Người Mông giờ không còn sợ cho con đi học sẽ lười lao động nữa!
Ngươi Mông tưng sơ cho con đi hoc sau nay se lươi lao đông nhưng tư khi thây Ly A Phông vê day, ho đa hiêu sư quan trong cua viêc hoc.
Môt trong nhưng ly do con em đông bao dân tôc sơ đi hoc la do nhân thưc viêc hoc cua đông bao cac dân tôc con nhiêu han chê.
Đê thay đôi nhân thưc cua đông bao cac dân tôc, nhưng thây cô giao vung cao phai trai qua biêt bao nhiêu kho nhoc, tâm huyêt va câu chuyên cua thây Ly A Phông la môt câu chuyên truyên cam hưng vê hanh trinh thay đôi nhân thưc viêc hoc cho chinh đông bao dân tôc minh.
Như bao ngươi con cua dân tôc Mông, thây Ly A Phông lơn lên ơ thôn Nhôi xa Trung Sơn, huyên Yên Lâp, tinh Phu Tho – môt vung quê con rât nhiêu kho khăn.
Hiên nay, thây đang day tai Trương Tiêu hoc Trung Sơn B la điên hinh cho giao viên căm ban cua tinh Phu Tho.
Thây Ly A Phông, ngươi truyên cam hưng thay đôi nhân thưc vê viêc hoc cua đông bao Mông ơ Phu Tho (anh do nhân vât cung câp).
Kê vê minh, thây Ly A Phông cho răng, thây may mắn hơn bao bạn khác cùng sinh, sống tại thôn Nhồi.
Mặc dù kinh tế gia đình bố mẹ đẻ nghèo và khó khăn (cơm không đủ ăn), nhưng được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, anh em trong dòng họ và sự nỗ lực cố gắng của bản thân vơi mong ước được đi học tiếp thu các bài giảng áp dụng vào thực tế sản xuất giúp cho đồng bào dân tộc Mông quê minh và gia đình thoát nghèo bền vững nên thây đa quyêt tâm hoc hanh đên nơi đên chôn.
Ngay khi ngôi ghê phô thông tai Trương Trung học phổ thông Lương Sơn, câu thiêu niên Ly A Phông đa gánh gạo đi ở trọ xa nha. Kho khăn bôn bê nhưng vân nỗ lực cố gắng học tập và rèn luyện.
Thấu hiểu được cuộc sống nơi sinh ra và lớn lên, với sức trẻ thây Ly A Phông mong muốn cống hiến cho quê hương, làm giàu cho quê hương, do vậy khi tốt nghiệp Phổ thông thây đã chọn và thi vào Trường Đại học Hùng Vương, khoa Tiểu học.
Đâu đai hoc chinh la thanh công va bươc ngoặt lơn nhât trong cuôc đơi cua chang thanh niên tre. Trong quá trình học tập Ly A Phông đã luôn khẳng định mình với bạn bè trong lớp, trong khoa băng kết quả học tập và rèn luyện tôt cua minh.
Sau khi tốt nghiệp thây đươc xét đặc cách vào viên chức sự nghiệp giáo dục, đươc tô chức phân công về Trường tiểu học Trung Sơn B dạy lớp cắm bản tại thôn Nhồi xã Trung Sơn nơi quê hương minh.
Thây Ly A Phông thô lô răng, thây nhận thức sâu sắc muốn phát triển kinh tế xã hội thì vai trò, vị trí của con người là chủ thể là nhân tố quyết định.
Video đang HOT
Do đo, bản thân thây đã rất nỗ lực trong công tác chuyên môn, công tác vận động, tuyên truyền, công tác phổ cập giáo dục tại khu Nhồi và các khu khác thuộc Trường Tiểu học Trung Sơn B.
Thây luôn thực hiện tốt, đúng với chuyên ngành được giao, yêu thương giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn trong học tập với đặc thù là học sinh vùng sâu xa, vùng dân tộc thiểu số (vùng đặc biệt khó khăn).
Theo thây Ly A Phông, các em chưa hiểu, chưa nói thạo tiếng phổ thông, thây đã tìm mọi cách khắc phục, giảng dạy để các em dễ hiểu nhất.
Qua 6 năm dạy học chuyên lớp 1, nhiều lúc nước mắt rơi bởi các em quá nhỏ mà lại không biết tiếng phổ thông. Nhưng 6 năm đó là nhiệm vụ là niềm tin cấp trên giao phó.
Sinh ra va lơn lên ơ vung quê con nhiêu kho khăn, nên thây Ly A Phông đa danh tinh yêu thương, sư đông cam lơn đôi vơi hoc sinh cua minh (anh do nhân vât cung câp).
Thây Ly A Phông kê răng: “Trước năm 2013, các em học sinh dân tộc Mông ở thôn Nhồi thường xuyên nghỉ học để theo gia đình lên nương làm rẫy.
