Người phát ngôn BNG: Những nước có lợi ích, phải đảm bảo an ninh Biển Đông
Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 21/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (BNG) Việt Nam khẳng định, các nước có lợi ích ở Biển Đông cần phải đảm bảo an ninh cho Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 21/5/2015. (Ảnh: Phan Sương)
Tại buổi họp báo chiều ngày 21/5, trả lời câu hỏi của phóng viên: Quan điểm của Việt Nam về việc hải quân Trung Quốc phát cảnh báo máy bay Mỹ khi chiếc máy bay này tiến hành giám sát hoạt động của Bắc Kinh trên một số đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định:
“Khu vực Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, đồng thời là hành lang hàng không quan trọng quốc tế rất quan trọng. Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích cũng như nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Như vậy, Biển Đông là một vùng biển quốc tế, trong đó có các khu vực thuộc quyền, chủ quyền và tài phán của các nước ven biển. Các quốc gia sử dụng đường liên vận biển và hàng không quốc tế đi qua khu vực này, tức là có lợi ích được khai thác từ Biển Đông sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho khu vực.
Video đang HOT
Ông Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông; đồng thời tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982; không làm phức tạp thêm tình hình”.
Việc Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động bành trướng khẳng định chủ quyền trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông, cũng như xâm phạm chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông – trong đó có Việt Nam – đang khiến cho khu vực trở nên bất ổn, ảnh hưởng đến toàn bộ lợi ích của các nước có liên quan.
Trước đó, hãng tin CNN đã đăng tải một đoạn video tường thuật cuộc đối đầu căng thẳng giữa hải quân Trung Quốc và máy bay Mỹ trên các đảo mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép ở Biển Đông.
Theo CNN, động thái trên của Mỹ là nhằm phản đối việc Trung Quốc đang tăng cường cải tạo và xây dựng trái phép các hòn đảo trên Biển Đông. Lầu Năm Góc điều các máy bay giám sát tới đây để khẳng định rằng Washington không công nhận những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc và sẽ phản ứng mạnh mẽ với các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông.
Việc Trung Quốc đang quân sự hóa tại các hòn đảo đã gây lo ngại cho các nước láng giềng và gây mất ổn định trong khu vực.
Theo tường thuật của CNN trên P8-A Poseidon, một loại máy bay săn ngầm và giám sát tiên tiến nhất của Mỹ, khi phát hiện ra máy bay Mỹ, phía hải quân Trung Quốc đã phát cảnh báo: “Đây là hải quân Trung Quốc … Đây là hải quân Trung Quốc … Hãy rời khỏi đây ngay … để tránh sự hiểu lầm”.
CNN dẫn lời cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell cho hay, cuộc đối đầu trên dấy lên những nguy cơ về việc Mỹ và Trung Quốc sẽ có xung đột hay chiến tranh trong tương lai.
Ông Morell cảnh báo, nếu Trung Quốc không dừng những hành động hiện tại thì một cuộc xung đột Mỹ – Trung chắc chắn sẽ xảy ra. Ông nói: “Sẽ có điều tồi tệ xảy ra khi hai nước đang đối đầu như hiện tại”.
Ông nói thêm: “Chiến tranh không đem lại lợi ích cho họ, cũng không đem lại lợi ích cho chúng ta. Nhưng nó rất có nguy cơ xảy ra”.
Theo Infonet
Ứng phó khi giàn khoan Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam
"Việt Nam luôn sát sao theo dõi, nắm bắt các thông tin, động thái hoạt động của giàn khoan Hải Dương - 981".
Trong cuộc họp báo diễn ra chiều nay (14/5), trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam đã chuẩn bị để ứng phó với những diễn biến có thể xảy ra".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Trước đó, ngày 6/5, website của Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải thông báo về hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông. Thông báo cho biết giàn khoan sẽ hoạt động từ ngày 6 - 16/5 tại địa điểm có tọa độ 170344.5N/1095902.7E, nằm cách thành phố Tam Á ở tỉnh Hải Nam 75 hải lý về phía đông nam, yêu cầu các tàu bè qua lại khu vực phải giữ khoảng cách 2 km đối với địa điểm trên để đảm bảo an toàn.
Trả lời phóng viên về sự việc trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam luôn sát sao theo dõi, nắm bắt các thông tin, động thái hoạt động của giàn khoan Hải Dương - 981. Việt Nam đã chuẩn bị để ứng phó với những diễn biến có thể xảy ra" nếu Trung Quốc thực sự kéo giàn khoan Hải Dương-981 xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam.
Cùng trả lời về vấn đề này, trước đó, Thiếu tướng Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định: Hiện nay, giàn khoan này vẫn đang hoạt động ở ngoài vùng biển Việt Nam. Bất cứ khi nào giàn khoan của Trung Quốc di chuyển vào vùng biển nước ta, Cảnh sát biển sẽ có thông báo rộng rãi ngay lập tức đồng thời sẽ phối hợp với các lực lượng khác để có cách thức đấu tranh phù hợp, công khai trên tinh thần hòa bình.
Giàn khoan Hải Dương-981 từng được Trung Quốc triển khai phi pháp vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 5/2014, gây căng thẳng và bất ổn an ninh trong khu vực. Hành vi này của Trung Quốc từng bị cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ.
Theo Trang Trần/Báo Giao Thông
Theo_Người Đưa Tin
Nga trừng phạt các nước phục hồi chủ nghĩa phát xít? Nga có thể áp đặt lệnh trừng phạt các quốc gia phục hồi chủ nghĩa phát xít và công khai ca ngợi những kẻ từng làm tay sai cho Đức Quốc xã. Nga có thể áp đặt lệnh trừng phạt các quốc gia phục hồi chủ nghĩa phát xít và công khai ca ngợi những kẻ từng làm tay sai cho Đức Quốc...