Người mẫu tuổi teen đỗ thủ khoa HV An ninh Nhân dân
Vừa giành giải Nhất HSG Quốc gia môn Sử, chàng trai người mẫu tuổi teen Đào Phương Bình (cựu học sinh 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) tiếp tục đạt thủ khoa Học viện An ninh Nhân dân.
“Cai” game để “cày” đại học
Khi biết điểm thi đại học khối C vào Học viện An ninh Nhân dân đạt 25,5 điểm, Bình chẳng những không bất ngờ mà thậm chí còn thất vọng. Bình tâm sự: “Cô dạy Văn và Địa kỳ vọng mình sẽ đạt điểm cao hơn. Ở câu 3b môn Địa lý, dạng đề so sánh là sở trường và mình tự chấm khoảng được hơn 9 điểm, nhưng cuối cùng chỉ được 8.75. Mình tiếc phát sốt lên”.
Trong lớp, Bình luôn đứng đầu về điểm tổng kết môn Sử. Bình cũng nằm trong đội thi tuyển học sinh giỏi quốc gia của trường. Năm 2012, Bình là một trong 6 học sinh giỏi Sử Quốc gia được tôn vinh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày 14/4.
Đào Phương Bình (cựu học sinh 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) trở thành thủ khoa Học viện An ninh Nhân dân với số điểm 25.5 khối C.
Bình thật thà khoe: “Mình rất mê chơi game gunny online”. Bình kể rằng, hàng ngày học bài xong hoặc đi học thêm về, Bình ngồi máy tính chơi 1 – 2 tiếng buổi chiều để thoải mái tinh thần. “Mình không nghiện lắm, chỉ thích chơi thôi. Bố mẹ không cấm, chỉ khuyên bảo và cho phép mình chơi vào thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học tập”.
Tự đặt ra quy định cho mình, không đi ngủ trước 12h đêm, Bình luôn nỗ lực hết sức để dành giải cao trong các kỳ thi và tìm ra những phương pháp học tốt nhất cho mình. Nhiều người kêu con trai học khối C có nhiều bất lợi, nhưng Bình hóm hỉnh nói rằng: “Con trai khối C lại có lợi thế hơn hẳn là khá khéo léo, tinh tế và sống rất tình cảm, trí nhớ tốt”.
Bố và anh trai của Bình đều làm công an nên ước mơ của Bình là trở thành một chiến sỹ công an giỏi để tiếp nối truyền thống gia đình. Vì vậy, dù được tuyển thẳng vào Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH KHXH&NV, nhưng Phương Bình vẫn quyết tâm thi vào Trường Học viện An ninh Nhân dân. Và bất ngờ hơn là Bình đã giành được điểm số cao nhất của trường.
Chàng trai của những cuộc thi
Video đang HOT
Ngoài “siêu” học Sử và khối C, Bình còn có sở thích làm người mẫu teen với nick name Bin Pari. Kể về quá trình 2 năm làm người mẫu, Bình tâm sự: “Thỉnh thoảng một tuần có 1 – 2 buổi chụp hoặc mời tham gia sự kiện cũng không làm mình mệt mỏi. Mình luôn ưu tiên việc học nên bố mẹ không ngăn cấm gì và mình chỉ tham gia các hoạt động từ trong năm học cho đến trước khi thi tốt nghiệp”.
Bình kể rằng cơ duyên đến với nghề làm người mẫu cũng rất tình cờ. Lần đầu tiên là do người bạn giới thiệu, sau đó mạnh dạn đi casting, rồi chụp hình. “Thật ra model tuổi teen không cần thiết phải có gì quá nổi bật về chiều cao, gương mặt sắc sảo… mà đơn giản là dễ nhìn, ăn hình và có chút đam mê nghề này”, Bình thật thà nói.
