Người mẹ chết lặng khi con sinh ra chỉ có đầu, thân kẹt trong bụng mẹ suốt 24 tiếng
Sự thật trước mắt quá đỗi nghiệt ngã đối với người phụ nữ này.
Cách đây không lâu, Kagiso Kgatla – 19 tuổi đã tìm đến bệnh viện Tưởng niệm Tambo ở thành phố Boksburg, Nam Phi để sinh con khi chỉ mới mang thai được 6 tháng.
Mang theo hạnh phúc của một người sắp được làm mẹ bước vào phòng sinh, Kagiso không thể ngờ được rằng con của cô đã không còn cơ hội có mặt trên đời này khi vừa sinh ra cơ thể bé đã bị đứt lìa, chỉ có đầu được đưa ra ngoài, phần thân thể còn lại vẫn mắc kẹt bên trong và phải đến 24 giờ sau mới được đưa ra ngoài.
Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình eNCA Nam Phi, Kasigo nói rằng: “ Tôi không ổn, thật sự không ổn một chút nào. Bác sĩ vào phòng sinh và bảo tôi cố dùng sức rặn. Tôi làm theo nhưng vẫn không hiệu quả.
Bác sĩ liền chèn tay vào trong rồi bảo tôi rặn một lần nữa nhưng vẫn chẳng ăn thua.”
Sản phụ Kagiso Kgatla – 19 tuổi.
“ Sau cùng bác sĩ nói rằng ông ấy đã nhìn thấy đầu đứa bé. Rồi tôi nghe bác sĩ thông báo đầu đứa bé đã ra ngoài nhưng đó là tất cả những gì tôi nhìn thấy, chỉ có đầu đứa bé, ngoài ra không còn cái gì nữa“, chị Kasigo kể.
Kasigo cho biết, trong quá trình mang thai, các bác sĩ đã khám và thông báo rằng thai nhi của chị xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường.
Video đang HOT
Thậm chí có lúc các bác sĩ còn nhấn mạnh với Kasigo rằng con của chị có rất ít cơ hội để sống sót. Nhưng với tình yêu thương con, Kasigo nói rằng bản thân sẵn sàng chăm sóc cho đứa bé mặc cho có khó khăn gì ở phía trước.
Liên quan đến sự việc, bác sĩ Gilbert Anyetei – trưởng khoa sản của bệnh viện Tưởng niệm Tambo nói rằng: “ Thông thường, khi đầu đứa trẻ không ra ngoài, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp để hỗ trợ. Chúng tôi gọi đó là hỗ trợ sinh sản.
Trong trường hơp này, đầu đứa bé đã vọt ra ngoài và tất cả những điều chúng tôi làm là kiểm tra xem phần còn lại có ra theo hay không nhưng cuối cùng phần thân của đứa bé đã không ra ngoài.“
Bệnh viện Tưởng niệm Tambo ở thành phố Boksburg, Nam Phi.
Được biết, Kasigo hiện đã đệ đơn kiện bệnh viện Tưởng niệm Tambo vì đã để xảy ra vụ việc thương tâm trên. “ Họ phải nói cho tôi biết sự thật về những gì đã xảy ra với con tôi. Họ đáng phải ngồi tù vì những điều đã làm với tôi“, Kasigo nói.
Năm 2014, một trường hợp tương tự như thế đã xảy ra ở Anh. Nạn nhân là chị Laura Gallazzi – 30 tuổi đã mất con khi đang mang thai một bé trai được 25 tuần tuổi. Đầu đứa bé đã bị kẹt lại trong lúc sinh tại một bệnh viện ở Dundee và sau đó bị đứt lìa khỏi cơ thể.
Trong trường hợp này, tòa án tiết lộ chính bác sĩ Vaishnavy Laxman – 43 tuổi, người đỡ đẻ cho Laura đã phạm lỗi khi đưa ra phán đoán sai lầm. Theo đó, thay vì tiến hành sinh mổ khẩn cấp cho sản phụ, bác sĩ lại cố để sản phụ sinh tự nhiên và thúc giục sản phụ rặn đẻ trong lúc bản thân lại tiến hành kéo chân cho đứa bé.
Tuyết Nhung
Theo Báo dân sinh
Nhờ mang thai hộ có đảm bảo các quyền của cha mẹ với con?
Chúng tôi hiếm muộn nên muốn nhờ người mang thai hộ, nhưng lo rằng khi đứa trẻ sinh ra, họ không đồng ý giao con. Chúng tôi phải làm sao?
Hỏi: Vợ tôi có bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ bảo cô ấy không nên mang thai vì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vợ chồng tôi bàn bạc việc nhờ đứa em gái con cậu ruột của vợ tôi ở dưới quê mang thai hộ. Việc này cũng khá ổn nhưng tôi cũng lo rằng khi sinh đứa bé ra, cô em họ không đồng ý giao con cho chúng tôi vì mang nặng đẻ đau mà quyến luyến không dứt được đứa trẻ. Để tránh tranh chấp sau khi sinh con, chúng tôi nên chuẩn bị những gì về mặt pháp lý? Đứa trẻ sinh ra có khi nào sẽ được xác nhận là con của người sinh ra bé không? Xin cảm ơn!
Vũ Thanh Bình (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào anh,
Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nghĩa là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (khoản 3, điều 22, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Việc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ được quy định tại điều 94, Luật Hôn nhân và Gia đình: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Như vậy, nếu gia đình bạn nhờ cô em họ mang thai hộ và đứa bé được sinh ra, vợ chồng bạn được pháp luật xác định chính là ba mẹ ruột của đứa trẻ.
Thỏa thuận mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng và phải có các nội dung như sau: Thông tin đầy đủ các bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ; Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại điều 97 và điều 98 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
Ảnh minh họa
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.
Như vậy, để tránh những tranh chấp về sau, vợ chồng bạn phải lập bản thỏa thuận về mang thai hộ và cùng vợ chồng người mang thai hộ ra phòng công chứng để thực hiện tại nơi này.
Về sau nếu có tranh chấp xảy ra, bạn có thể nhờ tổ hòa giải ở địa phương hòa giải tranh chấp hoặc nhờ chính quyền Ủy ban nhân dân cấp xã can thiệp, giải quyết hoặc khởi kiện vụ việc ra tòa án để buộc cô em họ giao con cho hai vợ chồng bạn theo đúng quy định pháp luật và thỏa thuận giữa hai bên.
Luật sư Trần Đăng Sĩ (Đoàn Luật sư TP. HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Người bị cholesterol cao có nên kiêng ăn trứng? Không có khuyến cáo nào về số quả trứng cụ thể mà bạn có thể ăn trong một chế độ ăn lành mạnh. Trứng từng bị coi là một nguồn thực phẩm không lành mạnh vì cholesterol cao và những lo ngại về tim mạch. Việc lòng đỏ trứng có hàm lượng cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra mối lo ngại...