Người mẹ ôm con khóc trước cổng trường thi: ‘15 tuổi, tôi vẫn không biết chữ’
‘Tôi không được học hết lớp 1. Năm 15 tuổi, khi không thể tự đọc được chữ, tôi từng muốn đập đầu vào tường với cảm giác đầy uất hận’, người mẹ ôm con khóc trước cổng trường thi vào lớp 10 ở TP.HCM bồi hồi kể.
Chị Tuyền và bé Vân, cô gái ôm mẹ khóc như mưa sau giờ thi lớp 10 TP.HCM mới đây – ẢNH THÚY HẰNG
Gần 1 tháng sau ngày thi vào lớp 10, chúng tôi tới địa chỉ 31/5A Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM tìm gặp người mẹ ôm con khóc trước cổng điểm thi Trường THCS Kim Đồng khiến nhiều bạn đọc xúc động ngày nào. Chị Nguyễn Thanh Tuyền, 38 tuổi, người mẹ trong bài viết đang pha cà phê cho khách. Ngôi nhà nhỏ cũng là quán cà phê này là nơi mưu sinh của gia đình chị Tuyền 7 năm nay, nuôi cô bé Nguyễn Thanh Vân nên người.
“Con tôi cần một điểm tựa”
Ngày hôm qua, 11.8, TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Hai mẹ con chị Nguyễn Thanh Tuyền và bé Nguyễn Thanh Vân, cựu học sinh lớp 9 Trường THCS Lý Phong hồi hộp rà điểm. Cô con gái ôm mẹ khóc trước cổng trường thi thấy điểm của mình đã đậu nguyện vọng 3 vào Trường THPT Ngô Gia Tự, P.15, Q.8. Tuy nhiên kết quả này cũng khiến Vân buồn. “Em cảm thấy tiếc, nếu như có thể làm lại em sẽ làm tốt hơn. Em sẽ không chủ quan và đã ôn tập môn toán thật kỹ càng và có thể đậu nguyện vọng ở Trường THPT Sương Nguyệt Anh, Q.10″, Vân chia sẻ.
Hình ảnh bé Vân ôm mẹ khóc sau giờ thi khiến nhiều người xúc động – ẢNH THÚY HẰNG
Chị Tuyền cho biết, hôm 17.7, khi tới đón con ở cổng trường thi, thấy con òa khóc và kể không làm được nhiều bài môn toán, chị đã rất đau lòng. Mắt cay sè, chị muốn khóc theo con, nhưng bản lĩnh của một người mẹ khiến chị cầm lòng. “Con tôi thường bị hoảng những lúc nhìn thấy mẹ rơi nước mắt. Con đã rất buồn và thất vọng rồi, con cần một điểm tựa và tôi cần là chỗ dựa của con”, chị Tuyền kể lại vì sao lúc đó chị vẫn đủ bình tĩnh để khuyên nhủ con.
“Cả ngày hôm sau khi thi xong, con tôi vẫn rất buồn, con kể con đã khóc ngay trong phòng thi lúc vừa đọc đề toán. Con sốc và nghĩ mình coi như đã xác định điểm thấp môn này rồi. Tôi bình tĩnh nói với con, đây là một bài học đầu đời của con, con đã làm và phải chịu trách nhiệm cho tương lai của mình. Nếu như con không chủ quan, không quá tự tin và cẩn thận ôn tập, thì kết quả đã khác. Nên bây giờ, có buồn chán cũng không thể làm gì khác. Con nên nghĩ xem hướng tiếp theo mình sẽ học gì, làm gì”, người mẹ ôm cô con gái khóc trước cổng trường thi lớp 10 kể lại với phóng viên.
Chị Tuyền pha chế đồ uống cho khách tại tiệm của mình – ẢNH THÚY HẰNG
Vì Trường THPT Ngô Gia Tự ở xa nhà, chị Tuyền cùng con bàn bạc rồi hai mẹ con quyết định sẽ học Trường An Đông gần nhà, sau đó các buổi tối con chị sẽ học thêm lớp vẽ để theo đuổi ước mơ làm thiết kế.
