Người nguy cơ đột quỵ: Giảm chất béo hay giảm carbs?
Trước nay thức ăn nhiều dầu mỡ vẫn được xem là không tốt, gây ra biết bao hệ luỵ, làm tăng cholesterol, rồi béo phì, đột quỵ, tim mạch…Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy, chất béo không phải là thủ phạm chính. Những người ăn ít chất béo lại có rủi ro chết sớm hơn những người ăn nhiều chất béo.
Carbs đáng tội hơn chất béo?
Nghiên cứu này đăng trên tờ The Lancet năm 2017 (1). Kết quả cho thấy, những người ăn nhiều carbohydrates có rủi ro 28% chết sớm cao hơn so với những người ăn ít carbohydrates. Và những người ăn thực phẩm nhiều chất béo lại có rủi ro 23% chết sớm thấp hơn so với những người ăn ít chất béo.
Carbohydrates (gọi tắt là carbs) được đề cập ở đây là chất bột đường, bột mì, bánh ngọt, cơm gạo, những loại được đánh bóng, chà xát, quá kỹ, loại bỏ hết chất xơ và các dinh dưỡng ở lớp vỏ ngoài.
Carbohydrates (gọi tắt là carbs) được đề cập ở đây là chất bột đường, bột mì, bánh ngọt, cơm gạo, những loại được đánh bóng, chà xát, quá kỹ, loại bỏ hết chất xơ và các dinh dưỡng ở lớp vỏ ngoài. Các nhà nghiên cứu đi tới nhận định, khẩu phần nhiều carbohydrates có mối liên hệ rủi ro nhiều hơn đến chết sớm. Trong khi ăn nhiều chất béo lại có rủi ro thấp hơn.
Vì sao? Những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa chất béo và bệnh tim mạch đều được thực hiện ở Bắc Mỹ và châu Âu, nơi tiêu thụ chất béo quá nhiều. Các nhà chế biến thực phẩm chớp thời cơ cho ra đời những loại thực phẩm thấp chất béo. Thiếu béo, thiếu thịt thì thay thế bằng gì? Bằng carbs, bằng bột đường, bằng các loại hạt, ngũ cốc chà xát đánh bóng…
Nghiên cứu lần này quy mô hơn, tính đến cả quốc gia ăn nhiều carbs như Trung Quốc, các nước Nam Á và châu Phi, mà trong khẩu phần ăn, carbs chiếm trung bình tới 63 – 67%. Phương pháp nghiên cứu thuộc loại quan sát, và do đó chưa có nhiều ý nghĩa để xác định nguyên nhân thực sự do ăn nhiều carbs hay nhiều chất béo.
Chất béo đâu đáng bị ruồng bỏ
Chất béo là thành phần tạo ra màng tế bào. Không có màng, thì tế bào hết thở, hết trao đổi chất này chất nọ. Rồi chất béo còn tạo ra năng lượng, trữ năng lượng cho cơ thể, 1g chất béo, chứa năng lượng gấp đôi 1g bột đường và thịt thà.
Các vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K nếu không có chất béo vận chuyển cơ thể không thể hấp thu… Thiếu các vitamin này, thị giác, hệ miễn dịch… trong cơ thể sẽ lung tung cả lên.
Đó là chưa kể chất béo tạo hương vị cho thực phẩm. Đồ chiên xào ăn vẫn “đã” hơn là ăn luộc.
Nhưng chất béo cũng có nhiều loại, loại bão hoà và chưa bão hoà. Mỗi loại có mặt lợi, mặt hại khác nhau. Loại chưa bão hoà được xem là tốt hơn, còn loại bão hoà chiên xào lợi hơn. Vấn đề là dùng loại nào cho hợp lý. Chỉ có loại chất béo trans là có hại, phải tránh càng nhiều càng tốt.
Không có nghĩa là ăn chất béo thả giàn
Kết quả nghiên cứu trên The Lancet nói thế, không có nghĩa là cứ ăn béo thả giàn. Với các nước tiêu thụ quá nhiều chất béo như phương Tây, giảm chất béo trong khẩu phần ăn vẫn có ý nghĩa để giảm rủi ro các bệnh tim mạch. Vấn đề là giảm chất béo, nhưng không nên thay dầu mỡ bằng chất carbs. Xin được nhắc lại, carbs ở đây được xem là loại carbs bột đường, chà xát đánh bóng, chứ carbs như chất xơ, các loại hạt, ngũ cốc còn nguyên vỏ, gạo lứt, gạo nảy mầm… lại rất tốt. Còn với những người ăn quá nhiều chất carbs (bột đường, bánh bông lan…), nên giảm bớt, và tăng chất béo lên, nếu muốn nhận được những lợi ích về sức khoẻ.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới mẻ này không chỉ ra, nên ăn bao nhiêu carbs, bao nhiêu chất béo tốt nhất, mà chỉ nhấn mạnh, chất béo không phải thủ phạm duy nhất, thủ phạm chính giấu mặt là carbs. Bộ Y tế Việt Nam khuyên, với người lớn, chất béo nên chiếm khoảng 20 – 25% trong khẩu phần ăn (tính theo calo), cỡ 50g chất béo là được.
Theo – Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com) ( Thế Giới Tiếp Thị)
10 niềm tin sai lầm về dinh dưỡng
Thải độc bằng nước trái cây, uống 8 cốc nước mỗi ngày, ăn chất béo sẽ béo... là những "câu thần chú" sai lầm về sức khỏe.
Mới đây, trang tin tức ;Insider thuộc hãng truyền hình CBS của Mỹ đã mời huấn luyện viên về sức khỏe và dinh dưỡng Grace Derocha và Frida Harju, chuyên gia dinh dưỡng để nói về những niềm tin sai lầm về sức khỏe đang rất phổ biến trong xã hội.
Than hoạt tính là siêu thực phẩm?
Than hoạt tính không thần kỳ như dân gian lưu truyền. Ảnh: Showcake/Shutter Stock.
Ăn, đánh răng, đắp mặt, tắm trắng với than hoạt tính là xu hướng mới của cộng đồng người yêu thích siêu thực phẩm. Trên thực tế, loại thực phẩm có màu đen này không thần kỳ như những gì người hâm mộ tin tưởng.
"Than hoạt tính nổi tiếng bởi đặc tính thấm hút. Tuy nhiên, nó cũng hút hết những chất dinh dưỡng tốt, cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, khi uống thuốc cùng thời kỳ với việc sử dụng than hoạt tính, loại thực phẩm này còn có thể loại bỏ tác dụng của thuốc" - chuyên gia dinh dưỡng Derocha cho biết.
Chất tạo ngọt nhân tạo tốt hơn các loại khác?
Chất tạo ngọt nhân tạo thường được xem là tốt, bởi hàm lượng đường ít hoặc không có đường.
Nhưng rất nhiều chất tạo ngọt là hóa chất đã qua xử lý ở nhiệt độ cao. Cơ thể con người không phản ứng tốt với chúng, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, và thậm chí là đau đầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thay vì dùng đường hay chất tạo ngọt nhân tạo thì nên dùng mật ong, cây thùa hoặc rễ cỏ ngọt stevia.
Carb là kẻ thù?
Carb (viết đầy đủ là carbohydrates) cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động. Chúng có trong hầu hết nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật có chứa carb.
Chế độ ăn không gluten là một ý tưởng tồi, nhưng chuyên gia dinh dưỡng Derocha khẳng định loại bỏ hoàn toàn carb cũng tác hại không kém. Carb phức hợp có trong các loại thực phẩm nguyên hạt hay nguyên cám rất tốt, vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Còn carb đơn giản như gạo trắng, bánh mì trắng là những loại thực phẩm gây ra các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn không gluten và ít carb đều gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Lithiumphoto/Shutter Stock.
Thèm ăn đồng nghĩa với thiếu chất?
Mọi người thường cho rằng thèm ăn là dấu hiệu thiếu chất của cơ thể. Tuy nhiên, kết luận đó chưa chuẩn. Thông thường, thèm ăn chỉ là tình trạng đòi hỏi được thỏa mãn của cơ thể đối với một loại thực phẩm nhất định.
Bác sĩ Derocha cho biết đôi khi thèm ăn cũng là dấu hiệu cơ thể đang mất nước. Vì vậy, trước khi thỏa mãn cái miệng, hãy thử uống nước!
Không nên ăn sau 18h?
"Đây là quan điểm sai lầm nhưng rất nhiều người tin tưởng. Cơ thể bạn không biết xem giờ, cho dù đó là 6h hay 19h. Những gì cơ thể biết chỉ là bạn đã tiêu thụ bao nhiêu calorie" - chuyên gia dinh dưỡng Harju phát biểu.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thay vì cắt hẳn ăn đêm, bạn có thể ăn khẩu phần nhỏ.
Ăn chất béo sẽ béo?
Hàng thập kỷ nay, chất béo vẫn bị ghẻ lạnh là "kẻ thù của sức khỏe". Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại có những lời khuyên ngược lại.
"Chất béo là thành phần cần thiết trong khẩu phần ăn của con người. Cơ thể không thể xử lý vitamin mà không có sự hỗ trợ của chất béo. Chính vì thế, không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Thay vào đó, bạn nên học cách phân biệt giữa chất béo có lợi và chất béo có hại" - chuyên gia dinh dưỡng Harju chia sẻ.
Bác sĩ khuyến cáo nên ăn chất béo không bão hòa đơn như dầu olive, cá, bơ và các loại hạt.
Rau đông đá không tốt bằng rau tươi?
Rau tươi thực sự có nhiều dinh dưỡng hơn rau đông đá, nhưng rau tươi cũng thường bị mất dưỡng chất khi để ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng.
Cách tốt nhất là ăn rau tươi được trồng ngay tại địa phương khi vào mùa, và mua rau đông lạnh khi không phải mùa.
Thải độc bằng nước trái cây?
Sử dụng hỗn hợp nước của một số loại trái cây là phương pháp detox phổ biến, được khẳng định là có thể tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước trái cây rất nguy hiểm bởi chúng cũng thải loại cả chất dinh dưỡng và calorie, đẩy cơ thể vào chế độ "chết đói". Đó là lý do tại sao bạn có thể giảm cân nhanh khi thực hiện liệu trình detox.
"Bạn chỉ nên tin tưởng vào cơ chế làm sạch tự nhiên của cơ thể, ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, sống năng động, kiểm soát khẩu phần ăn và uống nhiều nước" - chuyên gia dinh dưỡng Derocha phát biểu.
Nên tin tưởng vào cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể thay vì sử dụng nước trái cây. Ảnh: Iudina Ekaterina/Shutterstock .
Uống 8 cốc nước mỗi ngày?
Câu thần chú "8 cốc nước mỗi ngày" đã in sâu trong tâm trí của chúng ta, nhưng trên thực tế ít ai có thể thực hiện được điều đó.
Cơ thể cần nước để hoạt động tốt, nhưng ngoài nước lọc, có rất nhiều cách khác nhau để cơ thể không bị thiếu nước. Chúng ta có thể nạp nước cho cơ thể bằng nhiều loại nước khác như trà, cà phê, nước hoa quả, nước canh...
Ăn 7 bữa nhỏ mỗi ngày?
Thay vì ăn 3 bữa chính, chúng ta vẫn được khuyên là nên chia nhỏ bữa ăn và ăn liên tục trong ngày.
Tuy nhiên, mỗi người có cơ thể và hệ trao đổi chất khác nhau, vì vậy, cách này không thể áp dụng cho tất cả. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn và không bỏ bữa.
Ý Linh
Theo Zing
Ăn phô mai chừng mực giúp giảm rủi ro bệnh tim mạch, đột quỵ Phô mai là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Tuy nhiên, nếu ăn phô mai với liều lượng phù hợp lại có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Ăn phô mai với liều lượng phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ bị tim mạch và đột quỵ. SHUTTERSTOCK Ở nhiều nước, phô mai...