Đa số các em học hết lớp 5 là nghỉ ở nhà. Tỉ lệ học cấp 2 rất ít, không có học sinh học cấp 3 và học lên Đai hoc, Cao đăng.
Phụ huynh hầu như không quan tâm đến việc học hành của con em mình. Đặc biệt các cháu gái lại càng không cho đi học vì sợ đi học về lười lao động, đi học về lấy chồng bố mẹ mất công nuôi mà lại chẳng được hưởng.
Các em học sinh và bố mẹ các em đều không thạo tiếng phổ thông gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên vùng xuôi.
Là người Mông, thây Ly A Phông cang hiểu được tập quán của bà con. Thây đã vào tận nhà các gia đình vận động , tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học và tác hại của việc không học không biết chữ, mù chữ.
Do vậy, năm học 2013 – 2014 các em học sinh tiểu học đi học ổn định và đảm bảo sĩ số cho đến nay.
Theo thây Ly A Phông, phụ huynh tin tưởng vì có giáo viên (bản địa) biết tiếng Mông dễ dàng trong việc giúp kết nối giữa giáo viên vùng xuôi và phụ huynh.
Học sinh tự tin, hiểu biết hơn khi thây có thể giải thích bằng tiếng Mông khi các em cần trợ giúp.
Rất vui là hiện tại đồng bào Mông ơ xa đã có 9 học sinh trình độ văn hoá 12/12, (trong đó: 5 người trình độ Đại học, 1 học viên đang thực tập sinh tại Isarel, 2 người trình độ cao Đẳng, 1 người trình độ Trung cấp).
Ngoài giờ dạy học hoặc các buổi sinh hoạt, họp thôn, bản thân thây Ly A Phông luôn tham gia đóng góp ý kiến, tuyên truyền bà con về ổn định nơi cư trú, không di cư tự do để có thời gian phát triển kinh tế cho gia đình, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Có những hộ sang gặp thây để nhờ giúp đỡ tư vấn về kinh tế, thây luôn nhiệt tình giúp đỡ với những kiến thức vốn có: Như trồng cây gì có giá trị hơn, chăm sóc ra sao?
Không chỉ thế bản thân thây Ly A Phông rất nhiệt tình trong công tác phong trào của xã, thôn.
Thây luôn tuyên truyền bà con giữ mối quan hệ đoàn kết trong thôn cũng như các anh em dân tộc khác trong vùng 6 khe của xã Trung Sơn, cùng nhau học hỏi và phát triển kinh tế theo hướng đổi mới phù hợp với nhu cầu thời đại.
Với đặc thù các hộ đồng bào dân tộc Mông ở thôn Nhồi 100% các hộ theo đạo Thiên Chúa nên thây chủ động phối hợp với Ban hành giáo vận động, hướng dẫn các hộ làm kinh tế, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do vậy trong những năm qua đông bao công giáo luôn chấp hành tốt các chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái thi đua lao động sản xuất và thực hiện tốt phương châm sống”Tốt đời đẹp đạo”, “Kính chúa yêu nước”. Tích cực tham gia chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Hiệu trưởng vừa mừng vừa lo khi chọn sách giáo khoa
Thầy Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hừa Ngài (Điện Biên), mừng vì được chọn sách phù hợp với học sinh vùng cao, nhưng lo về kinh phí.
Theo dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục, được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến từ ngày 30/11, các trường học thành lập hội đồng gồm hiệu trưởng, phó hiệu trường, giáo viên và đại diện phụ huynh để lựa chọn sách giáo khoa mới, công bố trước năm học 2020-2021 ít nhất 5 tháng.
Thầy Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hừa Ngài(huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), cho biết phần lớn học sinh nhà trường là người Mông, nhận thức và hiểu biết về tự nhiên, xã hội rất hạn chế nên tiêu chí lựa chọn đầu tiên là sách có nhiều hình ảnh to, rõ ràng và bắt mắt. Trường sẽ ưu tiên chọn những sách sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với học sinh.
"Ngoài ra, tôi sẽ nghiêng về những sách xuất hiện một vài chi tiết vùng miền, có nét tương đồng với cuộc sống học sinh vùng cao để tạo sự gần gũi cho các em trong quá trình học tập", thầy giáo nói.
Tuy nhiên, thầy Điệp lo lắng về kinh phí bỏ ra trong quá trình chọn sách. Tiền mua sách giáo khoa, trường Hừa Ngài được miễn phí do nằm ở vùng khó khăn, nhưng kinh phí mua sách để tham khảo, lựa chọn thì trường tự chủ. Ngoài ra, thầy băn khoăn trước việc trong hội đồng có đại diện phụ huynh học sinh.