Chị cho hay, cha mẹ nào cũng mong con tài giỏi, đỗ đạt trường xịn, nhưng phải hiểu rõ sức học của con mình, đừng quá ảo tưởng, đặt kỳ vọng quá lớn vào con để con phải trầm cảm, có thể dẫn tới những kết cục xấu như tự tử vì điểm thi không như ý. “Không học trường này, con có thể học trường khác, học nghề, nhưng nếu đánh con, để con bỏ nhà đi hoặc để con tự tử vì điểm thấp, mình sẽ vĩnh viễn mất con, hối hận cũng không kịp”, chị Tuyền – người mẹ tự nhận rằng mình chưa học hết lớp 1 – bồi hồi nói.
“Vì đời tôi từng không biết chữ”
Chị Nguyễn Thanh Tuyền quê ở Đồng Tháp, cha mẹ ly hôn năm 4 tuổi rồi tái hợp, nhưng chỉ được tới năm chị 7 tuổi, hai người lại đường ai nấy đi. Tuổi thơ của chị cơ cực, nhiều năm tháng chìm trong nước mắt. Một thời gian ở với dì ba, sau đó lại ở với bà nội, rồi ở với mẹ kế, chị Tuyền chỉ được đi học chưa hết một năm lớp 1. “Tôi còn nhớ cô giáo lớp 1 của mình tên là Phụng, rất dễ thương. Sau đó, phải nghỉ ở nhà bế em cho mẹ kế, làm việc nhà, tôi thèm khát đi học vô cùng nhưng điều kiện không có, mọi người dưới quê tôi ngày đó hay quan niệm ‘con gái thì học làm gì’”, chị Tuyền xúc động.
Vân giúp mẹ quản lý tiệm cà phê các buổi chiều, tối. Cô bé biết pha chế các loại đồ uống từ hè lớp 6 – ẢNH THÚY HẰNG
Quán bán đồ uống giá bình dân, chị Tuyền cho hay đó cũng là cách chị “kích cầu” để mọi người ghé quán nhiều, bé Vân có thêm nhiều việc để làm trong dịp hè, từ đó học được nhiều hơn – ẢNH THÚY HẰNG
Chưa đầy 10 tuổi, chị Tuyền kể mình làm đủ các công việc để kiếm tiền, từ bán rau muống, bánh khoai lang, bánh bèo, “đội thúng bánh trên đỉnh đầu đến giờ gần hói, tóc không mọc được”. 15 tuổi, chị lên thành phố Cao Lãnh phụ trong quán cà phê, 19 tuổi, một mình lên TP.HCM mưu sinh với đủ công việc, phụ cà phê, làm phụ bếp, làm guốc mộc trong xưởng… sau đó kết hôn, đi làm đủ nghề để nuôi con. 7 năm nay, chị mở tiệm cà phê nhỏ ở trước nhà, chị cũng hy vọng đây có thể là nơi để con gái có thể học từng việc nhỏ, từ pha chế, dọn bàn, thu ngân…
Từ hè năm lớp 6, Nguyễn Thanh Vân đã giúp mẹ phụ quán. Mùa hè năm nay, các buổi chiều và tối, cô và các bạn đã thay mẹ trông coi quán, từ pha chế tới dọn dẹp, thu ngân. “Em muốn mẹ được nghỉ ngơi, mẹ làm cả ngày rất vất vả”, Vân nói.
