Người ngoài tỉnh đến Phú Yên cách ly ra sao?
Chiều tối 11-10, Sở Y tế tỉnh Phú Yên ban hành hướng dẫn áp dụng các biện pháp cách ly y tế để phòng chống dịch COVID-19 đối với người đi và đến tỉnh này.
Chiều 11-10, chuyến bay đầu tiên từ TP.HCM đến Phú Yên được mở lại sau hơn 3 tháng dừng bay vì dịch COVID-19. Hành khách đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực chỉ phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày – Ảnh: NGUYỄN QUANG
Theo đó, cách ly tại cơ sở y tế đối với các trường hợp bệnh xác định và người nghi ngờ mắc COVID-19.
Cách ly tại cơ sở cách ly tập trung đối với các trường hợp: trong vòng 14 ngày qua có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định (F1); đến/về từ khu vực có dịch đang bị phong tỏa; những người không tuân thủ nghiêm túc việc cách ly tại nhà/nơi lưu trú.
Cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú đối với các F1 được chính quyền địa phương cho phép cách ly tại nhà/nơi lưu trú; các F2 trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm của F1; các trường hợp đến/về từ vùng dịch (không thuộc diện phải cách ly tập trung) chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19; các trường hợp đến/về từ vùng dịch (không thuộc diện phải cách ly tập trung) đã được tiêm nhưng chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp).
Tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú được áp dụng đối với người đến/về từ vùng dịch (không thuộc diện phải cách ly tập trung) đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19) tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương.
Các trường hợp đến/về từ tỉnh khác thì phải khai báo y tế với chính quyền địa phương hoặc trạm y tế nơi cư trú.
Phú Yên là địa phương từng có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ nửa cuối tháng 6 đến hết tháng 9-2021. Hiện tỉnh này đang áp dụng giãn cách xã hội trong tình trạng “bình thường mới” theo chỉ thị 19.
Đoàn công tác, chuyên gia, nhà đầu tư cách ly thế nào?
Đối với những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố, khu vực có dịch; chuyên gia, các nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị mời và được UBND tỉnh Phú Yên cho phép, nếu là F1, F2 thì thực hiện cách ly theo quy định.
Với các trường hợp không phải F1, F2:
- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày; thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7 kể từ ngày đến/về địa phương; luôn thực hiện 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người.
- Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19: cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 3 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe cho đến đủ 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương; luôn thực hiện 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người. Thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 3 kể từ ngày cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú.
Dịch Covid-19 mất việc, 4 ngư dân cầm 200 ngàn đi bộ từ Ninh Thuận về Phú Yên
Câu chuyện 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An vừa khiến nhiều người xót xa thì có thêm 4 ngư dân vì dịch bệnh Covid-19 mà không có việc làm sau nhiều ngày lênh đênh trên biển đã quyết định đi bộ từ Ninh Thuận về Phú Yên.
Anh Nguyễn Văn Nhanh, Nguyễn Văn Thanh được đưa về kiểm tra, khai báo y tế tại trạm y tế xã. ẢNH: CTV
Sau hơn 1 ngày ròng rã đi bộ xuất phát từ Ninh Thuận định về Phú Yên, với quãng đường đã đi được khoảng 70km, nhờ sự hỗ trợ của Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên và chính quyền H.Tuy An (Phú Yên), đến rạng sáng 20.7, cả 4 ngư dân Phú Yên đã về nhà một cách an toàn.
Ngày 20.7: Cả nước 4.795 ca Covid-19, 396 ca khỏi; riêng TP.HCM 3.322 bệnh nhân mới
Đã đi được 70 km dưới nắng nóng
Theo anh Nguyễn Văn Hồng, một ngư dân ở xã An Ninh Tây, anh cùng 3 người bạn là Nguyễn Văn Nhanh, Nguyễn Văn Thanh (xã An Ninh Đông) và Nguyễn Kha (xã An Ninh Tây, H.Tuy An) cùng đi "bạn" (làm thuê trên tàu cá) cho một chủ tàu chuyên đánh bắt cá cơm (thường gọi là chú Tám) ở tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, sau 2 tháng lênh đênh trên biển và tàu không khai thác được cá, không đủ phí tổn nên chủ tàu đã vào bờ, cho mỗi người 200.000 đồng làm lộ phí về quê.
Thế nhưng, do tình hình dịch bệnh phức tạp, các nhà xe đều không chạy nên 4 anh quyết định xách ba lô lên quốc lộ đi bộ về nhà, vừa cố ý tìm xe.
