Người nâng bước những học sinh khuyết tật đến trường

Theo dõi VGT trên

Hơn 8 năm gắn bó với học sinh khuyết tật, cô Sơn càng thêm yêu quý các em và muốn làm thật nhiều điều để các em đỡ thiệt thòi, sống lạc quan, có ích.

Đó là cô Linh Thị Sơn giáo viên trường Phổ thông cơ sở Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội, người luôn hết lòng kề vai, sát cánh vì học sinh câm điếc không quản ngại khó khăn.

Tôi đến thăm ngôi trường Phổ thông cơ sở Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội vào một ngày mùa Đông lạnh giá. Đón tôi là cô giáo Linh Thị Sơn cùng các em học sinh của trường, ấn tượng đầu tiên khi gặp cô Sơn là cô có đôi mắt sáng, dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt hiền lành.

Khi gặp cô Sơn cùng các em học sinh trường Phổ thông cơ sở Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội tôi thấy ở ngôi trường này không giống các ngôi trường khác, sân trường là các em học sinh tung tăng chơi đùa, nhưng điều đặc biệt ở ngôi trường này là không ồn ào được như các ngôi trường khác vì các em đều là trẻ câm điếc, ở các em vẫn luôn ánh lên đôi mắt sáng long lanh đầy thân thương.

Cô giáo Linh Thị Sơn chia sẻ, cô sinh năm 1985, dân tộc Nùng, trong một gia đình có bố mẹ là nông dân, ở huyện miền núi Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có 5 anh chị em.

Bản thân cô Sơn cũng là một người khuyết tật từ nhỏ, vì vậy cô luôn có những sự thấu hiểu và đồng cảm nhất định đối với những người khuyết tật trong xã hội.

Người nâng bước những học sinh khuyết tật đến trường - Hình 1

Cô giáo Linh Thị Sơn đang truyền đạt kiến thức cho học sinh trường Phổ thông cơ sở Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Ảnh: Công Tiến.

Luôn cố gắng theo đuổi ước mơ

Cô Sơn chia sẻ, sau khi học hết cấp 3 bản thân cô mơ ước tới một ngày nào đó được làm cô giáo để truyền đạt những kiến thức đến các em học sinh khuyết tật.

Từ ước mơ, sự thấu hiểu những thiệt thòi của bản thân cô Sơn và những người khuyết tật trong xã hội, cô đã hiện thực ước mơ của mình bằng sự miệt mài học tập. Năm 2006 cô thi đậu vào khoa Giáo dục đặc biệt của trường Đại học sư phạm Hà Nội.

Cô sơn chia sẻ: “Kể từ khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội tới nay, như là một nhân duyên tôi đã gắn bó với các em học sinh khuyết tật được hơn 8 năm, càng gắn bó với các em tôi càng thêm yêu quý các em hơn và muốn làm nhiều điều hơn nữa để các em đỡ bị thiệt thòi so với các em học sinh bình thường khác”.

Cô Sơn kể: “Học sinh ở đây đều là trẻ câm điếc dẫn đến có nhiều em học sinh tiếp thu chậm, không được như trẻ bình thường, vì vậy tôi cũng phải luôn kiên trì, tìm hiểu các phương pháp giảng dạy phù hợp, như ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy”.

Người nâng bước những học sinh khuyết tật đến trường - Hình 2

Video đang HOT

Cô giáo Linh Thị Sơn tổ chức sinh nhật tập thể thường niên cho học sinh. Ảnh: Công Tiến.

Tạo sân chơi mới cho học sinh khuyết tật

Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, chủ nhiệm lớp, cô Sơn còn được Ban giám hiệu nhà trường tín nhiệm giao thêm nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội của trường.

Xuất phát từ tình yêu đối với các em học sinh câm điếc nơi đây mà cô Tổng phụ trách đội của trường luôn cần mẫn cùng học sinh xây dựng và tập luyện các tiết mục văn nghệ không quản sớm tối hay ngày nghỉ.