Bình được bạn bè trong lớp nhận xét là người hòa đồng, nhiệt tình và thân thiện. Bình nổi tiếng ở trường bởi tham gia nhiều sân chơi bổ ích như thi “Rung chuông vàng” hay những cuộc thi Lịch sử ở trường. Kỷ niệm mà Bình nhớ nhất là Kỳ thi Học sinh giỏi vùng Duyên hải Bắc Bộ. Lần ấy, Bình nỗ lực hết sức và lọt vào “top 3″ đi thi vòng trong nhưng trước ngày thi lại lăn ra ốm. Đến khi vào phòng thi Bình phải nằm ra bàn viết nên không giành được giải. Bây giờ nghĩ lại Bình vẫn thấy tiếc.
Bin Pari là nick name của chàng trai đam mê lịch sử khi trở thành người mẫu tuổi teen.
Sau “cú ngã” đó, Bình chán nản nhưng mẹ và 2 cô giáo dạy Sử đã động viên Bình rất nhiều. Đối với Bình mẹ và cô là những người ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích của mình giành được ngày hôm nay.
Ước mơ của Bình là làm giảng viên Học viện an ninh hoặc về Hải Dương phục vụ nhân dân. Và kế hoạch trước nhất trong 5 năm tới là Bình muốn cầm tấm bằng loại giỏi ra trường. Bình chia sẻ: “Nhưng để thực hiện điều đó không phải dễ, mình phải nỗ lực hơn nữa trong môi trường an ninh sắp tới. Hiện nay, để phục vụ cho công việc học tập, mình đang tham gia khóa học tiếng Anh trước khi nhập trường”.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Điểm thi đại học cao, giám khảo nói có 'chủ quan'
Việc điểm thi đại học môn tự luận cao hơn điểm cùng môn thi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, giám khảo tham gia chấm thi ở hai kỳ thi thừa nhận có yếu tố "chủ quan".
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Lạc Hồng trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012. Trên 100 thí sinh dự thi vào trường có điểm thi cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày 6/8, một số thí sinh có điểm thi tuyển sinh ĐH năm nay cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT đã có chia sẻ về bài làm của mình.
Không biết tại sao điểm cao
Thí sinh N.T.P.N. (TP.HCM) dự thi vào Trường ĐH Hồng Bàng cho biết khá bất ngờ khi điểm thi môn ngữ văn khối D được 7,5 điểm.
Thí sinh này nói: "Tôi làm bài thi được hai tờ giấy đôi. Sau khi thi ĐH xong, dò đáp án tôi chỉ đoán mình được khoảng 5-6 điểm. Tôi cũng không biết sao điểm thi của tôi cao như vậy. Học lực môn văn của tôi chỉ đạt mức trung bình và thi tốt nghiệp THPT được 4,5 điểm. Năm nay tôi cũng thi vào Trường CĐ Bách Việt khối D và môn Văn của tôi được 5 điểm, trùng với dự đoán vì tôi làm bài không tốt lắm".
Trong khi đó, thí sinh N.T.H. (Bình Phước) lại bất ngờ với tổng điểm ba môn thi khối C của bạn vào Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cao hơn dự đoán 3 điểm.
"Thi xong ĐH, tôi dự đoán ba môn thi của mình khoảng 14-15 điểm. Đến khi cóđiểm thi mới biết mình đạt được 18 điểm. Tôi cũng không biết vì sao mình được điểm cao như vậy. Tuy nhiên, khi thi tốt nghiệp THPT tôi không quan trọng lắm, miễn đậu là được. Còn khi thi ĐH tôi cố gắng hết sức để đạt kết quả cao nhất".
H. là thí sinh có điểm thi ĐH ở hai môn Ngữ văn và Địa lý cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT ở hai môn thi này lần lượt là 6,75/6 và 8/5.
Tương tự, thí sinh V.T.L.L. (Phú Yên) cũng ngạc nhiên khi điểm thi môn Văn khối D của mình vào Trường ĐH Hồng Bàng được 7,25 điểm. L. cho biết học lực của mình chỉ đạt trung bình khá và thi tốt nghiệp THPT được 5 điểm môn Văn.
Dễ "lấy" điểm cho thí sinh
Một số giám khảo chấm thi ở cả hai kỳ thi ĐH và THPT năm nay cho rằng với độ khó ở hai kỳ thi khác nhau thì rất khó có chuyện thí sinh có điểm thi ĐH cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT ở cùng môn thi.
Cô L.T.C.H., giám khảo có năm năm chấm thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH môn Ngữ văn, nhận định: "Về cơ bản chấm thi tốt nghiệp THPT sẽ "thoáng" hơn chấm thi tuyển sinh ĐH. Thi tốt nghiệp giám khảo sẽ tìm ý, tìm những gì thí sinh làm được để cho điểm. Còn thi ĐH sẽ chấm theo khả năng, năng lực tư duy, diễn giải, trình bày... của thí sinh nhiều hơn. Do đó, mặt bằng điểm thi ĐH sẽ thấp hơn so với mặt bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tôi nghĩ với đề thi môn văn năm nay, thông thường thí sinh thi tốt nghiệp THPT được 5 điểm thì thi tuyển sinh ĐH ở khoảng 3,5 điểm".
Thầy Nguyễn Minh Tuấn - một tổ trưởng chấm thi môn Văn nhiều năm - cũng cho rằng thí sinh làm bài tốt nghiệp THPT đạt 7 điểm thi ĐH đạt 5-6 điểm đã là khá.
Tương tự, cô Vũ Thị Bắc - giám khảo chấm thi môn Địa lý - cho rằng đáp án chấm thi THPT môn Địa lý của Bộ GD&ĐT không chi tiết lắm, đơn giản, thí sinh chỉ trình bày có ý là có điểm. Còn đáp án môn Địa lý tuyển sinh ĐH đòi hỏi sự chi tiết cao hơn, thí sinh phải tư duy cao hơn và nếu không đủ theo đáp án thì không thể cho điểm.
Cô Bắc nói: "Năm nay tôi thấy điểm thi tuyển sinh môn địa lý thấp chứ không cao lắm. Tôi chấm khoảng 800-900 bài thi thì mấy phòng thi mới có một em đạt 8 điểm. Các em làm được 5 điểm trở lên thì đã giỏi lắm rồi. Có nhiều em làm ba tờ giấy cũng chỉ đạt 0,5-1 điểm. Theo quan sát của tôi, nếu một thí sinh thi tốt nghiệp 7 điểm thì thi ĐH được 6-7 điểm là cao lắm rồi".
Đáng chú ý, một số giám khảo khác cho rằng với cách chấm thi như hiện nay giám khảo sẽ dễ "lấy" điểm cho thí sinh.
Một giám khảo nói: "Khi chấm thi tuyển sinh ĐH, các thầy cô trong tổ chấm sẽ thống nhất với nhau dựa trên đáp án của Bộ GD&ĐT. Thầy cô muốn "lấy" điểm cho thí sinh có thể thống nhất với nhau. Chẳng hạn như quy định để đạt 0,5 điểm cần phải có bốn ý nhưng các em đạt ba ý cũng đã có thể cho điểm. Chuyện này tự hội đồng thi thống nhất thôi".
Tiến sĩ Nguyễn Duy Kha (Trưởng phòng Khảo thí Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT): Rất ít khi xảy ra Hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH có tính chất khác nhau. Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là xác nhận trình độ phổ thông của người học. Kỳ thi ĐH là tuyển người có năng lực vào học ở bậc cao hơn. Cho nên đề thi ở hai kỳ thi rất khác nhau về độ khó, độ phân hóa nghiêng về kỳ thi ĐH. Do đó, mặt bằng điểm thi ĐH bao giờ cũng thấp hơn điểm thi tốt nghiệp THPT ở cùng môn thi. Việc thí sinh có điểm thi tuyển sinh ĐH cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT ở môn thi tương ứng rất ít khi xảy ra.
Theo Tuổi Trẻ
Tung mức học bổng 360 triệu đồng để "hút" thí sinh Nhiều trường đại học dự đoán mùa tuyển sinh năm nay tình trạng thiếu thí sinh sẽ có thể xảy ra như những mùa tuyển sinh trước nên đã đưa ra những "chiêu" học bổng hấp dẫn để thu hút thí sinh. Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đưa mức học bổng cao để kéo thí sinh về học. Nhiều mức học...