"Toàn bộ người dân xã Hừa Ngài là dân tộc thiểu số. Hạn chế trong hiểu biết và khác biệt văn hóa là khó khăn nếu để phụ huynh cùng chọn sách với cán bộ, giáo viên nhà trường", thầy Điệp nói.
Chia sẻ việc các trường trong cùng huyện lựa chọn sách giáo khoa khác nhau, thầy Điệp cho rằng vấn đề này không đáng lo ngại. Sách giáo khoa khác nhau, nhưng đều được xây dựng trên một khung chương trình nên nội dung tương đồng. "Cả 32 quyển sách được duyệt đều do các chuyên gia và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm lựa chọn kỹ càng nên tôi không lo lắng", thầy giáo nói.
Sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thanh Hằng
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), cho biết đã đọc kỹ dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa, đang theo dõi các trao đổi xung quanh và sẽ thành lập hội đồng chọn sách ngay sau khi có hướng dẫn chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. "Tôi không lo lắng chuyện chọn sách dù đây là điều mới mẻ và chắc chỉ có trong năm nay, cũng không cho rằng trường chọn sách là nguy hiểm bởi về cơ bản sách nào cũng có thể dùng được do đã vượt qua nhiều vòng thẩm định", thầy Khang nói.
Vì xác định thời gian lựa chọn sách ngắn, phải xong trước tháng 5/2020, thầy Khang đã tìm mua các bản sách đã qua thẩm định, nhưng không được. Hiệu trưởng này không băn khoăn nhiều việc phải chi khoản kinh phí cho việc mua sách vì sách mua về không phải chỉ để đọc thẩm định, lựa chọn hay cho vào thư viện mà còn là tài liệu tham khảo tốt, lâu dài cho giáo viên.
Theo thầy Khang, sách giáo khoa giờ không còn là pháp lệnh như trước mà chỉ là phương tiện giảng dạy, trường không bị bó hẹp phải chọn sách cùng một bộ nên việc này sẽ không khó khăn. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát hành cuốn Chương trình nội dung lớp 1 để giáo viên bám sát chương trình, chuẩn kiến thức rồi tham khảo sách. Có như vậy, năm nay trường chọn sách này, năm sau tỉnh, thành phố chọn sách khác cũng không lo ngại chuyện học sinh có tiếp thu được kiến thức cần đạt được theo chương trình hay không.
Điều khiến Hiệu trưởng trường Marie Curie lo lắng là thành viên hội đồng chọn sách do trường thành lập. Việc đưa giáo viên vào hội đồng là hợp lý và trường hoàn toàn đáp ứng đủ do có tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trực tiếp đứng lớp 1 và cả giáo viên của các khối lớp cao hơn. Nhưng việc đưa phụ huynh vào thành phần hội đồng là không khả thi bởi không phải ai cũng có chuyên môn để đọc, so sánh các sách rồi đưa ra lựa chọn.
"Giáo viên đọc hết 5-6 cuốn sách mỗi môn, đưa ra đánh giá trong thời gian ngắn và chưa được dạy thử đã mệt rồi, huống gì cha mẹ học sinh. Ngay cả người trong ban đại diện phụ huynh, chuyên môn cũng bị hạn chế", thầy Khang nhận định.
Sách Toán 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thanh Hằng
Tại TP HCM, nhiều trường tiểu học chưa có bất cứ động thái trong việc chọn lựa sách giáo khoa cho năm 2020. "Chúng tôi chưa biết mặt mũi sách mới ra sao, chưa biết dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách thế nào. Tất cả chờ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phổ biến rồi mới làm", hiệu trưởng một trường tiểu học quận 1 nói.
Một hiệu trưởng khác tại quận Bình Thạnh cho rằng, băn khoăn lớn nhất của các trường là xác định tiêu chí đánh giá chất lượng bộ sách giáo khoa vì sách không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của trường mà còn đến người học, gia đình và dư luận xã hội. Trong khi đó, dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa mang nặng tính quy trình, thủ tục hơn là hướng dẫn nội dung.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn trong việc tổ chức triển khai liên quan đến sách giáo khoa phổ thông, đặc biệt là cách chọn sách phù hợp nhất", ông nói.
Thanh Hằng - Dương Tâm - Mạnh Tùng
Theo VNE
Ở nơi rừng thẳm, các cô giáo góp tiền nuôi học sinh đến trường Sau giờ họp, cô thì 50 ngàn, cô thì 100 ngàn... mỗi cô một chút, một ít góp tiền mua gạo, thức ăn nuôi học sinh ở điểm trường Nậm Chua Cách trường Mầm non Chà Tở (xã Chà Tở, Nậm Pồ, Điện Biên) 32 km, điểm trường Nậm Chua nằm sâu trong nhóm dân cư giữa rừng thẳm. Nói về điểm trường...