Cô Sơn cùng với Đội văn nghệ của nhà trường xây dựng tập luyện các tiết mục văn nghệ tham gia Liên hoan văn nghệ trẻ em thiệt thòi toàn thành phố và cũng đạt danh hiệu tiết mục xuất sắc tiêu biểu; góp phần thúc đẩy các phong trào của nhà trường đi lên.

Với tư cách là Tổng phụ trách đội của trường cô đã kết hợp cùng nhóm Dự án Kid tổ chức buổi chia sẻ về nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho toàn bộ học sinh trong trường, giúp các em nâng cao hiểu biết và phòng tránh nguy cơ xâm hại tình dục.

Đặc biệt, cô thường xuyên cùng với học sinh tổ chức các chương trình sinh nhật tập thể, giao lưu với các hội nhóm, trường bình thường nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của xã hội đối với người khiếm thính nói riêng, người khuyết tật nói chung, giúp các em tự tin, hòa nhập với cộng đồng.

Cô cũng tổ chức các hoạt động vui chơi ngoại khóa cho học sinh để các em luôn cảm thấy tự tin và hòa nhập với các bạn trong và ngoài nhà trường.

Nhận xét về cô Linh Thị Sơn, cô Đặng Minh Nguyệt – Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội, chia sẻ:

“Cô Sơn tuy là người khuyết tật, nhưng trong công việc của nhà trường cô luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cô rất nhanh nhạy và sáng tạo trong công việc. Cô sống một mình xa gia đình, bản thân còn nhiều khó khăn, nhưng cô Sơn luôn không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

Được biết ngoài thời gian ở trên lớp, cô Sơn còn tranh thủ tới tận nhà để gặp và hướng dẫn học bài cho những học sinh có nhận thức, tiếp thu chậm hay các em bị câm điếc có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Về trường được thời gian không lâu, nhưng tới nay cô Sơn có nhiều tiến bộ rõ rệt, cô đã đạt thành tích giáo viên dạy giỏi trong đợt Hội giảng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3″.

Cô Sơn chia sẻ: “Trong cuộc sống tôi luôn tâm niệm tuy sức khỏe yếu, đời sống bản thân vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng bằng tình yêu nghề, sự đồng cảm và yêu quý học sinh khuyết tật mình cần phải cố gắng và cống hiến nhiều hơn nữa để sau này các em có cuộc sống tốt hơn”.

Ghi nhận sự không ngừng rèn luyện, phấn đấu và cống hiến của cá nhân cô Sơn đối với ngành giáo dục nói chung và các em học sinh khuyết tật nói riêng, năm 2018 cô vinh dự là một trong số 48 giáo viên tiêu biểu dạy trẻ khuyết tật trên cả nước được nhận được bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo giaoduc.net.vn

Thiếu giáo viên dạy trẻ khuyết tật: Vất vả, lương thấp nên không ai mặn mà

Dạy học sinh bình thường đã khó nay dạy học sinh khuyết tật còn khó hơn, nhiều khi còn bị học sinh đánh, cắn, cộng với lương thấp, một số giáo viên lần lượt xin nghỉ việc.

Nỗi vất vả thầm lặng

Một trong những yếu tố đầu tiên phải có ở giáo viên dạy trẻ khuyết tật là sự kiên nhẫn, tình yêu với con trẻ, bởi vậy mà cô giáo Lưu Quỳnh Trang (Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị, khuyết tật - Hải Phòng) đến với nghề dạy trẻ khuyết tật như một "cái duyên". Các chị của cô Trang cũng là giáo viên dạy trẻ khuyết tật nên cô thường xuyên có cơ hội được tiếp xúc với những đứa trẻ thiệt thòi.

Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đứng lớp, cô Trang kể, có một em nhỏ mắc chứng tăng động, giảm tập trung, em liên tục có hành vi la hét, trèo lên bàn, lên cửa sổ và giành đồ chơi của các bạn cùng lớp.

Thiếu giáo viên dạy trẻ khuyết tật: Vất vả, lương thấp nên không ai mặn mà - Hình 1

Một buổi học hòa nhập cộng đồng của học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội).

"Nhìn thấy vậy tôi hoảng lắm, liền chạy tới ôm em học sinh để em không đánh các bạn trong lớp, nhưng bất ngờ, tôi bị em đó cắn vào tay, vừa cắn vừa nghiến răng thật mạnh, giãy dụa một cách điên cuồng. Lúc đó, tôi vô cùng sốc và sợ, nhưng nhìn em bé như vậy tôi vẫn đành ghì thật chặt mà ôm em vào lòng. Thấy cô giáo nước mắt chảy giàn giụa mà cơn tăng động của em cũng phần nào dịu xuống".

"Ấy thế mà cũng gần 15 năm tôi theo cái nghề "điên cùng trẻ", không bảng đen, không phấn trắng, không giáo án... tất cả được thay thế bằng tình yêu, sự nhiệt huyết.

Lớp học từ 4 - 6 tuổi, thường được phân công 1 cô giáo kèm tối đa 10 em nhỏ học sinh đông, các cô giáo cứ luôn chân luôn tay cả ngày. Vào những thời điểm thiếu giáo viên, gần như tôi không có thời gian nghỉ trưa, một mình chăm sóc cho gần 30 em", cô Trang tâm sự.

Với trẻ tự kỷ, các cô giáo phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng dỗ dành các em ăn uống, vệ sinh cá nhân, dạy các em kiềm chế cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, thể hiện ý muốn với người đối diện... tất cả các kĩ năng để giúp học sinh của mình có thể làm chủ được hành vi. Có những khi quá mệt mỏi vì nhiều em dạy mãi mà vẫn không tiến bộ, mọi hành động vẫn theo bản năng quá lớn, các cô cũng chỉ biết nén tiếng thở dài.

Cô Trang tâm sự, nhiều khi nhà cô Trang có việc phải nghỉ dạy vài buổi, cô xa các em là thấy lo lắm, sợ thiếu mình thì các em chơi với ai. Bởi cô Trang biết, học trò của mình rất nhạy cảm với việc quát mắng, to tiếng, cho nên nhiều cô giáo trẻ chưa quen mà lỡ nói to là mọi công sức dỗ dành đều "đổ sông đổ bể" hết.

Việc thiếu người nhưng người 'sợ' việc

Có thâm niên hơn 17 năm công tác trong lĩnh vực nghiên cứu và thỉnh giảng kĩ năng cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật trên cả nước, TS Hoàng Thị Nho, Phó trưởng khoa Khoa Giáo dục đặc biệt (GDĐB), trường Đại học Sư Phạm Hà Nội chia sẻ, trẻ khuyết tật có rất nhiều kiểu biểu hiện: trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ; trẻ khiếm thị và trẻ khuyết tật học tập; trẻ khiếm thính và trẻ khuyết tật ngôn ngữ...

Gần gũi với nhiều em nhỏ khuyết tật, TS Nho cho rằng, các em rất cô đơn, không biết bấu víu và hi vọng vào điều gì nếu không có những thầy, cô giáo ân cần, tỉ mỉ dạy các em cách sống, tự chăm sóc bản thân để hòa nhập với xã hội. Do đó, ngành GDĐB nói riêng, các em nhỏ khuyết tật cùng gia đình nói chung luôn cần đến sự giúp đỡ của các cô giáo có kĩ năng chuyên biệt dạy trẻ như vậy.

Thiếu giáo viên dạy trẻ khuyết tật: Vất vả, lương thấp nên không ai mặn mà - Hình 2

Các mô hình phục vụ cho giảng dạy trẻ khuyết tật vô cùng phong phú về kiểu dáng và cách thức truyền tải: bài hát, câu chuyện, đóng kịch, hình in nổi trên giấy...

Sự thật nghề nghiệp là vậy, cộng với số lượng trẻ khuyết tật đang gia tăng với đa dạng loại tật, đặc biệt là số trẻ có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ ngày càng cao, khiến TS Nho luôn canh cánh nỗi lo nguồn đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật đang giảm sút và vô cùng ít ỏi.

