Người mẹ nông thôn nghèo chia sẻ bí quyết nuôi dạy giúp 2 con đỗ vào trường đại học danh tiếng
Chị Hoa từng đảm nhận vai trò giáo viên tiểu học trong suốt 2 năm ở thôn, chị hiểu rằng tri thức chính là con đường duy nhất để những đứa trẻ nông thôn thay đổi vận mệnh.
Chị Lý Xuân Hoa sống tại một miền quê nghèo tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), chị từng đảm nhận vai trò giáo viên tiểu học trong suốt 2 năm ở thôn.
Dưới sự dạy dỗ và quan tâm việc học của các con, con gái đầu là Vương Tâm Nghi đạt thành tích khủng được báo chí săn đón khi em đạt 707 điểm đỗ vào trường Peking University, con trai thứ hai đỗ vào trường Beijing University of Chinese Medicine.
Để con đạt được thành tích “khủng”, chị Hoa chia sẻ kinh nghiệm dạy con như sau:
1. Muốn con chuyên tâm học hành, phụ huynh nhất thiết phải coi trọng việc học
Chị Hoa từng đảm nhận vai trò giáo viên tiểu học trong suốt 2 năm ở thôn. Chị hiểu rằng tri thức chính là con đường duy nhất để những đứa trẻ nông thôn thay đổi vận mệnh. Ngay từ khi con còn nhỏ, chị Hoa đã dạy con thơ cổ và toán học. Khi Vương Tâm Nghi được 3 tuổi, cô bé đã có thể đọc thuộc lòng hơn 100 bài thơ cổ.
Vương Tâm Nghi đạt 707 điểm đỗ vào trường Peking University.
Coi trọng nền tảng giáo dục thể hiện ở mặt đầu tư giáo dục cho con. Là một gia đình nông thôn nghèo, ngoài hai sào ruộng với thu nhập ít ỏi, cả nhà chỉ trông cậy vào khoản tiền lương chồng làm ăn phương xa gửi về. Gia cảnh nghèo, nhưng chị không tiếc tiền đầu tư giáo dục cho con. Vương Tâm Nghi thích học vẽ tranh, chị Hoa liền đăng ký cho con theo học một lớp vẽ tranh.
Chị Hoa cho biết: “Những gia đình coi trọng việc học của con thì thành tích học tập của đứa trẻ thường rất khá. Bất kể gia đình đó giàu hay nghèo, phụ huynh có học vấn cao hay thấp. Chỉ cần phụ huynh coi trọng giáo dục thì đứa trẻ sẽ coi trọng việc học”.
Video đang HOT
Vương Tâm Nghi đạt thành tích khủng được báo chí săn đón.
2. Cho con thời gian chơi đùa thoải mái
Chị Hoa không đọc nhiều tài liệu giáo dục hay kiến thức tâm lý, nhưng chị nhận thức rằng chỉ khi đứa trẻ chơi đủ thì nó mới tĩnh tâm ngồi học.
Một đứa trẻ nếu không có thời gian chơi đùa, kể cả khi ngồi vào bàn học, nó sẽ nghĩ vẩn vơ về trò chơi chưa hoàn thành, hoặc những người bạn đang chạy nhảy bên ngoài. Đứa trẻ như vậy cho dù miễn cưỡng ngồi học cũng không thể học tốt.
Ngay từ khi Vương Tâm Nghi đi nhà trẻ, chị nhận thấy nếu cho con ra ngoài chơi với các bạn thì khi trở về nhà bé sẽ tập trung làm bài tập. Nếu miễn cưỡng kéo con về nhà làm bài tập trước, đứa trẻ sẽ không thể tập trung nhất là khi nghe tiếng cười đùa của bạn bè bên ngoài. Tuy bài tập ở nhà trẻ rất ít, chỉ khoảng 10 phút là làm xong nhưng con gái của chị Hoa vẫn không thể hoàn thành sớm nếu mẹ không cho cô bé ra ngoài chơi với các bạn.
Thế là, sau khi đón con về, chị Hoa sẽ cho con ra ngoài chơi với các bạn rồi mới về làm bài tập. Điều này giúp đứa trẻ hiểu rằng làm xong bài tập vẫn có thể ra ngoài chơi tiếp. Do dó, con của chị Hoa bắt đầu tạo thói quen hoàn thành bài tập trong thời gian ngắn ngủi mà không trì hoãn nhiều thời gian.
Chị Hoa cho rằng, nhiều bậc phụ huynh đều hiểu điều này, nhưng hiếm người thật sự cho con thời gian chơi đùa. Đặc biệt là khi đứa trẻ lên tiểu học, trung học, áp lực bài vở nặng nề, thời gian hoàn thành gấp rút. Do đó phụ huynh không muốn con lãng phí quá nhiều thời gian vào những trò vô bổ.
Maksim Gorky, nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ 20, từng nói: “Người không thể nghỉ ngơi sẽ không thể làm việc”.
Những đứa trẻ không thể thoải mái chơi đùa đương nhiên không thể học hành tốt. Một đứa trẻ được chơi đùa chán chê sẽ không chán ghét việc học, thậm chí nó còn tìm thấy niềm vui và khả năng tập trung cao trong việc học.
