Người mẫu ngoại cỡ đầu tiên của Việt Nam đột ngột qua đời ở tuổi 33
Người mẫu ngoại cỡ Dương Khánh Hà hay còn gọi là Bunny ra đi vào ngày hôm qua. Thông tin đã được gia đình chính thức xác nhận. Tín đồ thời trang Việt thực sự sốc bởi chỉ cách đó vài ngày, Khánh Hà còn live stream và giao lưu cùng fans hâm mộ trong một talk show.
Người mẫu ngoại cỡ Dương Khánh Hà luôn xuất hiện rạng rỡ và đầy năng lượng trong từng bộ ảnh. Cô đã sống một cuộc đời thú vị muôn màu với ngoại hình đầy đặn, tròn xinh, ai cũng yêu quý.
Được truyền cảm hứng từ mẫu béo hot nhất thế giới Ashley Graham, Khánh Hà là gương mặt đại diện cho hơn 20 nhãn hàng tại Việt Nam.
Dương Khánh Hà là người mẫu ngoại cỡ đầu tiên ở Việt Nam và khẳng định: “Tự ti thì mới hay thu hút những lời chê bai còn đã tự tin rồi thì chẳng ai chê mình nữa”.
Hình ảnh mới nhất của Khánh Hà trong một show hình trên trang cá nhân của cô.
Không chỉ thành công trong nghề người mẫu, Khánh Hà còn là founder của một trường âm nhạc tại Sài Gòn. