Người mới tập yoga hay mắc lỗi gì?
Yoga không chỉ giúp người tập khỏe khoắn, dẻo dai mà còn giúp mạnh mẽ về tinh thần, phòng ngừa bệnh tật…
Yoga không chỉ giúp người tập khỏe khoắn, dẻo dai mà còn giúp mạnh mẽ về tinh thần, phòng ngừa bệnh tật. Yoga tốt như vậy, nhưng tại sao số người theo đuổi môn thể dục này chưa nhiều? Theo huấn luyện viên Mina Ercel của hệ thống yoga The Art of Living (Ấn Độ), đó là do người mới tập thường mắc những lỗi sau:
1. Cố cho bằng người bên cạnh
Một trong những lý do gây thương tổn nhiều nhất cho người tập yoga chính là cố làm giống giáo viên hoặc các bạn trong lớp. Chúng ta đều sở hữu những kiểu thân thể khác nhau với hình dạng, đặc điểm di truyền, tuổi tác, lịch sử chấn thương, bệnh tật, chế độ dinh dưỡng khác nhau. Người bạn trên tấm thảm trước mặt bạn có thể là một diễn viên ballet, là người đã tập yoga nhiều năm hoặc người có độ dẻo bẩm sinh.
Hãy tập trung vào khả năng của chính bạn và nghe ngóng cơ thể mình. Bởi nếu bạn so sánh và cố sức bắt cơ thể làm giống người khác, khi vượt khả năng chịu đựng của cơ thể, bạn sẽ lãnh hậu quả như đau, mệt, choáng thậm chí chấn thương, từ đó chán nản và bỏ cuộc.
2. Quên mình bao nhiêu tuổi
Nếu bạn buộc cơ thể mình phải làm được những điều như giống hai mươi năm trước đây, bốn năm trước đây hoặc thậm chí chỉ trong khóa học trước, bạn đang sai lầm nghiêm trọng. Khi sáu tuổi, bạn dễ dàng thực hiện những cú lăn lộn trên cỏ hoặc ngồi ở tư thế hoa sen trong một thời gian dài. Khi trẻ, bạn có thể ngồi suốt ngày ở bàn làm việc hoặc trải qua thai kỳ, sinh nở.
Thậm chí, bạn dễ dàng thực hiện một tư thế yoga khó trong buổi học cuối tuần trước, nhưng hôm nay là hôm nay, mọi thứ có thể khác xa, và bạn chỉ nên tập với tâm thế: “Tại thời điểm này, ở nơi này, tôi đang sở hữu hơi thở và cơ thể này”.
3. “Làm khó cơ thể”
Một sai lầm phổ biến của nhiều người khi bắt đầu yoga là nghĩ: “Mình đã tập gym/ aerobic/chơi tennis (hoặc một môn hoạt động thể chất nào đó) trong nhiều năm. Yoga sẽ không là vấn đề gì”. Mặc dù một số tư thế yoga trông có vẻ tương đối dễ dàng và đơn giản, nhưng để buộc cơ bắp làm việc hiệu quả, chuyên sâu, bạn phải tập trung ý thức và dồn sức để tập cẩn trọng. Người mới tập thường nôn nóng khi mới đầu đã đẩy bản thân tới độ khó cao để chứng minh mình có thể làm được, hậu quả là bạn sẽ bị đau nhức vào hôm sau. Tệ hơn, bạn đã đẩy một cơ thể chưa tương thích với mức độ tập tới tình trạng chấn thương.
4. Không tập đều
Thông thường, một người tập thấy khỏe khoắn và sảng khoái khi cuốn tấm thảm của buổi tập yoga rồi hứng khởi nghĩ tới buổi học tiếp theo. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta bị phân tâm bởi công việc, trách nhiệm gia đình, xã hội và tập yoga rơi xuống cuối danh sách việc phải làm.
Một vài ngày trôi qua, sau đó một vài tuần và cuối cùng khi trở lại lớp học, chúng ta lại phải bắt đầu từ đầu. Với người bắt đầu tập yoga, lý tưởng nhất là sắp xếp để tập hai hoặc ba lần một tuần.
5. “Mình không hợp với yoga”
Sau khi tập yoga một thời gian, thường là một vài tuần, vài tháng, hoặc thậm chí nhiều năm – chúng ta bắt đầu thất vọng về bản thân. Các câu hỏi bắt đầu đặt ra như “tại sao tôi không thể trồng chuối”, “tại sao tôi không thể chạm tay vào ngón chân?”. Cuối cùng, chúng ta rơi vào trạng thái nghi ngờ và bắt đầu ngẫm nghĩ: “Có lẽ yoga không hợp với mình”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẻ đẹp và lợi ích của yoga là rất tinh tế và với nhiều cấp độ tác động khác nhau. Khi nghi ngờ về hiệu quả của yoga, hãy so sánh, liệu có sự khác nhau giữa trạng thái tâm trí bạn hiện tại so với trước đây không? Có phải thân thể bạn dẻo dai hơn và bớt stress khi đối mặt căng thẳng? Hãy nghĩ rằng yoga đã giúp bạn thư giãn và hít thở tốt hơn, bạn cũng ý thức hơn về cơ thể của mình và hài lòng với kết quả đó.
Theo Cuộc sống eva
11 hành động đơn giản bạn có thể thực hiện mỗi ngày để não bộ hoạt động tốt hơn
Cải thiện não bộ sẽ giúp bạn thông minh hơn, xử lý mọi chuyện nhanh hơn và đi tới thành công sớm hơn.
Không ai có thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của não bộ đối với con người. Đã có vô số nghiên cứu cũng như sản phẩm ra đời với mục đích giúp não hoạt động tốt hơn. Dưới đây là 11 hành động vô cùng dễ làm giúp bạn chẳng cần uống thuốc cũng có thể tăng sức mạnh của não bộ.
1. Nên đi đến biển nhiều hơn
Tuy không mệt mỏi vì công việc, tuy nhiên tâm lý và sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới sự tập trung. Nghiên cứu cho thấy, não sẽ hoạt động tốt hơn nếu bạn nghe thấy âm thanh của sóng, nhìn thấy màu xanh và cảm nhận được hơi ấm của cát. Đó là lý do khi ra biển, bạn thường cảm thấy sảng khoái, thoải mái và lấy lại năng lượng nhanh hơn.
Lời khuyên: Bạn nên đi dạo trong rừng, nghỉ dưỡng hay du lịch ở những nơi gần biển, và đừng sợ đi bộ với chân trần. Nếu có thể, hãy thường xuyên đi biển chơi nhé.
2. Sử dụng tay không thuận để vẽ mỗi ngày
Vẽ sẽ kích hoạt sự hoạt động của cả hai bán cầu, giúp bạn tìm ra giải pháp nhanh hơn. Nghiên cứu cho thấy trẻ em học toán tốt hơn đồng thời ghi nhớ nhanh hơn nếu chúng ghi lại các kiến thức dưới dạng hình vẽ.
Để não hoạt động tốt hơn, bạn nên vẽ 10 - 20 phút với tay không thuận. Ví dụ nếu bạn thuận tay trái hãy vẽ bằng tay phải. Cố gắng làm điều đó mỗi ngày, bạn sẽ thấy não mình cải thiện hẳn lên sau 1 tháng.
3. Chơi xích đu
Trò chơi xích đu khi chúng ta còn nhỏ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của một số bộ phận của não, khu vực xử lý thông tin, lời nói. Bên cạnh đó, đu xích đu còn củng cố hệ thống tiền đình, giúp bạn định hướng không gian tốt hơn.
Lời khuyên: Bạn nên chơi xích đu 15 - 20 phút, 2 - 3 lần/ tuần và hãy tận hưởng cảm giác vui vẻ khi chơi nhé. Nó sẽ giúp bạn không bị say sóng cũng như giảm thiểu các triệu chứng tồi tệ để lại do say rượu.
4. Cố gắng sử dụng giác quan thứ 6
Nhiều người không tin vào giác quan thứ 6 nhưng thực sự nó có thật ở một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như người mù có thể cảm nhận được không gian xung quanh họ, đồng thời khả năng nghe, ngửi, cảm thụ cũng tốt hơn.
Lời khuyên: Trong một tuần hãy thử thực hành một vài lần như bịt tai lại và đi về phía sau hoặc chơi một số trò chơi như đoán xem có gì trong hộp.
