Người ở Cần Thơ, Bến Tre, Bình Thuận đi lại thế nào sau nghị quyết 128?
Ngày 18-10, TP Cần Thơ, Bến Tre, Bình Thuận… đã ban hành quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần nghị quyết 128 của Chính phủ.
Việc đi lại, sinh hoạt của người dân ở đây có gì mới?
Chiều 18-10, chốt kiểm soát y tế tại chân cầu Rạch Miễu, cửa ngõ vào Bến Tre vẫn còn hoạt động nhưng chủ yếu hướng dẫn người dân – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Bến Tre: người ra khỏi tỉnh không cần xin giấy đi đường
Theo đó, tỉnh Bến Tre đang được xác định ở cấp độ 2, UBND tỉnh quy định áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát dịch trên phạm vi toàn tỉnh, bắt đầu từ ngày 19-10 cho đến khi có quy định mới.
Theo kế hoạch, tỉnh Bến Tre vẫn cho duy trì 3 chốt kiểm soát cửa ngõ của tỉnh và các bến thủy nội địa để kiểm soát người dân từ các tỉnh thành vào Bến Tre.
Việc kiểm soát người dân từ các địa phương vào tỉnh được phân loại theo cấp độ dịch.
Đối với người đến từ vùng có đánh giá cấp độ 1, 2 được đi lại; đối với người đến từ vùng có đánh giá cấp độ 3, trong trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đến địa phương.
Với người đến từ vùng có đánh giá cấp độ 4, phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đến địa phương.
Thực hiện cách ly y tế tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phải thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày đến địa phương.
Những người chưa tiêm thực hiện cách ly 14 ngày tập trung hoặc tại nhà tùy theo điều kiện thực tế từng trường hợp cụ thể đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch theo quy định kể từ ngày đến địa phương và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K.
Thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày đến địa phương.
Riêng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các chuyên gia, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nhân… là người ngoài tỉnh đến từ vùng cấp độ 3, 4 ra vào thường xuyên trên địa bàn tỉnh, trong ngày về thì có giấy tiêm phòng 2 mũi hoặc F0 khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Bên cạnh đó, người ra khỏi địa bàn tỉnh không phải xin giấy đi đường. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được hủy bỏ.
Về tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, dừng các giải thể thao, các hoạt động tập luyện trong phòng kín, tập luyện ngoài trời chỉ được hoạt động không quá 20 người, đồng thời thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Ngoài ra, các hoạt động như vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy và vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh, hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, sản xuất… đều được hoạt động trở lại nhưng phải có phương án phòng chống dịch cụ thể.
Cần Thơ: Người từ vùng 1, 2 đến phải theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày
Tối 18-10, UBND TP Cần Thơ ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán trà sữa…) bán hàng tại chỗ được phép hoạt động, đảm bảo khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2m.
Trong khi đó các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở làm đẹp, xông hơi, karaoke, massage, quán bar, vũ trường… được phép hoạt động khi đảm bảo 5 điều kiện: nhân viên, người lao động, khách hàng phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-10 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; nhân viên, người lao động thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR) 3 ngày/lần; khách hàng khi sử dụng dịch vụ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR) trong vòng 72 giờ; tất cả người tham gia hoạt động đều phải được kiểm soát bằng mã QR; trước khi hoạt động phải được sự thẩm định và cho phép của chủ tịch UBND quận, huyện nơi cơ sở hoạt động.
Cần Thơ đạt tiêu chí địa phương có dịch cấp độ 1 (vùng xanh). Hiện có 60% dân số thành phố đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 – Ảnh: CHÍ QUỐC
Về đi lại, đáng chú ý người đến TP Cần Thơ từ địa bàn có dịch cấp độ 1 (vùng xanh) và 2 (vùng vàng) không chỉ định xét nghiệm nhưng phải khai báo thông tin tại các điểm hỗ trợ khai báo y tế của thành phố, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến và luôn thực hiện 5K.
Còn người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 (vùng cam) và 4 (vùng đỏ) sẽ được thực hiện theo kế hoạch trước đó của thành phố và theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
Khuyến khích người dân hạn chế ra khỏi địa bàn thành phố đến các tỉnh, thành phố khác. Trường hợp địa phương nơi đến yêu cầu phải có văn bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi đi thì người dân liên hệ với UBND cấp xã nơi đang sinh sống hoặc cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của địa phương để được xác nhận theo quy định.
