Người nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 nên ăn gì?
Người nghi nhiễm Covid-19 nên ăn theo chế độ bình thường hằng ngày. Bữa ăn cần có đủ chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin, chất khoáng, nước và chất xơ.
Không thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng ngừa Covid-19. Ảnh minh họa.
Ăn gì, ăn như thế nào trong mùa Covid-19 chính là câu hỏi mà hầu như ai cũng quan tâm. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng dành cho người hồi phục khỏi Covid-19 cũng là vấn đề được nhiều người chú ý.
Theo TS.BS Từ Ngữ – Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19 chính là cách ăn uống hợp lý theo nguyên tắc đối với từng nhóm, bao gồm: Lứa tuổi; bệnh mạn tính hiện mắc.
“Chế độ dinh dưỡng hợp lý là quan trọng nhất. Ăn đa dạng thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch. Không có loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa Covid-19″, chuyên gia nhấn mạnh.
Nâng cao thể trạng cho người nghi nhiễm Covid-19
Theo TS Từ Ngữ, người nghi nhiễm Covid-19 nên ăn theo chế độ bình thường hằng ngày. Bữa ăn bắt buộc có đầy đủ các loại Protein (chất đạm); Lipid (chất béo); Glucid (chất đường bột); Vitamin, chất khoáng; Nước và chất xơ. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung các chất chứa vitamin.
Cũng theo chuyên gia này, những người nguy cơ cao mắc Covid-19 nên tăng cường uống hoặc bổ sung vitamin C. Loại vitamin này có vai trò làm thành mạch vững hơn. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm hoa quả và rau tươi như: Cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt…
Ngoài ra, người có nguy cơ nên bổ sung các chất chống nhiễm khuẩn như sắt, kẽm. Các chất này có trong thịt gia cầm và động vật có vỏ, hải sản như: Hàu, cua, sò… Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng vô cùng giàu sắt.
Đồng thời, cần bổ sung các hoạt chất chống oxy hóa như thực phẩm chứa nhiều omega3; omega6 ở dầu cá, dầu gan cá, cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu và một số loại hạt…
TS Ngữ gợi ý, người nghi nhiễm Covid-19 có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều tinh dầu như: Hành, tỏi, nghệ… Bởi, các thực phẩm này chứa chất tinh dầu và có chức năng sát khuẩn.
“Về nguyên tắc, nên ăn uống những loại thực phẩm có thể giúp nâng cao thể trạng. Trong đó, cần bảo đảm cung cấp đủ protein, các loại vitamin tan trong nước, các vitamin tan trong dầu kẽm như Beta-caroten; vitamin A. Tiếp đến là các khoáng chất như kẽm”, TS Từ Ngữ cho hay.
Video đang HOT
Chuyên gia nhấn mạnh, đối với người cao tuổi mắc bệnh nền, tùy từng trường hợp, bác sĩ dinh dưỡng sẽ chỉ định chế độ ăn khác nhau. Người cao tuổi khỏe mạnh có thể ăn uống theo đường tự nhiên. Người cao tuổi ốm yếu, không ăn được theo đường tự nhiên, có thể áp dụng kỹ thuật như ăn qua xông hoặc đường tĩnh mạch…
Với người mắc Covid-19 đang được điều trị trong bệnh viện và không ăn uống được bằng đường tự nhiên, họ có thể được nuôi dưỡng qua đường miệng. Trường hợp không thể tự nhai, người bệnh có thể ăn qua xông, hoặc qua đường ép ra nước. Trong khi đó, bệnh nhân nặng hơn nữa có thể được ăn qua đường tĩnh mạch.
Giúp cơ thể nhanh hồi phục
Tính đến 18 giờ ngày 21/10, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong đó, số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 13.929. Trong đó, có 168 người cách ly tập trung tại bệnh viện, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 12.678 trường hợp và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 1.083.
TS Từ Ngữ cho biết, các trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh và khỏe mạnh vẫn ăn theo chế độ ăn thông thường. Trong khi đó, bệnh nhân được nuôi dưỡng, chăm sóc theo chế độ đặc biệt sau khi khỏi bệnh, cần ưu tiên chế độ ăn giúp nhanh hồi phục.
Theo đó, người hồi phục cần cung cấp đủ thực phẩm giàu năng lượng, protein, các protein chất lượng cao có trong thịt, cá, động vật. Tuy nhiên, những người mắc nhiều bệnh nền cần bổ sung protein trong cá, thịt trắng nhiều hơn trong thịt đỏ.
Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ các thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất, các loại rau, củ, quả. Đặc biệt cần tăng cường các loại hoa quả.
“Cần bổ sung các chất theo nguyên tắc: Protein hằng định là 13%. Nên sử dụng dầu ăn từ thực vật. Sử dụng Glucid dạng thô, không dùng các loại Glucid tinh. Chẳng hạn, không nên ăn các loại gạo xay xát trắng quá, có thể ăn gạo kết hợp với các loại đậu đỗ”, chuyên gia gợi ý.
Đặc biệt, người cao tuổi được khuyến cáo bổ sung đủ nước, chất xơ. Người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền nên hạn chế các thực phẩm không tốt, không thích hợp với từng thể trạng bệnh. Những người này có thể ăn chia theo nhiều bữa trong một ngày, như: Sáng 9 – 10 giờ/bữa, trưa 12 giờ/bữa, chiều 14 – 15 giờ/bữa, tối 18 – 19 giờ/bữa. Thức ăn nên được nấu mềm.
“Tùy vào từng lứa tuổi và loại bệnh, có thể phân chia thành 3, 5 hay 7 bữa/ngày. Ngay cả đối với những trường hợp bệnh nhân ăn qua xông, nếu hệ tiêu hóa của họ tốt, vẫn cần tính toán để ăn đủ 3 bữa. Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa của người đó kém, cần phân chia thành 5 bữa/ngày”, TS.BS Từ Ngữ khuyến cáo.
TS.BS Từ Ngữ: Những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ và những ai cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay
TS.BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, việc áp dụng chế độ ăn chay phụ thuộc vào đặc thù công việc của từng nhóm và cơ địa của từng người.
Hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Thụy Sĩ,... nhiều người đã giảm ăn thịt và chuyển sang ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chế độ ăn chay đang là xu hướng ăn uống được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hành theo chế độ ăn chay, bạn cần tìm hiểu rõ ưu nhược điểm của chế độ ăn này là gì và liệu bản thân có phù với chế độ ăn này không.
TS.BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
1. Quan điểm về chế độ ăn chay
Theo TS.BS Từ Ngữ, ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả...) Tuy nhiên, có nhiều trường phái ăn chay và phân loại ăn chay cũng rất kỳ thú.
Một số người ăn thuần chay cho rằng, ăn chay chỉ ăn thực vật, không ăn tất cả các sản phẩm từ thịt động vật, kể cả trứng và sữa. Mặt khác, nhiều người ăn chay cũng cho rằng, ăn chay là không ăn tất cả các sản phẩm từ thịt động vật nhưng có sử dụng các sản phẩm từ sữa, trứng. Việc phân loại này dựa vào tôn giáo và quan niệm của từng người.
Ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (Ảnh Internet)
2. Chế độ ăn chay mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, nhiều vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, vitamin C... có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều căn bệnh như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường,...
Bên cạnh đó, chất xơ là thành phần chỉ có trong thực vật, không có trong động vật. Vì thế, thực phẩm chay cung cấp khá đầy đủ chất xơ cho cơ thể. Chất xơ có tác dụng xúc tiến quá trình tiêu hóa, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Người ta ví chất xơ như là cái chổi làm sạch đường tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm hệ vi sinh đường ruột phát triển. Nhu cầu chất xơ trung bình khoảng 20 - 30g/người/ngày.
Chất xơ là thành phần chỉ có trong thực vật, không có trong động vật. Vì thế, thực phẩm chay cung cấp khá đầy đủ chất xơ cho cơ thể. (Ảnh Internet)
Chế độ ăn chay được đánh giá ít độc tố hơn chế độ ăn thường. Vì trong quá trình trồng trọt hiện nay, người nông dân sử dụng khá nhiều phân hóa học khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Các loài động vật như cá, gia cầm,... uống nguồn nước ô nhiễm có nguy cơ tích lũy nhiều độc tố trong cơ thể. Do đó, chế độ ăn nhiều động vật cơ thể có nguy cơ bị tích lũy nhiều độc tố.
3. Những chất dinh dưỡng nào người ăn chay có thể thiếu?
Theo BS.TS Từ Ngữ chế độ ăn chay khó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Người ăn chay trường có thể thiếu những chất dinh dưỡng sau:
- Sắt: Những người ăn chay có nguy cơ bị thiếu sắt, vì nguồn cung cấp sắt chủ yếu đến từ những loại động vật có thịt màu đỏ. Có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như: đậu nành, bột ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt,.... Tuy nhiên nên lưu ý dùng kết hợp những thực phẩm này với các đồ uống giàu vitamin C để làm tăng lượng chất sắt hấp thụ được.
- Các loại vitamin tan trong dầu: Cũng như các loại vitamin khác, vitamin tan trong dầu rất cần thiết cho cơ thể. Bốn loại vitamin tan trong dầu bao gồm: vitamin là A, E, D và K. Vitamin tan trong dầu đóng vai trò thiết yếu giúp bảo vệ thị lực, phát triển xương, hỗ trợ đông máu. Do không ăn mỡ động vật nên cơ thể người ăn chay thường thiếu loại vitamin này. Tùy vào cơ địa, người ăn chay có thể bổ sung vitamin tan trong dầu dưới dạng thuốc uống.
Người ăn chay có thể bổ sung vitamin tan trong dầu dưới dạng thuốc uống. (Ảnh Internet)
- I-ốt: I-ốt là một vi chất mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống. Tuyến giáp sử dụng iot để tạo ra các hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng, chữa lành các tế bào bị hư tổn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Theo thống kế, có đến 1/3 dân số thế giới có nguy cơ bị thiếu iot. Tình trạng thiếu iot có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu và thậm chí nghiêm trọng như bướu cổ, gặp một số vấn đề trong thai kỳ, tăng cân và khó khăn trong học tập.
Để bổ sung i ốt, người ăn chay nên chế biến thức ăn bằng muối i ốt thay vì muối thường. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc tăng cường ăn các rau loại rau như bắp cải, bông cải xanh, khoai lang và ngô. Chúng đều chứa một chất gọi là goitrogens, được cho là có thể cản trở quá trình sản xuất hoóc môn ở tuyến giáp.
TS.BS Từ Ngữ cũng lưu ý, những người hoạt động thể lực nhiều không nên ăn chay trường. Ngược lại những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gout, những người cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay. Việc lựa chọn chế độ ăn phụ thuộc vào cơ địa từng người, từng cá thể và từng thời điểm.
Những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gout, những người cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay. (Ảnh Internet)
Hiện nay, một số sản phẩm chay giả mặn hay còn gọi là chay công nghiệp đa phần được chế biến từ đậu nành biến đổi gen, một số phụ gia thực phẩm khác và muối. Đậu nành biến đổi gen đặc biệt có liên quan đến tổn thương của thận, gan, tinh hoàn, tinh trùng, máu và DNA.
Các sản phẩm chay công nghiệp cũng có nguy cơ gây ngộ độc botulinum. Mới đây, Bộ Y tế đã đưa cảnh báo khẩn cấp về độc tố botulinum sau nhiều ca ngộ độc do ăn pate Minh Chay. Do đó, mọi người cần duy trì chế độ ăn chay từ nguồn thực phẩm tươi, hạn chế sử dụng sản phẩm chay công nghiệp để bảo vệ sức khỏe.
Ba yếu tố quyết định đến sức khỏe của con người bao gồm: Dinh dưỡng, vận động và tinh thần. Do đó, bên cạnh việc thực hành chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, mọi người cần thường xuyên vận tập thể dục, hạn chế stress để duy trì sức khỏe tốt, TS.BS Từ Ngữ khuyến cáo.
Đau sỏi thận khi mang thai có nguy hiểm? Đau sỏi thận khi mang thai không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên xử lý cơn đau và dùng thuốc thế nào để không gây nguy hiểm không phải ai cũng biết. Không chỉ đối với phụ nữ mang thai, mà đối với bất kỳ ai, những cơn đau sỏi thận đều gây khó chịu, nhất là khi cơn đau trở nên dữ...