Người phụ nữ 30 năm dạy trẻ em khuyết tật
28 năm trước, cô Đỗ Thị Nga (SN 1951, ngụ quận 4, TP HCM) vì thương lũ trẻ chịu khiếm khuyết, thiệt thòi mà tự nguyện gắn bó với công việc giảng dạy ở Trung tâm Trẻ em khuyết tật quận 4 (TP Hồ Chí Minh).
ảnh minh họa
Đến nay cô đã quá tuổi nghỉ hưu cả chục năm, nhưng thay vì nghỉ ngơi an hưởng tuổi già, người phụ nữ này vẫn hàng ngày cần mẫn lên lớp giảng bài cho lũ trẻ khuyết tật mà cô yêu quý như con cháu với tất cả say mê, tâm huyết.
Cô Nga nhớ lại, cô được xem là một trong những người “khai quốc công thần” gầy dựng nên trung tâm từ năm 1989. Hồi đó trung tâm còn khá sơ sài, cơ sở vật chất nghèo nàn, trẻ đăng ký học cũng lác đác. Ngày đó cô Nga đã phải đến từng hộ gia đình có trẻ bị khuyết tật để động viên các em đi học. Từ chỗ e ngại, hoài nghi, dần dần tình yêu thương và sự tận tâm của cô và quan trọng nhất là sự tiến bộ của đám trẻ tội nghiệp đã khiến các gia đình tin tưởng trung tâm. Tiếng lành đồn xa, các gia đình có trẻ khiếm khuyết tìm đến xin học ngày càng đông. Đến nay cô Nga trở thành giáo viên lớn tuổi nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc dạy dỗ trẻ khuyết tật tại trung tâm.
Video đang HOT
Cô Nga , được dạy dỗ, chăm sóc các em học sinh đặc biệt này mang đến cho cô tình cảm và tình yêu vô giá. Đó là động lực khiến cô gắn bó không ngừng nghỉ với bao lớp học trò, trừ những lúc vì lý do sức khỏe hoặc nhà có việc như con dâu sinh cháu nội nên cô phải nghỉ bế cháu, còn không cô luôn có mặt ở trung tâm công tác. Có người hỏi: “Cô có tuổi rồi sao không ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe. Để con cháu vô trường dạy là được rồi?”. Cô không tự ái mà chỉ mỉm cười. Cô không sợ người ta hiểu lầm là cô “tham quyền cố vị” hay hưởng lợi lộc gì ở cái công việc “bao đồng” này. Đơn giản là cô yêu và gắn bó với lũ trẻ chịu nhiều khiếm khuyết, thiệt thòi. Niềm hạnh phúc của cô đơn giản là khi nhận được tin có những em ra trường đã hòa nhập tốt cộng đồng và tìm được việc làm tốt.
Người bạn đời của cô Nga là họa sĩ kiêm võ sĩ Nguyễn Văn Minh. Năm 1989, khi cô Nga chuyển sang công tác tại Trung tâm Giáo dục Trẻ em khuyết tật quận 4 thì đến năm 1990, chú Minh cũng nối bước theo vợ giảng dạy cho những học sinh đặc biệt và phụ trách dạy vẽ, thể dục và múa cho các em. Bên cạnh đó, chú Minh là một trong những người hiếm hoi đưa bộ môn võ vào giảng dạy cho trẻ em khuyết tật. Vì lý do sức khỏe, hiện chú Minh đã nghỉ dạy ở trung tâm. Còn cô Nga vẫn đảm nhiệm dạy lớp trẻ khuyết tật ở cấp độ 3- cũng là lớp khó nhất. Vất vả là thế nhưng lúc nào cô cũng ân cần, kiên trì, nhẹ nhàng. “Cô chỉ mong có sức khỏe để dạy dỗ, giúp đỡ những học trò đặc biệt này càng lâu dài càng tốt…”- cô giáo già cười hiền từ .
Theo PLO
Giật mình khi nghe con tỉ tê: 'Cậu sờ 'chỗ ấy' của con, còn cho con 'tuti' nữa mẹ ạ'
Cô hỏi: "Cậu chơi cùng con có sờ bím con không?". Con vô tư trả lời: "Có mẹ ạ!". "Cậu còn cho con tu ti để đi ngủ nữa?". Trái tim cô như bị ai cứa nát.
Em trai cô năm nay đã lên lớp 8, người cao lồng ngồng nhưng tính còn trẻ con, chưa biết quan tâm đến người khác, vẫn đang mải chơi với mấy thằng nhỏ cùng xóm. Còn con gái cô năm nay vừa tròn 3 tuổi, đi đâu cũng được khen ngoan, ít nhõng nhẽo. Chồng cô đi làm xa nên mẹ con cô chuyển về ở với ông bà ngoại.
