Người mẹ hoảng loạn khi con trai bị Google khai tử
Tính năng “bảng tri thức” trong phần tìm kiếm Google hoàn toàn có thể cung cấp những thông tin sai lệch, gây hoang mang cho người dùng.
Khi mẹ của diễn viên Paul Campbell tìm kiếm tên con trai mình trên Google, một dòng chữ nhỏ hiện lên trong khung kết quả tìm kiếm.
Ngày mất: 19/1/2015.
Bà mẹ của Campbell hoảng loạn, và ngay lập tức vớ lấy điện thoại gọi cho anh.
“Mẹ, mẹ đang nói chuyện với con mà. Con chưa chết đâu”, Campbell trấn an mẹ của mình.
Vất vả tìm cách chứng minh mình còn sống
Ban đầu Campbell không mấy quan tâm tới kết quả tìm kiếm. Vợ anh còn thấy nó khá thú vị. Nhưng chẳng lâu sau, quản lý của anh bắt đầu nhận được những lời chia buồn, và rồi công ty nhận được lời từ chối từ một đạo diễn vì “tôi nghe nói Paul đã qua đời”.
Campbell mất nhiều tháng mới có thể yêu cầu Google cho mình “sống” trở lại.
Nữ ca sĩ Opera Wallis Giunta phải vất vả giải thích với bạn trai mới, khi kết quả tìm kiếm của cô vẫn hiển thị đang kết hôn.
Video đang HOT
Rất nhiều kết quả tìm kiếm trên Google có phần thông tin ở góc phải mà Google gọi là “bảng tri thức”. Bảng này thu thập thông tin từ Wikipedia và một số nguồn khác trên Internet, và đưa ra những thông tin quan trọng nhất của kết quả. Đối với những cá nhân, bảng tri thức cung cấp các thông tin như tên tuổi, ngày sinh, ngày mất, tổng giá trị tài sản, những sản phẩm/tác phẩm đáng chú ý nhất có tham gia.
Không ai biết mình cần “nổi tiếng” đến đâu để có bảng tri thức khi tìm kiếm. Theo Wall Street Journal, không có một nhân sự nào của Google chịu trách nhiệm lựa chọn người được gắn bảng. Thuật toán của họ sẽ tự động phân tích dựa trên số lượng tìm kiếm từ khóa và tạo ra bảng tri thức này. Ngoại trừ những ứng cử viên chính trị và các bệnh lý, không một bảng tri thức nào được kiểm chứng để đảm bảo sự chính xác, đại diện Google xác nhận với Wall Street Journal.
Diễn viên Campbell hiểu rõ việc đính chính thông tin trong bảng tri thức này không hề đơn giản. Tuy bảng tri thức có nút phản hồi về thông tin, nút này dường như chẳng hoạt động. Quản lý của Campbell đã nhờ khoảng 10 nhân viên liên tục nhắn tin vào công cụ hỗ trợ của Google để phản hồi rằng anh còn sống, nhưng cũng chẳng nhận được kết quả nào.
Campbell đã phải lên Twitter và tạo ra một chiến dịch khẳng định mình còn sống.
“Chào mọi người. Lại thêm một ngày để tận hưởng việc mình chưa chết”, anh viết trong một tweet gửi tới tài khoản chính thức của Google.
Nỗ lực này cuối cùng cũng thành công khi Danny Sullivan, đại diện phát ngôn của Google mảng tìm kiếm, nhìn thấy các tweet của Campbell. Ông Sullivan cho biết tính năng “bảng tri thức” vẫn luôn phải cập nhật, và lỗi này “không có nguyên nhân xấu xa nào đằng sau”.
Paul Campbell không phải người duy nhất bị “khai tử” trong bảng tri thức của Google. Năm 2018, nghị sĩ Orrin Hatch của bang Utah cũng bị liệt kê là đã chết trong bảng tri thức, nhưng lỗi này nhanh chóng được sửa sau khi nhân viên của ông chế nhạo Google thông qua Twitter.
Google đảm bảo thông tin chính xác như thế nào?
Những người ít nổi tiếng hơn thì không được may mắn như vậy. Ca sĩ Opera Wallis Giunta mất tới 14 tháng để Google sửa kết quả trong bảng tri thức, cho thấy cô vẫn còn kết hôn với chồng cũ. Kết quả này khiến cho cô gặp rắc rối với bạn trai mới.
“Tôi nói rõ với anh ấy: nếu anh tìm tên em trên Google, thông tin đó không chính xác đâu”, Giunta chia sẻ. Mặc dù luôn giữ các thông tin đời tư không đăng lên mạng, bảng tri thức vẫn tìm ra thông tin chồng cũ của cô và hiện tình trạng kết hôn, dù hai người đã chia tay từ lâu.
Giunta đã mất nhiều tháng chờ đợi Google cập nhật thông tin, trong khi cô cũng phải gửi nhiều tài liệu như ảnh chụp cùng giấy tờ tùy thân như bằng lái, hộ chiếu. Một nhân viên hỗ trợ của Google mà Giunta có quen biết ngoài đời còn gợi ý Giunta gửi cả đơn xác nhận ly hôn.
