Người Nhật ăn gì khi trời trở lạnh?
Từ khoai lang nướng đến canh nấm tùng nhung, người Nhật có nhiều món ngon độc đáo và tinh tế để thưởng thức trong không khí chớm lạnh ở giai đoạn cuối thu, đầu đông.
Cá thu đao Thái Bình Dương: Sanma là loại cá người Nhật thích ăn vào mùa thu vì thời điểm này, chúng rất béo và ngon. Cá thường được luộc nguyên con với chút muối, sau đó vớt ra, vắt thêm chút chanh hoặc yuzu (một loại cam màu vàng), rưới xì dầu trước khi thưởng thức. Một cách chế biến thông dụng khác là nướng than hoa. Ảnh: Unseenjapan.
Canh nấm tùng nhung: Matsutake – nấm tùng nhung – là đặc sản mùa thu được yêu thích vì có mùi thơm và hương vị đậm đà đặc trưng. Loại nấm này không trồng được, chỉ tìm thấy ở gốc thông ở các khu rừng, có giá khoảng 100 USD/kg. Nấm được đem nấu canh hoặc rang với cơm và thưởng thức khi còn nóng. Ảnh: Thejapantimes.
Hạt dẻ: Loại hạt rất phổ biến ở Nhật Bản và được sử dụng làm nhiều món ngon, từ luộc với muối, xì dầu và một chút rượu nấu ăn để ăn cùng cơm, rang, làm bánh hoặc thạch yokan. Ảnh: Chopstickchronicles.
Video đang HOT
Khoai lang nướng: Vào mùa thu, các hàng bán rong thường bày khoai lang nướng thơm nức mũi. Ăn ngay khi còn nóng hổi, chúng vừa dẻo, vừa ngọt bùi. Ngoài ra, khoai còn được sử dụng làm thạch yokan, bánh hoặc daigaku-imo (khoai ngào đường). Ảnh: Asahiimports.
Oden: Đây là món ăn được yêu thích ở Nhật khi trời lạnh, vừa nhanh, vừa tiện lại ngon. Với nước dùng dashi nhạt, vị xì dầu, người ăn có thể chọn nhiều nguyên liệu từ trứng, củ cải, bánh cá, bắp cải cuốn hoặc đậu phụ nhồi, rong biển… Ảnh: dyna2001.
Cơm mới: Gạo từ lúa gặt vào mùa thu được gọi là cơm mới – shinmai, với hương vị khác biệt so với những loại gạo khác trong năm, mềm và ngọt hơn. Shinmai được bán từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Ảnh: KCP.
Nabe: Món lẩu truyền thống của người Nhật, thường được ăn vào mùa lạnh, với nguyên liệu được thay đổi theo từng địa phương. Một nồi nabe cơ bản gồm nước dùng, rau, thịt hoặc hải sản… được cho vào đun chín cùng nhau. Ảnh: Guidable.
Shabu shabu: Đây là một loại lẩu khác, với nước dùng được làm từ nước nóng và rong biển kombu. Người ăn sẽ nhúng thịt lợn, đậu, rau củ và nấm và chờ đến khi chín, chấm cùng sốt ponzu hoặc sốt đậu nành trước khi ăn. Ảnh: Shabutatsu.
Yudofu: Món ăn đơn giản nhưng rất ngon ngày gồm đậu hũ non được ninh trong nước dùng dashi vị kombu. Sau đó, đậu được ăn cùng sốt ponzu, hành lá, nước tương và mù tạt. Ảnh: Hotelmonterey.
Thưởng thức lẩu một người trong không gian chuẩn Nhật
Đến nhà hàng Asanoha tại L5, Saigon Centre (quận 1), bạn có thể thưởng thức món lẩu một người đậm đà hương vị trong không gian đặc trưng xứ Phù Tang.
Bếp trưởng người Nhật của nhà hàng Asanoha chia sẻ, nhiều thực khách ở xứ Phù Tang thích "văn hoá một mình", vì họ cảm thấy thoải mái khi được hỏi "Bạn đi một mình đúng không?", ngay lúc bước vào nhà hàng, quán ăn. Thực khách có thể thưởng thức món ăn theo hương vị, tốc độ hay phong cách của riêng mình mà không cần lo lắng về người khác, đặc biệt hiện nay sự an toàn khi dùng bữa chung là điều quan trọng nhất.