Bình Thuận: Người từ tỉnh khác đến bắt buộc khai báo y tế
Tối 19-10, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quy định tạm thời về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định mới ban hành, người dân không được ra vào vùng đỏ (cấp độ 4) của tỉnh, trừ những trường hợp đặc biệt.
Các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu phải đảm bảo phòng chống dịch, có sự hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền, chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh), giấy chứng nhận âm tính trong thời hạn 72 giờ.
Người từ vùng cam đến các vung thấp hơn phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh), hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương nơi có người từ vùng cam đến liên hệ công tác, làm việc, sản xuất, kinh doanh… chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện về an toàn phòng chống dịch.
Người dân được di chuyển ra khỏi tỉnh nhưng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Người từ ngoài tỉnh vào địa bàn thì bắt buộc phải khai báo y tế tại trạm y tế cấp xã/phường. Địa phương sẽ sàng lọc và áp dụng các quy định theo từng cấp độ dịch tại nơi xuất phát.
Trong đó, người từ vùng đỏ và cam đã tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh) về phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất. Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin thì cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.
Những người chưa tiêm vắc xin phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày. Trường hợp được cách tại nhà nếu đảm bảo các điều kiện.
Đối với người đến từ vùng vàng đã tiêm đủ liều vắc xin (hoặc đã khỏi bệnh) thì tuân thủ quy định 5K và các biện pháp phòng chống dịch của địa phương. Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin thì theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất.
Còn những người đến từ vùng xanh chỉ thực hiện nghiêm quy định 5K và các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của địa phương.
17 địa phương triển khai hỗ trợ tiền người dân khó khăn vì Covid-19
Đến nay đã có 17 tỉnh, TP ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện hỗ trợ tiền người dân khó khăn vì Covid-19 .
Ngày 16.7, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, sau hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết (NQ) số 68/NQ-CP hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19, đến nay đã có 17 tỉnh, TP ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện NQ68 và Quyết định (QĐ) số 23/2021/QĐ-TTg, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ và Cà Mau. Các địa phương khác đang hoàn thiện văn bản trình UBND cấp tỉnh, TP phê duyệt.
Sáng 17.7: Có 2.106 ca Covid-19, TP.HCM nhiều nhất với 1.769 ca
Một số địa phương đã tổ chức hội nghị trực tuyến thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác và tổ thẩm định để triển khai thực hiện.
Như Trà Vinh dự kiến hỗ trợ 6,4 tỉ đồng cho 7.131 người bán lẻ vé số từ nguồn kinh phí của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Trà Vinh với mức 60.000 đồng/người/ngày trong 15 ngày, kể từ ngày 9.7. Đà Nẵng dự kiến hỗ trợ 43,5 tỉ đồng cho 29.018 lao động tự do, 1,38 tỉ đồng cho 4.687 hướng dẫn viên du lịch và 768 triệu đồng cho 256 hộ kinh doanh tại chợ đêm. Đặc biệt, một số tỉnh, thành đã bắt đầu thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tự do (NLĐTD) và đặc thù. Trong đó, TP.HCM đã hoàn tất việc chi trả hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho 212.000/230.000 NLĐTD với tổng số tiền khoảng 330 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 95%.
"TP.HCM chưa chi trả được cho khoảng 10.000 NLĐTD còn lại vì họ về quê tránh dịch hoặc ở trong khu phong tỏa, bị cách ly tập trung. Các đơn vị sẽ chuẩn bị sẵn tiền và tìm mọi cách để chi trả cho người dân", ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho hay và thông tin: Trong tháng 7.2021, TP.HCM tiếp tục chi hỗ trợ cho hai đối tượng gồm người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Việt Nam có phải đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ 5? Dù số ca nhiễm nCoV trên toàn quốc đã giảm dần, tỷ lệ này tại một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Nguyên lại tăng nhanh mang tới lo ngại về đợt dịch tiếp theo. Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu đáng mừng khi lượng người nhiễm nCoV trong nước và số ca...