Con trai thứ hai đỗ vào trường Beijing University of Chinese Medicine.
3. Nuôi dưỡng tinh thần của trẻ
Một đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ sẽ không để tâm quá nhiều thú vui bên ngoài. Những đứa trẻ ngày nay rất thích so sánh với bạn bè, nào là nhà của ai to hơn, áo quần của ai đẹp hơn. Đây là biểu hiện thế giới tinh thần non nớt, nghèo nàn và không đủ vững mạnh. Chỉ có những người nghèo về tinh thần mới để tâm quá nhiều thứ bên ngoài.
Ví dụ như trường hợp của Vương Tâm Nghi, khi cô bé mặc áo bông cũ đến trường đã bị bạn bè chế nhạo. Về nhà cô bé thút thít kể với mẹ, chị Hoa đã bảo rằng đừng để tâm đến lời nói của người khác, chỉ cần làm chuyện thiết thực là đủ.
Cho dù là gia đình giàu sang hay nghèo nàn, muốn nuôi dạy một đứa trẻ có giáo dục là một chuyện không đơn giản. Chỉ khi cha mẹ sẵn lòng ở bên con, đầu tư giáo dục cho con thì đứa trẻ mới có thể yêu thích và hoàn thành tốt việc học.
Theo Helino
Cuộc sống sau Đại học của bạn sẽ diễn ra như thế nào?
Tất nhiên kiếm việc làm là ưu tiên nhưng ngay cả người tốt nghiệp có việc làm cũng thấy khó khăn vì cuộc sống sau đại học không đơn giản như được mong đợi.
Có một thực tế hiện nay người tốt nghiệp Đại học đang đối diện với khó khăn sau khi họ rời nhà trường.
"Không có cớ" cho những hành vi như vậy
Trong hơn 16 năm, những sinh viên này vào trường và học tốt nhưng bây giờ họ phải làm cái gì đó hoàn toàn khác và nhiều người không được chuẩn bị cho điều đó. Việc bắt đầu của bất kì nghề nào cũng đều lí thú nhưng cũng gây hoang mang vì nhiều người không biết mong đợi cái gì.
Người tốt nghiệp sẽ nhận ra rằng cuộc sống đi làm là khác với cuộc sống đại học. Người tốt nghiệp sẽ làm việc với phạm vi nhiều người ở chỗ làm việc. Một số có giáo dục đại học nhưng nhiều người không có. Tại đại học sinh viên làm việc theo tổ cùng các sinh viên khác, những người đại thể là cùng lứa với những mối quan tâm tương tự. Nhưng trong công việc, người tốt nghiệp sẽ thấy mọi người đủ các lứa tuổi, một số trẻ hơn vì họ không vào đại học và nhiều người già hơn, kể cả một số người sẵn sàng chuẩn bị về hưu. Những người này thường có nhiều kinh nghiệm và mong đợi rộng hơn. Công ty mà bạn làm việc là đại diện cho một xã hội thu nhỏ. Thách thức khó khăn nhất là tìm ra cách hoà hợp với những con người này hàng ngày.
Khi đi làm bạn có thể sẽ gặp những tình huống sau: Nếu đồng nghiệp của bạn là người mới tốt nghiệp như bạn, lẽ thông thường là họ sẽ có thái độ ganh đua. Nếu đồng nghiệp của bạn đã từng làm việc trong vài năm nhưng không có tri thức và kĩ năng hiện hành, họ có thể nhìn bạn như mối đe doạ cho vị trí của họ. Cho dù bạn muốn chứng tỏ rằng bạn có năng lực để làm công việc chung, bạn cần học quan sát và lắng nghe để xem làm sao bạn có thể đóng góp cho công việc chung một cách tốt nhất.
Trong phần lớn các công ty, công việc hàng ngày là có tính thường lệ với ít biến thiên hơn công việc ở trường. Bạn phải học kiên nhẫn khi bạn muốn là một phần của tổ chức này. Một sinh viên tốt nghiệp có lần đã phàn nàn với tôi: "Em không biết rằng em phải viết báo cáo hầu hết thời gian, rồi kiểm thử công việc của người khác. Em không thể đi ra quán cà phê cùng bạn bè trong thời gian làm việc. Bây giờ em nhớ trường nơi chúng em thường bỏ lớp và dành hàng giờ trong quán cà phê hay chơi videogames."
Tất nhiên, ở trường bạn chịu trách nhiệm chỉ cho bản thân bạn. Bạn có thể bỏ lớp bất kì khi nào bạn muốn hay tới muộn. Mặc dầu có những bài kiểm tra, nhưng bao giờ cũng có giáo sư 'dễ dàng" người sẽ chấp nhận cái cớ của bạn và cho phép "làm bù". Nhưng trong công việc, mọi thứ đều bị kiểm soát chặt chẽ; bạn có những giờ làm việc nào đó xác định đi làm và đi về, năm ngày một tuần. Nếu bạn bỏ giờ hay đi muộn, bạn không có khả năng giữ được việc làm của bạn vì "không có cớ" cho những hành vi như vậy.