5. Tập các bộ môn như bơi lội hay yoga
Bộ não sẽ hoạt động tốt hơn trong quá trình hoạt động thể chất. Khi luyện tập, não bộ sẽ vừa phải ghi nhớ, ghi nhận các kỹ năng mới đồng thời bảo vệ các tế bào thần kinh mới.
Lời khuyên: Bạn nên tập các bộ môn có thể phát triển toàn bộ cơ thể như bơi lội, khiêu vũ, hoặc yoga.
6. Ăn những thực phẩm có lợi cho não
Sữa có rất nhiều chất chống chỉ định. Việc ăn uống không khoa học dễ làm bạn béo phì, phá hủy dây thần kinh, là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị trầm cảm. Ngược lại, ăn quá ít, thiếu dinh dưỡng có thể sẽ làm não mất cân bằng, khiến bạn cáu kỉnh, khó chịu. Trầm trọng hơn, tuổi thọ của não có thể bị rút ngắn trong khi nguy cơ rối loạn não thì tăng lên.
Lời khuyên: Bạn cần ăn bổ sung cá, trứng cá muối, các loại hạt, trái cây và rau cải.
7. Thường xuyên học các kỹ năng mới
Có rất nhiều kỹ năng có thể học khi chúng ta đã lớn. Chơi trò chơi cũng có thể giúp bạn cải thiện tốc độ phản ứng, logic và khả năng xử lý khi thực hiện nhiệm vụ. Những kỹ năng mới sẽ giúp cho não không bị lão hóa.
Lời khuyên: Bạn nên thường xuyên trau dồi kiến thức, học các kỹ năng mới.
8. Học cách suy nghĩ tích cực
Những người lạc quan dễ dàng vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu nhanh hơn những người bi quan. Không chỉ vậy, việc lo lắng, buồn bã và tiêu cực sẽ làm tăng nguy cơ đau tim lên tới 29% và ung thư lên tới 41%.
Lời khuyên: Bạn nên sống tích cực hơn, tránh để bản thân rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Đọc truyện cười xem những chương trình hài hước để giúp tinh thần thoải mái hơn nhé. Hoặc bạn có thể chơi trò chơi bằng cách nhìn vào 9 người và cố gắng tìm ra người đang mỉm cười nhanh nhất có thể.
9. Làm toán đố nhiều hơn
Việc cải thiện kỹ năng làm toán có ảnh hưởng rất tích cực tới việc cải thiện bộ nhớ, đồng thời còn nâng cao khả năng sáng tạo.
Lời khuyên: Hãy làm các bài đố vui liên quan tới toán nhiều hơn để củng cố kỹ năng toán học và não bộ nhé.
10. Đọc sách nhiều hơn
Caffeine trong cà phê có thể giúp bạn hưng phấn, tăng khả năng ghi nhớ, phản xạ và nhận thức, giúp đẩy lùi sự rối loạn trí nhớ do tuổi tác mang lại. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê thường xuyên bởi chúng cũng có nhiều tác hại.
Lời khuyên: Thay vì uống cà phê, hãy đọc sách thường xuyên, ít nhất 1-2 quyển/ tuần. Bạn có thể đọc lại các quyển sách hay ôn lại các kiến thức cũ để làm mới chúng. Nếu bạn không sử dụng thông tin trong một thời gian dài, não bộ sẽ xóa nó ra khỏi bộ nhớ của bạn.
11. Đi du lịch, ở bên người thân, bạn bè và chia sẻ những cảm xúc tích cực với mọi người
Hoóc-môn dopamine sẽ giúp bạn thấy vui vẻ, dễ chịu và nâng cao tinh thần, sự tập trung. Chúng được tạo ra khi bạn cười, chia sẻ sở thích với những người mình yêu quý.
Lời khuyên: Đi du lịch nhiều hơn, gặp gỡ gia đình, bạn bè, chia sẻ những cảm xúc tích cực với họ.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Bà bầu có nên đi tập yoga không? Tập luyện thể thao là đặc biệt cần thiết đối với mọi người, tuy nhiên yoga có phải là môn mà các bà bầu nên tập luyện hay không? Bà bầu có nên tập yoga? Yoga có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp bạn hít thở và thư giãn, từ đó bạn có thể thích nghi nhanh với các nhu cầu thể...