Với mục đích cung cấp thông tin ngắn gọn hơn, bảng tri thức của Google không thể đảm bảo thông tin là chính xác. Ảnh: Yext.
Thông tin này chỉ được xóa khỏi bảng tri thức sau khi Giunta chứng minh với nhân viên Google rằng hôn nhân của cô không được chia sẻ nhiều trên mạng.
Benjamin Reiss, giáo sư ngành Ngôn ngữ tiếng Anh tại đại học Emory thì mô tả việc nhìn thấy kết quả tìm kiếm của mình trên Google như một “cơn ác mộng kiểu Kafka”. Ông nhận được cuộc gọi từ một đài truyền hình Pháp, sau khi nhà sản xuất nhìn thấy mô tả ông là họa sĩ hoạt hình sinh ra tại Lyon, Pháp. Thực tế là Reiss được sinh ra ở Boston, Mỹ, và cũng không phải là họa sĩ. Bảng tri thức này đã nhầm ông với một người khác.
“Nhà sản xuất có vẻ không còn hào hứng với Reiss người Mỹ, sau khi bà ấy nhận ra rằng tôi không nói tiếng Pháp”, Reiss chia sẻ.
Điểm chung của nhiều trường hợp bị hiển thị sai thông tin trên bảng tri thức là mất nhiều tháng, sử dụng đủ mối quan hệ mới có thể đính chính. Nút “phản hồi” trong bảng tri thức này dường như không có tác dụng.
Nói về những trường hợp hiển thị sai, đại diện của Google cho biết công ty này luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác. Sau khi nhận được quá nhiều phản hồi, Google đã tạo một quy trình để người nổi tiếng có thể “xác thực” bảng tri thức về mình.
“Chúng tôi khuyến khích mọi người có bảng tri thức nên xác thực, và luôn làm việc để cải thiện quy trình giúp đính chính thông tin dễ dàng hơn”, đại diện Google cho biết.
Tuy nhiên Ron Williams, người từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại Boeing, Johnson & Johnson và American Express, cho rằng Google phải là bên chịu trách nhiệm thông tin chính xác, chứ không phải người dùng. Kết quả tìm kiếm tên Ron Williams cho thấy bên cạnh những cuốn sách viết về quản lý của ông còn có vài cuốn hướng dẫn giảm cân hay sách ảnh gợi cảm của đàn ông, là những sách mà Williams không hề viết.
Williams cho rằng Google ít nhất nên cho thấy một chút cố gắng.
“Tôi không đầu tư năng lượng của mình để làm việc thay cho họ”, vị giám đốc này khẳng định.
Chính cựu CEO Eric Schmidt của Google cũng bị hiển thị sai thông tin trong bảng tri thức. Khi tìm kiếm tên của ông vào tháng 5/2019, Wall Street Journal nhận thấy một số cuốn sách không phải ông viết cũng xuất hiện trong kết quả. Thông tin này đã được điều chỉnh sau khi Google nhận được câu hỏi. Đại diện của Google cũng từ chối để Eric Schmidt trả lời.
Wear OS sắp 'khai tử' Google Play Music
Google Play Music sẽ ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc nghe nhạc từ thiết bị đeo chạy Wear OS sẽ không còn thực hiện được.
Wear OS không thể phát nhạc do Google Play Music sắp ngừng hoạt động
Sự kết thúc của Google Play Music sắp đến, nhưng có vẻ quá trình chuyển giao giữa dịch vụ này với YouTube Music có vẻ không thuận lợi. YouTube Music không có nhiều tính năng tương tự như Play Music và chỉ được bổ sung tính năng chuyển qua lại giữa các album gần đây. Và sự kết thúc này sẽ dẫn đến người dùng Wear OS sẽ không thể nghe nhạc từ thiết bị đeo tay của mình nữa.
Việc ứng dụng Play Music biến mất tuy không bất ngờ nhưng nhiều người dùng tỏ ra không hài lòng, nó để lại một lỗ trống mà không ứng dụng nào khác có thể lấp đầy, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Vì việc nghe nhạc từ đồng hồ thông minh mà không cần mạng hoặc điện thoại ở gần bên chỉ có Google Play Music mới có thể thực hiện được.
Theo miêu tả của Google thì việc người dùng sử dụng Wear OS để nghe nhạc khi tập thể thao và không cần mang theo smartphone sẽ chấm dứt. Google đảm bảo với người dùng rằng họ vẫn có thể sử dụng đồng hồ thông minh để điều khiển việc phát nhạc trên điện thoại của mình nhưng điều đó hầu như không giống nhau. Người dùng chỉ có thể chờ và tiếc nuối khi Play Music sẽ ngừng hoạt động trong vài tuần tới.
YouTube xóa 2.500 kênh liên kết với Trung Quốc Trong một động thái đầy bất ngờ, gần 2.500 kênh YouTube có liên kết với Trung Quốc đã bị xóa sau khi Google tuyên bố sẽ làm sạch thông tin sai lệch trên nền tảng chia sẻ video này. 2.500 kênh YouTube có liên kết Trung Quốc đã bị xóa vì thông tin sai lệch Theo GizChina, các kênh video này đã bị...