Cô sẽ vẫn tiếp tục nghĩ em trai cô đang còn khờ khạo cho đến hôm vừa rồi cô chứng kiến cảnh hai cậu cháu chơi với nhau. Thường ngày, cô đi làm về muộn nên về đến nhà là ngồi vào bàn ăn tối luôn cùng gia đình. Ăn tối xong bố mẹ cô luôn giữ thói quen đi bộ một vòng nên cô luôn trông con, tranh thủ chơi cùng con, hỏi han chuyện học hành ở lớp cho đến lúc ông bà về rồi mới bắt đầu dọn dẹp nhà cửa.
Hôm đó, vì muốn nghỉ ngơi sớm, cô nhờ em trai chơi cùng con gái để cô đi tắm. Trước khi đi tắm, cô đã dặn dò kĩ càng rằng cậu cháu chơi với nhau phải ngoan, không được trêu chọc nhau. Hai đứa dạ vâng rồi lại tiếp tục cười đùa với nhau nên cô cũng yên tâm phần nào.
Tắm xong, cô đi vào thì thấy con gái mình đang nằm ngửa trên người cậu nó, quần được kéo cao lên đến bẹn. Cô thoáng giật mình nghi ngờ và mắng hai đứa sao chơi trò gì quái đản vậy. Cô còn dặn thêm là lần sau chỉ được chơi đồ chơi chứ không chơi trò đó nữa.
Vì vẫn đang lo sợ điều gì đó không hay xảy ra, lúc ngồi chơi cùng con cô có hỏi dò. Và cô đau đớn, tổn thương khi nghe được những lời nói hồn nhiên của con gái. Cô hỏi: "Cậu chơi cùng con có sờ bím con không?". Con vô tư trả lời: "Có mẹ ạ!"
Trái tim cô như bị ai cứa nát. Đứa con gái bé nhỏ của cô, đứa con gái phải sống xa bố đã thiệt thòi đủ thứ. Đứa con gái luôn cố gắng làm vui lòng mẹ không hề biết đến những hành động có chủ đích của cậu nó.
Cô hỏi con thêm về chuyện cậu đã sờ lần nào chưa thì mới được biết đây không phải là lần đầu. "Cậu còn cho con tu ti để đi ngủ mẹ ạ?", nghe câu nói của con mà cô cảm thấy bất lực. Cô là một người mẹ, đã cố gắng bươn chải để con có cuộc sống tốt hơn, đã cố gắng tìm hiểu, học hỏi để giúp con ăn uống, dạy dỗ theo khoa học. Cô cố gắng kiềm chế cơn nóng giận không biết bao nhiêu lần để giải thích cho con về những điều không tốt.
Chỉ một phút lơ là của mẹ, một người nào đó có thể để lại vết nhơ vĩnh viến không thể xóa trong đời con (ảnh minh họa)
Những hình ảnh đó cứ luẩn quẩn trong đầu cô ngày này qua ngày khác, hiện hữu cả khi cô chuẩn bị chìm vào giấc ngủ và là điều cô nghĩ đến đầu tiên khi thức giấc. Cô không thể để mọi chuyện đi quá xa, cô cần phải làm gì đó để em trai cô nhận thức đúng về vị trí của nó và cháu gái. Cô cần tách đứa con gái bé bỏng của cô ra khỏi những hiểm nguy không đáng có này.
Cô không thể hiểu nổi, cuộc sống này rồi sẽ phát triển như thế nào khi xã hội càng ngày càng có nhiều hơn những vụ hiếp dâm, lạm dụng và xâm hại tình dục, nhất là đối với trẻ con. Quả là đau đớn khi đứa con gái mình mang nặng đẻ đau, ôm ấp, dạy dỗ lại bị một người nào đó để lại trong cuộc đời một vết nhơ không bao giờ xóa nhòa được.
Bảo Linh
Nỗi khổ của đứa con bị bố mẹ áp đặt, dạy dỗ bằng... chổi, dép, xích sắt Chỉ cần mình tỏ thái độ một chút thôi thì liền sau đó mình sẽ bị đánh. Bố vớ được cái gì sẽ đánh bằng cái đó, có thể là chổi, xích hoặc dép... và sẽ phang vào bất cứ chỗ nào trên người mình. Phununews thân mến! Mình và bố mẹ mình có vẻ không hiểu ý nhau lắm. Trong mọi cuộc...