Người Mỹ đầu tiên được ghép mặt đến 2 lần
Cô Carmen Blandin Tarleton đã trở thành người đầu tiên ở Mỹ được ghép toàn bộ khuôn mặt đến 2 lần. Ca ghép mặt thứ 2 của cô được thực hiện thành công cách đây vài tuần.
Ảnh minh họa
Mọi chuyện bắt đầu từ nhiều năm trước. Cô Tarleton và chồng có cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Họ chia tay và mỗi người ở một nơi. Vào một ngày năm 2007, người chồng đã đột nhập vào nhà cô Tarleton ở bang Vermont (Mỹ), theo Fox News.
Gã đàn ông đã tạt dung dịch kiềm công nghiệp vào người Tarleton. Hậu quả là khiến cô bị bỏng 80% cơ thể. Khi cứu chữa, các bác sĩ buộc phải đưa cô vào tráng thái hôn mê.
Video đang HOT
Tarleton phải trải qua 38 ca phẫu thuật trong suốt 3 tháng sau đó. Trong 5 năm tiếp theo, cô cũng phải lên bàn mổ 17 lần, trong đó có một số ca để khôi phục thị lực do tổn hại của hóa chất, theo Fox News.
Vào năm 2011, cô Tarleton được phép tham gia ca phẫu thuật ghép mặt sau hàng loạt đánh giá y tế nghiêm ngặt của các chuyên gia. Khi tìm được người hiến mặt phù hợp, ca ghép mặt đầu tiên được thực hiện vào năm 2013.
“Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn món quà to lớn mà tôi đã được trao cho”, cô Tarleton chia sẻ sau ca phẫu thuật ghép mặt lần đầu.
Ca phẫu thuật thành công đã thực sự thay đổi cuộc đời người phụ nữ, giúp cuộc sống cô được dễ chịu và thoải mái hơn. Nhưng vào năm 2019, tức 6 năm sau ca ghép mặt đầu tiên, gương mặt ghép bắt đầu xuất hiện hàng loạt vấn đề. Nó khiến cô bị căng tức và đau đớn. Không những vậy, máu không thể lưu thông đến khuôn mặt ghép đó.
Tình trạng này buộc cô phải được ghép mặt lần thứ 2. Cô bắt đầu tìm kiếm người hiến mặt vào tháng 10.2019.
Ca phẫu thuật ghép mặt lần 2 kéo dài 20 giờ, được thực hiện vào tháng 7.2020. Cả hai ca ghép mặt của cô Tarleton đều diễn ra tại bệnh viện Brigham and Women’s Hospital ở thành phố Boston (Mỹ).
Cô Tarleton cho biết cô rất vui khi được thực hiện ghép mặt lần 2. Vì mới phẫu thuật nên người thân, bạn bè và bản thân cô phải mất một chút thời gian để làm quen với khuôn mặt mới, theo Fox News.
Người được phẫu thuật ghép mặt đầu tiên ở Mỹ qua đời
Connie Culp, người đầu tiên ở Mỹ được phẫu thuật ghép mặt thành công, đã qua đời, hưởng dương 57 tuổi, theo CNN.
Connie Culp trước và sau khi phẫu thuật ghép mặt - REUTERS
"Connie Culp qua đời do các biến chứng nhiễm trùng không liên quan đến ca cấy ghép mặt", phát ngôn viên của Phòng khám Cleveland - nơi cuộc đại phẫu thuật từng diễn ra, nói với CNN.
"Connie là một người phụ nữ cực kỳ dũng cảm, sôi nổi và là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Sức mạnh của cô ấy thể hiện rõ ở chỗ cô ấy là bệnh nhân ghép mặt có thời gian sống lâu nhất tính cho đến nay", tiến sĩ Frank Papay, Chủ tịch Viện Phẫu thuật Da liễu và Phẫu thuật Tạo hình của Bệnh viện Cleveland, người thuộc nhóm phẫu thuật cho Connie lúc trước, nói.
Connie Culp từng bị mất một phần giữa khuôn mặt sau khi bị chồng bắn vào năm 2004. Bà mẹ hai con này bị mù một phần, không thể ngửi và nói, phải phẫu thuật ở cổ để thở.
Tháng 12.2008, Connie Culp đã trải qua một cuộc phẫu thuật cấy ghép kéo dài 22 giờ do bác sĩ Maria Siemionow dẫn đầu, nhờ khuôn mặt của một người hiến tặng. Các lớp mô, xương, cơ và mạch máu, mảnh ghép thần kinh, động mạch và tĩnh mạch đã được ghép nối để làm đầy khuôn mặt bị thương của Connie Culp.
Vào thời điểm đó, các bác sĩ tham gia điều trị của bà Culp nhấn mạnh rằng phẫu thuật không vì mục đích thẩm mỹ, mà là để khôi phục các chức năng cơ bản. Đây là ca ghép mặt gần như đầu tiên ở Mỹ.
Connie Culp đã chia sẻ với CNN rằng bà hạnh phúc với ca cấy ghép. "Giờ tôi có thể ngửi thấy. Tôi có thể ăn bít tết. Tôi có thể ăn hầu hết mọi loại thực phẩm rắn - vì vậy mọi thứ trở nên tốt hơn".
Người biểu tình Mỹ kéo đổ tượng Columbus Một nhóm người biểu tình ở bang Maryland đã kéo đổ tượng người tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus rồi lăn xuống nước vào ngày quốc khánh. Video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy nhóm biểu tình hôm 4/7 dùng dây thừng kéo đổ bức tượng gần khu phố Little Italy ở thành phố Baltimore khi pháo hoa mừng quốc khánh...