Từ 5 giờ sáng ngày 19.7, các anh bắt đầu hành trình đi bộ về quê. Nhưng dọc đường không có xe nào dám dừng bắt khách; lại chẳng có hàng quán nào dám bán thức ăn, nước uống; các anh vừa đói, vừa mệt, hái trái cây dọc đường ăn tạm.
Đến trưa, một bà cụ thương tình bán cho 4 chai nước lọc để uống cầm hơi. Sau đó, một người trong nhóm cầu may, đăng thông tin lên Facebook xem có ai giúp đỡ. Đến chiều tối, có người bên đội SOS gọi điện, hỏi thăm tình hình và dặn dò các anh ở yên một chỗ, sẽ có xe đến đón về quê.
"Trong thời gian đi biển, tôi vẫn thường xuyên gọi điện về hỏi thăm và nắm bắt tình hình dịch bệnh ở quê nhà. Nay thấy dịch bệnh phức tạp, lo lắng cho vợ con nên quyết định về nhà. Tưởng chừng đơn giản, nhưng dịch bệnh khiến việc đi lại quá khó khăn. Thế nhưng, nghĩ đến vợ con, mặc dù vừa đói, vừa khát, tôi vẫn có động lực bước đi gần 70 km dưới thời tiết nắng như đổ lửa của vùng đất Ninh Thuận. Anh em chúng tôi bảo nhau, dù có đi 7 ngày, 10 ngày cũng cố mà đi về nhà", anh Nguyễn Văn Hồng (38 tuổi) chia sẻ.
4 ngư dân được xe của Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên đón về quê - Ảnh: CTV
Chủ tịch Huyện xử lý kịp thời
Chị Nguyễn Thị Thủy, vợ anh Hồng xúc động nói: "Sau mấy tháng đi biển, khi nghe chồng báo chuẩn bị về, tôi mừng lắm. Sau đó, anh thông báo không đón được xe, phải đi bộ về, tôi lại lo lắng không yên. Tôi liên hệ khắp nơi tìm thuê xe ra đón, nhưng do dịch bệnh nên chẳng có nhà xe nào dám chạy. Đến trưa, điện thoại anh hết pin, chẳng thể liên lạc, lòng tôi như lửa đốt. Sau đó, vô tình lướt Facebook, tôi được biết có một nhóm 4 người đang đi bộ từ Ninh Thuận về Phú Yên, và có xe từ thiện đang ra rước, tôi như được sống lại, mò mẫm tìm hiểu xem có phải nhóm của chồng mình. Đến khi tìm được số điện thoại của đội SOS hỏi thăm, tôi mới yên tâm ngồi chờ. Hơn 4 giờ sáng anh về, vợ chồng mới thực sự mừng tủi, nhưng cũng chỉ dám nhìn nhau, vì anh phải thực hiện cách ly tại nhà, chờ y tế xuống kiểm tra Covid-19. Tôi rất biết ơn cộng đồng mạng chia sẻ, giúp đỡ gia đình tôi trong lúc khó khăn này".
Theo ông Huỳnh Văn Khoa, Chủ tịch UBND H.Tuy An, sau khi nắm được thông tin về các ngư dân của H.Tuy An đi bộ về quê, ông đã liên hệ Đội SOS Chữ thập đỏ của huyện để nắm bắt tình hình và động viên các ngư dân yên tâm về quê.
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, trước mắt, sau khi về khai báo y tế tại trạm y tế xã, các ngư dân sẽ được về cách ly tại nhà. Trong sáng 20.7, ngành y tế đã cho người xuống lấy mẫu, kiểm tra sức khỏe; đồng thời động viên người dân yên tâm cách ly theo quy định.
Ông Khoa nhấn mạnh thêm, với những người dân, người lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, nếu gặp khó khăn tương tự, có thể liên hệ với chính quyền địa phương, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, huyện để được hỗ trợ, giúp đỡ về quê một cách an toàn và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Thương 4 mẹ con đạp xe về Nghệ An, một người đồng hương đã tài trợ vé tàu
Bức xúc vì hết hạn phong tỏa, cách ly nhưng chưa được 'giải phóng' Do kết quả xét nghiệm trả quá chậm nên nhiều khu dân cư bị phong tỏa, người trong khu cách ly đã hết hạn cách ly tại Phú Yên phải gia hạn thêm vài ngày khiến người dân bất bình. Một khu phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) - Ảnh: DUY THANH Trưa 17-7, ông Đỗ Văn Cấp...