Người mẹ dân tộc J’rai của nhiều đứa con nhỏ

Theo dõi VGT trên

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Chữ Par (Gia Lai), cô giáo Siu H Phưl chọn gắn mình với nghề dạy trẻ mầm non miền núi. Gần 30 năm trong nghề, “người mẹ” của biết bao nhiêu đứa trẻ đã có phút trải lòng về những thăng trầm trong cuộc đời dạy trẻ của mình.

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Gia Lai, người con gái J’rai trở về địa phương bắt đầu công việc dạy học. Tuy nhiên những ngày mới bắt đầu đi làm, mảnh đất nơi cô giáo trẻ ước mơ được dạy các em bé lại không có trường học. Bất đắc dĩ không còn sự lựa chọn nào khác, cô đã cùng một số phụ huynh khác dọn dẹp lại một khu chuồng bò cũ từ thời bao cấp để lấy không gian cho các em. Bàn ghế ngày đó cũng không có nên các bé phải ngồi hết ở dưới sàn nhà có lát lá cây rừng, khiến cô giáo lúc nào cũng thương các em lạnh.

Về dạy học, mong muốn lớn nhất của cô Siu H Phưl đó là tất cả các em bé sẽ được đến trường thay vì việc theo bố mẹ lên rẫy. Tuy nhiên mong muốn đó không hề dễ dàng bởi đồng bào vẫn còn nặng suy nghĩ “tự dạy dỗ con cái sẽ tốt hơn là đến trường” nên nhiều lần cô phải đến tận nhà động viên và giải thích. Vì thế nên “Dù có nói thế nào đồng bào vẫn không cho con đi học vì họ sợ con họ bị làm hại” – cô Siu H Phưl tâm sự. Những ngày đầu, lớp học chỉ lác đác một vài em, còn phần nhiều các em vẫn phải theo bố mẹ lên nương rẫy.

Người mẹ dân tộc J'rai của nhiều đứa con nhỏ - Hình 1

Gần 30 năm dạy trẻ, cô giáo Siu H Phưl càng yêu và gắn bó với nghề hơn.

Gần 30 năm trong nghề, hình ảnh những đứa trẻ lấm lem tự chơi một mình trên nương như một nỗi ám ảnh với cô bởi: “Mình có chuyên môn có thể dạy cái chữ cho các em, mà các em lại không được đến lớp” – cô giáo trải lòng. Vì thế có những lúc cô đã nản và không còn niềm tin sẽ “lôi kéo” được các em đến trường, nhưng niềm vui bất ngờ đã đến khi chỉ một thời gian ngắn sau chính người dân tự đến trường xin cho con học. Giây phút đó được cô ví “là phút sung sướng và hạnh phúc nhất trên đời” vì mình đã thỏa ước nguyện bấy lâu nay.

Nói chuyện với người đồng bào, cô Siu H Phưl mới biết lý do để họ có quyết định này đó là “muốn con của mình cũng giỏi như các em bé khác được đi học”. Thì ra ban ngày họ lên nương, lên rẫy nhưng tối về vẫn để ý những em bé nhà người khác đã được đến trường. Các em biết nói tiếng Kinh, biết cái chữ, biết các con số khiến những người lớn vô cùng ngạc nhiên và có sự so sánh với những em bé không được đến trường. Nhờ đó mà người dân tự thấy việc đưa con em mình đến lớp học của cô Siu H Phưl là tốt nên đã tự đến xin học. Từ đấy lớp học của cô giáo dân tộc J’rai rộn ràng nhiều tiếng nói cười của con trẻ hơn và cô giáo cũng thêm “say” và yêu nghề hơn.

Video đang HOT

Những bài học đầu tiên khi cô dạy các em bé từ “con gà”, “quả đu đủ” hay gọi “bố”, “mẹ”, nói tiếng Kinh như thế nào đến làm tính hay hát các bài hát… với cô giáo đều là những kỉ niệm không bao giờ quên. Với 100% người dân là đồng bào dân tộc J’rai nói tiếng dân tộc, việc uốn nắn cho từng em bé cách phát âm và bắt đầu học tiếng phổ thông vô cùng gian nan nhưng cũng nhiều niềm vui. Với trẻ em vùng cao việc nghe cô phát âm tiếng Kinh là một điều mới lạ và thú vị nên các em cũng hứng thú trong mỗi giờ học. Và điều cô vui nhất đó là có những phụ huynh đến trường khoe với cô giáo họ đã ngạc nhiên như thế nào khi con đi học về đã dạy lại cho bố mẹ biết cách phát âm bằng tiếng Kinh của một số đồ vật trong nhà.

Người mẹ dân tộc J'rai của nhiều đứa con nhỏ - Hình 2

Với những thành tích đạt được, cô giáo Siu H Phưl vinh dự trở thành một trong số 128 nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao khó khăn về dự lễ gặp mặt, biểu dương tại Hà Nội đầu tháng 11/2012.

Trong suốt thời gian dạy học, cô giáo Siu H Phưl còn nhớ như in những lần cùng dân lợp lại mái trường vì cứ gió về là mái lại bị tốc và phải cho các em nghỉ học. Do trường nằm trên đồi cao, mái lợp bằng cây rừng không chịu được sức tàn phá ghê gớm của những cơn mưa xối xả nên chuyện phải vào rừng kiếm lá để về lợp trở thành thường xuyên. Mỗi lần phải nghỉ học như thế, các em bé trong bản em nào cũng đứng nem nép ở bậu cửa nhìn ra ngoài ngóng lúc cô giáo làm xong là chạy ùa ra khiến ai nhìn cảnh đấy cũng cảm động. Người dân cho biết: “Ở nhà nhiều lúc con không nghe lời bố mẹ nhưng cô Phưl nói gì cũng răm rắp nghe theo và ngoan lắm”.

Thấm thoắt cũng đã gần 30 năm theo nghề dạy trẻ, giờ cô Siu H Phưl đã ngoài 50 tuổi với những nếp nhăn đầy trên khuôn mặt. Nhưng ở cô vẫn một lòng yêu trẻ và say mê với nghề nên vẫn ngày ngày đến lớp đều đặn với những đứa “con nhỏ” của mình. Trường Mầm non xã TaKa nơi cô công tác với tổng số 17 giáo viên và 2 cán bộ quản lí cũng đã bắt đầu dạy với hình thức bán trú có bữa ăn trưa cho các em. Không còn khó khăn như ngày trước, con em đồng bào dân tộc thiểu số trong địa bàn xã đã được đến trường học cái chữ, đây cũng là điều ao ước của cô giáo bấy lâu nay.

Với những cống hiến trong nghề, năm 2012 cô giáo Siu H Phưl vinh dự trở thành một trong số 128 nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao khó khăn về dự lễ gặp mặt, biểu dương tại Hà Nội đầu tháng 11/2012. Bày tỏ niềm vui, sự xúc động khi được về thủ đô, cô giáo chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi được về Hà Nội, được vào lăng viếng Bác Hồ, được gặp mặt nhiều anh chị em trong nghề ở khắp mọi miền Tổ quốc về đây, tôi mừng lắm và càng ngẫm càng thấy yêu công việc mình đang làm hơn. Tôi mong muốn trong tương lai sẽ không còn em bé người dân tộc thiểu số nào phải thất học nữa bởi không được đi học là một thiệt thòi vô cùng lớn cho các em”.

Phạm Oanh

Theo dân trí

Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao

Bản thân là con nhà nghèo khó, bố lại mất sớm, cô học trò người dân tộc Dao Lý Thị Vui thấy cảnh người dân trong bản nghèo ốm đau mà lại không có tiền đi bệnh viện nên em muốn trở thành bác sĩ để về chữa bệnh cho dân bản.

Sinh ra và lớn lên tại Bắc Kạn, hiện tại Lý Thị Vui đang theo học tại Trường ĐH Y - dược Thái Nguyên. Ước mơ thuở nhỏ thành sự thật khi cô bé người dân tộc Dao này đã thi đỗ vào chuyên ngành Bác sĩ đa khoa và đang theo học năm thứ 5 tại trường. Chúng tôi gặp em trong một ngày nhận học bổng tại Hà Nội, gương mặt Vui rạng ngời cùng nụ cười hiền hậu duyên dáng trong bộ trang phục của dân tộc mình.

Kể về khoảng thời gian đi học trước kia, Vui bùi ngùi nhớ lại: "Từ nhà em đến trường cách 3km nhưng có nhiều dốc đá hiểm trở, có chỗ còn có cả thung lũng sâu hun hút nên cứ mỗi lần đi học là em sợ lắm. Đám bạn bè trong bản lúc nào cũng phải đợi nhau cùng đi cho dù có muộn học đi nữa, thậm chí có nhiều hôm bố mẹ phải bỏ nương rẫy để dẫn chúng em đi học. Buổi sáng đến trường, buổi chiều em lại về nhà chăn trâu và tìm măng chít để bán phụ bố mẹ. Ngày đó ở bản em chưa có điện nên buổi tối bố mẹ mua cho em một chiếc đèn dầu để ngồi học còn bố mẹ thì tranh thủ làm việc gì đó vừa để coi em học, vừa cùng thức để em không thấy sợ".

Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao - Hình 1

Đạt thành tích tốt trong học tập, Lý Thị Vui được về Hà Nội nhận học bổng do tổ chức doanh nghiệp trao tặng.

Khi Vui học hết cấp I và cấp II, các bạn trong bản đều bị bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà làm việc vì quan niệm "chỉ cần biết chữ đến thế là đủ rồi, học lên cũng không làm được gì cả". Nhưng bố mẹ em lại chiều theo ý của em khi em nói em muốn tiếp tục được học và em cũng là người duy nhất được học hết phổ thông và thi lên đại học. Thích được làm bác sĩ nên Vui đã quyết định dự thi chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y - dược Thái Nguyên và đã thi đỗ. Ngày ấy bố đã ôm chặt em và nói rất tự hào về con gái khiến em chỉ biết khóc mà không nói được lời nào.

Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình cô bé hiếu học này khi không lâu sau cha của em bị tai nạn giao thông và ra đi mãi mãi bỏ lại 4 mẹ con trong căn nhà rách nát. Không còn bố, một mình mẹ tần tảo làm lụng nuôi cả gia đình nhưng vẫn không quên động viên các con cố gắng học. Hiểu được nỗi vất vả của gia đình và nhớ tới ánh mắt tràn đầy hi vọng của cha lúc còn sống, mấy anh em Vui đều cố gắng học tốt. Hiện anh trai Vui đang học trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội, còn em út theo học Cao đẳng Y Hải Dương. Nỗi nhọc nhằn của mẹ càng nhân lên gấp bội nên ngoài giờ học mấy anh em đều đi làm thêm đủ các việc để mẹ không phải gửi tiền lên. Riêng bản thân Vui trong suốt 5 năm học đều là sinh viên giỏi có thành tích tốt và được cử đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao - Hình 2

Đang là sinh viên năm 4 trường Y Dược Thái Nguyên, Lý Thị Vui mơ ước ra trường sẽ chữa bệnh cho bà con dân bản.

Bản thân là người dân tộc thiểu số nên việc học tập và cuộc sống của Vui gặp không ít khó khăn từ việc ăn ở sinh hoạt hàng ngày đến việc tiếp cận những kiến thức xã hội, đặc biệt là những thiết bị điện, máy. Vui bẽn lẽn kể lại lần đầu tiên khi nhìn thấy chiếc máy vi tính: "Lên đại học thấy các bạn chỉ chiếc máy vi tính em ngạc nhiên lắm vì chưa bao giờ nhìn thấy cả. Ngày đó em cũng chưa biết sử dụng như thế nào nên cứ lóng nga lóng ngóng làm các bạn cũng buồn cười làm em ngại đỏ cả mặt. Về sau em nhìn các bạn thao tác để bắt chước theo, còn những điều chưa hiểu thì em nhờ cô giáo chỉ cho em".

Năm năm theo học ở trường ĐH Y - dược Thái Nguyên, giờ đây ước mơ được làm bác sĩ thực thụ sắp thành hiện thực, cô bé nghèo hạnh phúc lắm. Kể lại những lần đi thực tế khám bệnh tại bệnh viện em không khỏi nghẹn ngào khi nhắc đến những bệnh nhân nghèo có khi còn không có nổi tiền ăn. Xuất thân từ gia đình nghèo khó, Vui càng hiểu được sâu sắc vấn đề vướng mắc của họ nên ngoài việc chuyên môn em gần gũi nói chuyện, động viên để họ ở lại tiếp tục chữa bệnh. Càng gần người bệnh, em hiểu hơn về "giá trị của cuộc sống" và càng thấy phải trân trọng hơn những điều hiện tại mình đang có. Hàng ngày cùng các thầy cô giáo, cô học trò nhỏ tới bệnh viện khám lâm sàng rồi đến buổi tối lại đi trực. Công việc bận rộn cứ đều đều nhưng lại khiến em say mê và yêu thích đặc biệt. "Lương y như từ mẫu" - Vui luôn tâm niệm câu nói ấy đối với ngành của mình để cố gắng phấn đấu không chỉ ở trình độ, kiến thức chuyên môn mà cả ở việc trau dồi đạo đức, tư cách của một người bác sĩ.

Phạm Oanh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bỏ ngay cô bồ nóng bỏng chỉ vì một lần tắm giúp vợ nhà đang bị ốm, tôi ân hận vì đã làm em khổ quá nhiều

Góc tâm tình

09:57:01 05/11/2024
Chỉ vì chán ngán cơ thể vợ sau sinh tôi đã ra ngoài tìm vui bên cô bồ nóng bỏng. Ngày mà Khôi cưới được Thảo về làm vợ thì ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ và có chút ghen tỵ.

Tựa game bản quyền mới về One Piece sắp được phát hành, nội dung bám sát cốt truyện gốc

Mọt game

09:53:34 05/11/2024
Mới đây, Bandai Namco Entertainment đã đưa ra thông báo về việc phát hành dự án mới của họ, một tựa game nhập vai Nhật Bản (JRPG). Dự án này mang tên One Piece Odyssey, sẽ mang tất cả những khoảnh khắc kinh điển bậc nhất

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.

Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông

Tin nổi bật

09:15:02 05/11/2024
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết hiện bão Yinxing đang cách miền Trung nước này khoảng 735km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Yinxing 110km/h (cấp 11), giật 135km/h (cấp 13).

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

Thế giới

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

Pháp luật

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.