Người Nhật đặc biệt yêu thích Nabe (Việt Nam gọi là lẩu). Món ăn này được chế biến từ hải sản, thịt bò, thịt gà và rau củ... Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn. Thành phần được sắp xếp trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích.
Món lẩu ở nhà hàng Asanoha gây ấn tượng với những đĩa phẳng có rất nhiều lát thịt để cho mỗi người tự ăn món mình thích kèm nồi canh hầm để ngay trên bàn.
Để thưởng thức Nabe trong không gian đặc trưng xứ Phù Tang, nhà hàng Asanoha ở L5, Saigon Centre là điểm đến không thể bỏ qua. Theo đại diện nhà hàng này, nước lẩu được bếp trưởng Nhật Bản chế biến theo phương pháp Mizutaki nổi tiếng vùng Kyushu. Đó là cách ninh trong thời gian tiêu chuẩn để lấy hết vị ngọt và tinh chất collagen trong xương, kết hợp cùng đông trùng hạ thảo tươi, hoa tiêu Sanshou tạo nên loại súp đậm đầy hương vị, giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khoẻ.
Văn hóa Nabe tại nhà hàng này còn thể hiện đặc trưng ở từng lát bò mỏng đều tăm tắp, nhúng nhanh trong nước lẩu nóng, mà vẫn giữ được vị ngọt và hương thơm. Bò được để lạnh hoàn toàn trên thố đá nhằm giữ trọn tối đa nguồn dinh dưỡng và màu sắc trong từng thớ thịt; đồng thời chất dinh dưỡng của thịt bò cũng được lưu lại trong nước lẩu, rất đậm vị.
Nhà hàng sử dụng nhiều loại nấm có lợi cho sức khỏe.
Dùng kèm với lẩu là các loại nấm được bếp trưởng nhà hàng chọn lọc kỹ càng gồm: đông trùng hạ thảo tươi, tuyết trùng thảo, hầu thủ.Ngoài ra còn có một số nấm đặc biệt như đuôi phượng, hồng ngọc, tú trân... "Tự thân mỗi loại nấm đã hàm chứa lượng dinh dưỡng cao, nguồn axit amin cùng vitamin tăng cường miễn dịch cho cơ thể", bếp trưởng người Nhật cho biết.
Bên cạnh thưởng thức lẩu, nhiều thực khách nhận xét họ còn bị đắm chìm trong kiến trúc được thiết kế lấy ý tưởng từ không gian phía sau vườn của ngôi nhà truyền thống Nhật Bản. Không gian nhà hàng thể hiện qua sự hài hòa giữa màu sắc và ánh sáng, với những vật dụng mang hơi thở Nhật Bản, màu gỗ nâu trầm ấm, giản lược đồ dùng... đưa thực khách vào không gian nhà chung của các gia đình Nhật, rất ấm cúng.
Tại Asanoha, bạn có thể ngồi ăn cùng nhau, thỏa thích gọi món chung, nhưng mỗi người một nồi lẩu, tự mình gia giảm theo sở thích và khẩu vị cá nhân.
"Với tiêu chí mang đến lẩu ngon từ nguyên liệu, sức khoẻ vẹn toàn và đẹp từ bên trong, Asanoha là mô hình lẩu Nhật hiện đại giúp thực khách tăng cường sức khoẻ, hỗ trợ đề kháng, khoẻ người, đẹp da và giữ dáng", đại diện nhà hàng chia sẻ.
Khoai lang nướng mật ong dẻo ngọt Khoai lang nướng tẩm mật ong vừa dẻo mềm vừa ngọt thơm vị mật ong, là món ăn vặt lành mạnh. Nguyên liệu: - 2 củ khoai lang mật - 1 thìa canh bột mì - 1 thìa canh mật ong - Một ít vừng đen Cách làm: Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái khoai thành lát dày...