“Khi mình có học, dù mình có làm bếp, hay bán cà phê mình cũng dễ thành công hơn với nghề mình đã chọn” – ẢNH THÚY HẰNG
Mẹ của nữ sinh chia sẻ: “Năm 15 tuổi, tôi không biết chữ, không đánh vần được chữ người ta viết, tôi muốn đập đầu vào tường với đầy cảm giác uất hận, tại sao tôi không được học hành như các bạn? Tôi quyết tâm tự học, sau khi biết hết mặt chữ, tôi mua nhiều sách báo về đọc và viết rất nhiều, thời gian rảnh là lôi giấy bút ra viết lách, ghi chép, trong nhà hiện giờ vẫn còn rất nhiều sách. Tôi ấp ủ, sau này có nhiều vốn hơn, sẽ mở tiệm cà phê sách, để mọi người ghé quán được uống nước, đọc nhiều cuốn sách hay”.
“Chính vì những thăng trầm mình đã đi qua, lúc nào tôi cũng nhắn nhủ con gái mình phải ráng học, dù không học trường công, có thể học trường tư, rồi học nghề, nhưng khi có cơ hội, hãy học để có một cuộc đời tươi đẹp hơn. Khi mình có học, dù mình có làm bếp, hay bán cà phê mình cũng biết quản lý tốt để thành công với nghề mình đã chọn”, người mẹ từng ôm con khóc trước cổng trường thi bộc bạch.
Phụ huynh đứng giữa trời mưa chờ con thi tốt nghiệp THPT
Thi tốt nghiệp THPT: 'Toán văn dễ sương sương, tổ hợp khoa học xã hội dễ thật'
'Em đoán có câu hỏi về Covid-19 mà không có', thí sinh Lâm Nghi, học sinh Trường THPT Sương Nguyệt Anh nói tại điểm thi tốt nghiệp Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, TP.HCM.
Nhiều thí sinh vui mừng khi bài thi tổ hợp khoa học xã hội dễ dàng - ẢNH BẢO VY
Tới trưa nay, 10.8, thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp khoa học xã hội kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Nhiều em vui mừng cho biết hôm qua đề toán và ngữ văn dễ sương sương, còn hôm nay đề... dễ thật.
Tại điểm thi trường Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, TP.HCM, thí sinh Quốc Phúc cho biết tổ hợp khoa học xã hội với 3 môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân gồm tất cả 120 câu, 40 câu mỗi môn. Trong đó, môn lịch sử có khoảng 5 câu dễ gây nhầm lẫn, còn lại môn địa lý và giáo dục công dân khá dễ. "Em ước tính mỗi môn đạt trên 8 điểm", thí sinh Quốc Phúc nói.
Thí sinh ra về sau khi kết thúc bài thi tổ hợp khoa học xã hội - BẢO VY
Trong khi đó, thí sinh Lâm Nghi, trường THPT Sương Nguyệt Anh, cho biết, 40 câu hỏi môn địa lý dễ dàng, nhất là khi học sinh được sử dụng Atlat nên không khó để chọn đáp án. "Môn địa lý em đạt khoảng trên 8 điểm. Em đoán trong câu hỏi môn giáo dục công dân có câu hỏi liên quan dịch Covid-19 nhưng không có. Tuy nhiên, vì ứng dụng thực tiễn nên môn này không khó để đạt trên 8 điểm. Môn lịch sử có nhiều câu nếu không học chắc chắn sẽ không biết đáp án nào đúng, em đoán được 5 điểm môn lịch sử", Lâm Nghi cho hay.
Trong khi đó, thí sinh Thanh Thảo trường THPT Nguyễn An Ninh, cho biết hôm nay tổ hợp khoa học xã hội không khó khăn. "Ngày hôm qua đề toán và văn đều nhẹ nhàng cho thí sinh. Còn hôm nay, em so sánh đề thi tổ hợp khoa học xã hội tốt nghiệp THPT năm ngoái thì thấy dễ hơn một chút. Nếu học sinh học kỹ trong sách giáo khoa là làm bài tốt", Thảo nói.
Thi tốt nghiệp THPT: Cán bộ thanh tra sử dụng điện thoại trong khu vực thi Trong ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT, cán bộ thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT đã sử dụng điện thoại trong khu vực thi. Quang cảnh buổi họp báo - BẢO CHÂU Chiều 9.8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT...