Người Mỹ động viên nhau dùng app truy vết Covid-19
Tỷ lệ người Mỹ sử dụng app truy vết vẫn thấp. Để khuyến khích, Phó giáo sư Mike Reid của Đại học California bày tỏ quan điểm: “Bất kỳ phương pháp nào hỗ trợ làm suy giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh đều cần phải được khai thác”.
Người Mỹ “lười” sử dụng app truy vết
Hồi đầu tháng 12 vừa qua, hệ thống cảnh báo phơi nhiễm Covid-19 đã được triển khai trên phạm vi toàn bang California. Nhờ vậy, gần như một nửa dân số Mỹ giờ đã sống trong vùng phủ của ứng dụng truy vết, từ đó được cảnh báo nếu tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Các ứng dụng truy vết tiếp xúc đã được triển khai ở 19 bang nước Mỹ, bao gồm Washington, cùng với Guam và Puerto Rico. Nhiều bang khác cũng đang trong quá trình thử nghiệm, hoặc đang cân nhắc triển khai app truy vết trên smartphone.
Mặc dù đã triển khai khá rộng rãi, tỷ lệ người Mỹ sử dụng app truy vết vẫn thấp. Ở bang New York, mới có 5% dân số tải app truy vết, dù ứng dụng được triển khai từ tháng 10. Trong 18.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính từ thời điểm đó, chỉ có 3.000 người đã cài app. Các bang Nevada và Michigan cũng chỉ có tỷ lệ khoảng 4%.
Virginia, bang đầu tiên triển khai app truy vết, thành công hơn với tỷ lệ khoảng 10% dân số cài đặt. Bang Colorado thì đạt tỷ lệ 20%. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Isobel Braithwaite của Đại học London từng nhận xét: “Chúng ta không thể mong chờ hiệu quả thực sự với tỷ lệ chỉ khoảng 20-30% cài đặt app truy vết”.
Trong khi đó, số tiền đầu tư cho app truy vết không hề nhẹ nhàng. Bang New York tiêu tốn 700.000 USD để phát triển app truy vết, trong khi bang Virginia cũng phải chi ra khoảng 230.000 USD.
Hồi đầu tháng 12 vừa qua, app truy vết Covid-19 đã được triển khai trên phạm vi toàn bang California.
Video đang HOT
Nhìn nhận đúng hiệu quả của app truy vết
Vào thời điểm này của đại dịch, nhiều chuyên gia nhận định đã quá muộn để các app phát huy tác dụng kìm hãm sự lây lan virus. Mặc dù vậy, app truy vết vẫn hữu ích trong việc đảm bảo an toàn cho cá nhân mỗi người dùng.
Nghiên cứu của Đại học Oxford chỉ ra, cần tỷ lệ khoảng 60% dân số sử dụng để app truy vết phát huy tác dụng ngăn chặn Covid-19. Nhưng Đại học Oxford cũng nghiên cứu thấy nếu 15% dân số bang Washington cài app truy vết, sự lây lan có thể giảm 8%, nghĩa là có hiệu quả một chút dù không nhiều.
“Bất kỳ phương pháp nào hỗ trợ làm suy giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh đều cần phải được khai thác”, Phó giáo sư Mike Reid của Đại học California bày tỏ quan điểm.
Điều tra dịch tễ theo phương pháp truyền thống có nhiều hạn chế. Cán bộ y tế cần tìm cách liên lạc với từng người mà người nhiễm bệnh nhớ đã tiếp xúc, và việc này tất nhiên không thể nhanh. App truy vết có thể khắc phục hạn chế cũ, với điều kiện nhiều người cùng tải và bật app.
Tiến sỹ Rajeev Venkayya, người hỗ trợ xây dựng chiến lược quốc gia của Mỹ về phòng chống đại dịch năm 2005 nói: “Ở cấp độ cá nhân, thực tế giờ ứng dụng truy vết còn quan trọng hơn mấy tháng trước, vì đã có nhiều virus lan truyền trong cộng đồng hơn”.
Nhà nghiên cứu Isobel Braithwaite thì nhìn nhận: “Thực ra chúng ta chỉ kéo dài thời gian cho đến khi có vắc xin. Chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của app truy vết không có nghĩa là chúng ta nên xem nhẹ phương pháp này, tương tự như việc đeo khẩu trang. Chúng ta cũng không có bằng chứng cho thấy app truy vết không hiệu quả”.
Julie Samuels, nữ chuyên gia phụ trách phát triển app truy vết của bang New York, bày tỏ quan điểm: “Trong xã hội Mỹ, người ta vẫn thường chờ đợi một viên thuốc thần, một giải pháp giúp diệt trừ Covid ngay lập tức. Nhưng thực ra app chỉ là một lớp bảo vệ thêm, nếu có thể giúp thêm một người tránh nhiễm Covid thì cũng đáng”.
Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook bán Instagram và WhatsApp?
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ.
Sau hơn một năm điều tra, hai vụ kiện cuối cùng được đệ trình là thách thức chống độc quyền lớn nhất mà Facebook phải đối mặt cho đến nay. Cả hai vụ kiện về cơ bản đều yêu cầu chia tách Facebook, buộc công ty phải rút lại thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp vào năm đó. Hiện cả hai ứng dụng này có hàng tỷ người dùng.
Đơn kiện tuyên bố rằng hành động thu hồi là cần thiết vì Facebook đã mua lại các đối thủ tiềm năng để kìm hãm sự cạnh tranh và giành lợi thế thị trường. Đồng thời, hành vi của Facebook cũng hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng Mỹ và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư mà họ có thể có được.
"Họ đã kìm hãm sự đổi mới và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư của hàng triệu người Mỹ. Không công ty nào nên có ảnh hưởng không được kiểm soát như vậy đối với thông tin cá nhân và các hoạt động xã hội của chúng ta", Tổng chưởng lý bang New York Guam Letitia James cho biết.
Trọng tâm của FTC là việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp. Facebook mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và ứng dụng nhắn tin tức thời toàn cầu WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014. Vụ kiện cáo buộc Facebook đã sử dụng những thương vụ mua lại này để phát triển thành thế độc quyền ngày nay và có được khả năng trấn áp các đối thủ cạnh tranh không đạt được.
"Trong 10 năm qua, Facebook đã độc quyền trên thị trường mạng xã hội ở Mỹ". Đơn kiện chung của Bộ trưởng Tư pháp viết, "Facebook đã duy trì bất hợp pháp quyền độc quyền của mình bằng cách cản trở cạnh tranh thông qua chiến lược 'mua lại hoặc phá hủy', làm tổn hại đến lợi ích của người dùng và nhà quảng cáo".
Vụ kiện của FTC cũng đi đến kết luận tương tự. Đơn kiện có nội dung: "Facebook không có nội dung thu hút và giữ chân người dùng thông qua cạnh tranh. Thay vào đó, công ty mua lại các công ty gây ra mối đe dọa cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của chính mình và áp dụng các chính sách hạn chế không công bằng, để cản trở cạnh tranh thực tế hoặc tiềm năng từ những thương vụ mua lại đối thủ không thành công và các phương pháp khác để duy trì vị trí độc quyền của họ".
Tại sao chính phủ Mỹ cho rằng Facebook có hại cho người Mỹ?
Mặc dù vụ kiện của FTC và vụ kiện của tổng chưởng lý không hoàn toàn giống nhau, nhưng hai bên đã hợp tác, và cả 2 vụ đều đưa ra những tuyên bố tương tự về lý do tại sao Facebook lại độc quyền.
Về bản chất, họ tin rằng Facebook là một công ty độc quyền truyền thông xã hội mạnh mẽ, công ty thu thập một lượng lớn dữ liệu về người dùng Mỹ và sử dụng dữ liệu này để bán quảng cáo. Mặc dù vụ kiện nhắm đến việc mua lại Instagram và WhatsApp, nhưng cả hai vụ đều coi hành vi chống cạnh tranh của Facebook là một phần của mô hình hành vi rộng hơn.
Nhiều bằng chứng được đưa ra trong vụ kiện đã trích dẫn ý kiến từ các giám đốc điều hành, bao gồm cả Mark Zuckerberg, để chứng minh ý định chống lại cạnh tranh của Facebook.
Đơn kiện cũng đề cập đến cách Facebook đối xử với các nhà phát triển, cáo buộc công ty cho phép các nhà cung cấp phần mềm khác sử dụng dữ liệu của Facebook để phát triển ứng dụng của riêng họ và kết nối ứng dụng của họ với dịch vụ của Facebook. Hành vi như vậy có lợi cho Facebook vì nó sẽ khuyến khích nhiều người tham gia và sử dụng Facebook thường xuyên hơn
"Do hành động bất hợp pháp của Facebook, người dùng các dịch vụ mạng xã hội cá nhân đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu nhiều tổn thương khác nhau, bao gồm suy giảm chất lượng trải nghiệm người dùng, giảm lựa chọn mạng xã hội cá nhân, ngăn chặn sự đổi mới và giảm đầu tư vào các dịch vụ có khả năng cạnh tranh". Vụ kiện cũng chỉ ra hậu quả khác của tất cả những điều này là gây tổn hại đến quyền riêng tư của người Mỹ. Bởi vì Facebook bức tử các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp khả năng bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.
Vẫn còn một chặng đường dài để chia tách Facebook
Vậy đâu là giải pháp để loại bỏ những tác hại mà Facebook đã gây ra cho người dùng và thị trường? Cả hai vụ kiện đều tin rằng Facebook nên được tách ra. Nhưng đạt được mục tiêu này không phải là dễ dàng, thậm chí nếu có thể chia nhỏ thì cũng cần có thời gian. Hubbard thuộc Viện Thị trường Mở (Mỹ) cho biết có thể mất nhiều năm để buộc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp thông qua kiện tụng. Các chuyên gia khác cho rằng thủ tục có thể phải đến năm sau hoặc thậm chí 2022 mới bắt đầu.
Một vấn đề khác là Facebook tiếp tục đào sâu kết nối giữa các ứng dụng của mình, điều này có thể khiến việc chia tách Facebook trở nên khó khăn hơn. Năm 2019, Facebook thông báo rằng họ bắt đầu hợp nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống nhắn tin tức thời được sử dụng bởi WhatsApp, Instagram và Facebook. Công ty cũng có hy vọng lớn hơn đối với WhatsApp và cho biết họ có thể kết hợp hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook và Instagram với nền tảng WhatsApp.
Sau khi vụ kiện được công bố, Facebook bác bỏ các tuyên bố của vụ kiện, nhấn mạnh rằng FTC đã chấp thuận thương vụ mua lại WhatsApp và Instagram của công ty vài năm trước. Sau đó, Facebook lập luận rằng công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền tảng khác (như Google và TikTok) về chi tiêu quảng cáo.
Nhưng đây không phải là những lý do duy nhất mà Facebook có thể sử dụng. Hiện tại, dù chưa thể đánh giá diễn biến của vụ kiện nhưng các chuyên gia cho rằng việc ép bán không phải là không thể. Ngoài ra, theo một số chuyên gia những vụ kiện này "mang lại khả năng lớn cho việc tái cấu trúc công ty".
Do đó, mặc dù cáo buộc về hành vi chống cạnh tranh của Facebook không còn mới, nhưng vụ kiện mới mang lại nhiều cơ hội hợp tác hơn cho những người chỉ trích công ty. Các nhà phân tích cũng nhận định rằng trong tương lai, nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng cho các công ty công nghệ lớn.
Người Mỹ, châu Âu tìm cách qua mặt hệ thống nhận diện Người dân ở Mỹ và châu Âu tìm cách trang điểm, sử dụng phụ kiện và công nghệ để chống lại cảnh bị "giám sát" hàng ngày. Mark Andrejevic, chuyên gia về giám sát và khai thác dữ liệu tại Đại học Monash (Australia), chia sẻ: "Mọi người đang cuống cuồng tìm cách chống lại công nghệ nhận diện. Tuy nhiên, công nghệ...