Chỉ làm việc tốt thôi, không đủ
Ở trường, bạn có thể là sinh viên đầu lớp, vì bạn đọc nhiều và học nhiều. Bạn được kính trọng bởi các bạn trong lớp vì bạn bao giờ cũng có điểm cao nhất trong các kì thi. Có lẽ bạn thậm chí còn nổi tiếng trong trường vì tài năng của bạn. Tuy nhiên, ở công việc bạn không biết gì về công ty, hay về cách dự án vận hành. Tri thức lí thuyết của bạn thậm chí không thể áp dụng được cho việc làm. Không ai biết bạn hay kính trọng bạn và bạn cảm thấy không thoải mái. Học làm việc với những người khác nhau là nhiệm vụ vô tận, bạn sẽ học nhiều khi bạn làm việc nhưng nó cũng giúp xây dựng tính cách của bạn khi bạn quản lí công việc của bạn. Đây là nơi bản kế hoạch nghề nghiệp tốt và có ích vì nó sẽ nhận diện mọi bước cần thiết mà bạn phải làm để đi lên. Bạn sẽ cần nhận diện các vấn đề và gợi ý giải pháp nào đó cho người quản lí của bạn. Bạn sẽ học cải tiến mọi thứ ngay cả khi nó không phải là trách nhiệm trực tiếp của bạn và chứng tỏ rằng bạn có khả năng làm nhiều hơn.
Trong 16 năm ở trường, bạn lên lớp chuyển từ lớp này sang lớp khác tương ứng với cấp học của bạn. Trừ phi bạn lười hay là sinh viên rất kém, người không tiến sang mức độ khác, phần lớn sinh viên đều đi lên với nỗ lực tối thiểu. Nhưng tại công việc, việc đề bạt không bao giờ là tự động. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng kĩ năng kĩ thuật là nền tảng của bạn. Kĩ năng của bạn càng vững, bạn sẽ càng có khả năng tốt hơn để giữ được việc làm nhưng chính kĩ năng mềm mới nâng bạn lên vị trí tiếp.
Sau vài năm, bạn quen thuộc với mọi công việc kĩ thuật thì đó là lúc để tình nguyện làm một số công việc phụ. Bạn sẽ học cách nói chuyện với người quản lí của bạn và giải thích bạn muốn gì hay gợi ý một số ý tưởng mới. Bạn sẽ biết người quản lí của bạn muốn hay mong đợi bạn làm gì. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng bạn phải hiểu phân công của bạn và lập lịch để đặt các ưu tiên. Bạn học cách làm cho việc làm được hoàn thành đúng thời gian, nếu điều đó nghĩa là công việc thêm, thời gian thêm, bạn phải làm điều đó để xây dựng thanh danh rằng bạn là công nhân cần cù. Bạn sẽ học rằng làm việc tốt là không đủ mà bạn phải chú ý tới mọi thứ đang diễn ra quanh bạn. Bạn phải để cho người quản lí biết việc tốt bạn đang làm bằng việc dành nhiều thời gian hơn với cả đồng nghiệp và người quản lí của bạn ngay cả sau công việc.
Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong
Theo motthegioi
TS Lê Đắc Sơn: "Học nhiều để làm gì?" "Những trường hợp không học đại học vẫn thành công như Bill Gates, Steve Job rất hiếm, mang tính chất động viên, tự AQ chứ không mang tính chất xây dựng để lớp trẻ noi gương. Chỉ có học tập con người mới có đủ tri thức để hội nhập và phát triển cùng xã hội..." Đó là chia sẻ của TS. Lê...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hòn Cỏ - 'ốc đảo xanh' trong lòng di sản Vịnh Hạ Long
Du lịch
13:29:13 21/05/2025
Mỹ nhân Vbiz từng ngang hàng với Tăng Thanh Hà: Chồng là đạo diễn 100 tỷ, học vấn mới đáng nể
Sao việt
13:28:53 21/05/2025
Top 10 sport bike cỡ trung tốt nhất năm 2025: Honda CBR500R góp mặt
Xe máy
13:20:55 21/05/2025
Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin
Pháp luật
13:14:44 21/05/2025
Ahn Jae Wook choáng váng vì hóa đơn viện phí 500.000 USD sau ca phẫu thuật khẩn cấp tại Mỹ
Sao châu á
13:12:11 21/05/2025
Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê
Thế giới
13:11:22 21/05/2025
Kế hoạch trăm năm của Tom Cruise
Hậu trường phim
12:54:58 21/05/2025
Sau Lập hạ, phải "nuôi xương"! Bỏ ngay khoai tây, bắp cải, ăn 4 món này để "chân cứng đá mềm", người khỏe rạo rực
Ẩm thực
12:52:14 21/05/2025
Phong cách thanh thuần đầu hè: Làn gió mới đang khuấy đảo tủ đồ phái đẹp!
Thời trang
12:49:49 21/05/2025
Tăng Thanh Hà "trẻ hóa" với mốt hot nhất 2025, nàng ngoài 30 tuổi học theo cực dễ
Phong cách sao
12:44:11 21/05/2025