TS Nho cho biết, theo một khảo sát của Khoa, số lượng sinh viên tự nhiên đăng kí theo học như những ngành khác là rất ít, sinh viên chọn làm giáo viên GDĐB đều có một lý do riêng vì hoàn cảnh, vì gia đình có người khuyến tật...

Giải thích lý do trên, TS Nho cho rằng, với số lượng đào tạo mỗi khóa ra trường trung bình dưới 40 sinh viên, một con số không nhiều, nhưng để duy trì là cả một quá trình gian nan. Bởi khi nghe thấy cụm từ dạy trẻ khuyết tật, nhiều người đã lắc đầu ngao ngán, lương thấp, vất vả, đôi khi cả nguy hiểm... nghề như vậy thì ai muốn chọn.

Làm rõ hơn về nỗi lo thiếu giáo viên, cô Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ, lương của mỗi giáo viên được hưởng trung bình từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng cùng phụ cấp tùy vào vị trí công việc. Lương tuy thấp, nhưng "những "giáo viên đặc biệt" như chúng tôi luôn phải làm việc gấp 3 - 4 lần các thầy, cô dạy học thông thường.

Chưa kể đến việc nhiều khi chúng tôi chỉ ước số lượng giáo viên đứng lớp dạy trẻ khiếm thị khoảng 2 cô giáo/30 học sinh, lớp dạy trẻ tăng động 3 cô giáo/30 học sinh... thay vì một cô giáo/30 học sinh như hiện nay. Cũng có những thời điểm chúng tôi đáp ứng được mong muốn này, nhưng sau đó chỉ vài tháng, các cô giáo xin nghỉ dần dần với lý do giáo viên hợp đồng lương thấp, việc quá vất vả..., cô Nga trăn trở.

Cần chính sách để thu hút giáo viên

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GDĐB, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay cả nước chỉ có 2 trường đại học là trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường ĐH Sư phạm TP.HCM cùng 3 trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương ở Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM là đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật bài bản và đủ các kĩ năng. Thế nhưng, chỉ tiêu tuyển sinh khoa GDĐB của các trường năm nào cũng thuộc diện thấp nhất trong ngành sư phạm, dao động từ 30 - 50 sinh viên.

Lượng cung không đủ đáp ứng cầu nên các cử nhân GDĐB luôn có việc làm ngay sau khi rời ghế nhà trường. Theo PGS.TS Mục, cả nước hiện có 105 cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho tất cả các trẻ khuyết tật, 14 trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong khi số giáo viên có chuyên môn đủ để xử lí các vấn đề trong lớp học của trẻ khuyết tật lại rất ít. Các cơ sở giáo dục này luôn rộng cửa cho các cô giáo dạy trẻ khuyết tật.

Theo PGS.TS Mục, dạy trẻ khuyết tật đã càng khó nay lại không có biên chế nên dù thị trường việc làm hấp dẫn đến đâu thì sinh viên muốn theo học cũng e ngại.

"Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên dạy trẻ khuyết tật, đã đến lúc ngành giáo dục phải thay đổi chính sách ưu tiên trong tuyển dụng; bồi dưỡng chuyên sâu GDĐB cho đội ngũ giáo viên này bởi hiện nay trong các trường mầm non, phổ thông đều có trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển...", PGS Mục nhấn mạnh

Hà Cường

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quang Minh khoe cận quý tử, lộ tính cách thật vợ mới, vẫn vương vấn Hồng Đào?

Sao việt

15:40:47 08/11/2024
Hơn nửa đời người, Quang Minh cuối cùng cũng có được con trai bởi trước đó 2 con chung với Hồng Đào đều là gái. Khi đón nhóc tỳ chào đời, niềm hạnh phúc đã hiện rõ trên gương mặt anh.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Xôn xao tin nhắn "bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm", Sở lên tiếng

Netizen

15:08:04 08/11/2024
Tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội thể hiện nội dung Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT theo dõi sát, bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Indonesia: Tạo hiệu quả đòn bẩy ngoại giao

Thế giới

15:01:22 08/11/2024
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, chuyến thăm này có tầm quan trọng đáng kể đối với cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Indonesia và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

Tin nổi bật

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

Sức khỏe

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.