vào nguy kịch, có triệu chứng sốc, nhiễm trùng huyết toàn thân, sưng khớp tiến triển.
Ê-kíp chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang gia sức bảo tồn chức năng các cơ quan cho bệnh nhân. Sau khớp gối, gan, thận và đặc biệt là màng tim của nam sinh đang có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Dịch khớp gối đầy mủ, máu. Các bác sĩ đã chọc hút và đem đi xét nghiệm để tìm ra chủng khuẩn đặc hiệu cũng như phổ kháng sinh phù hợp cho điều trị.
Có thể nhận thấy diễn tiến bệnh của trường hợp nói trên nặng không kém Whitmore do trực khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây nên. Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn gram dương, hiếu khí. Trong đó, Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất. Nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, nội tâm mạc, viêm tủy xương và dẫn tới tình trạng áp-xe. Một số chủng khác tạo thành các độc tố phức tạp, gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và sốc nhiễm độc.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo các dòng vi khuẩn tụ cầu dễ tìm thấy ngoài môi trường đất, nước bẩn, ruộng đồng, vùng nước tù đọng và lây sang người, động vật khi tiếp xúc trực tiếp. Chỉ một vết thương nhỏ ngoài da, bệnh nhân bị vi khuẩn xâm nhập có thể gặp biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết toàn thân, da, khớp, tim.
Do đó, mùa mưa lũ vừa qua, người dân miền Trung và vùng sông nước cần đặc biệt nâng cao các biện pháp phòng bệnh Whitmore, nhiễm trùng các loại. Nguyên tắc đầu tiên đó là luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, dọn dẹp môi trường sạch sẽ, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc có tiếp xúc bùn, đất, nước bẩn và ăn chín, uống sôi.
Bệnh nhân đái tháo đường suýt nhiễm trùng huyết do dùng thuốc trôi nổi Nhiễm trùng là một biến chứng thường gặp, gây tình trạng nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng ở bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ). Việc điều trị nhiễm trùng cho người bệnh ĐTĐ cũng phức tạp hơn so với người bình thường. Do đó, nếu bệnh không được phát hiện sớm, điều trị đúng... có nguy cơ diễn biến nặng ảnh hưởng...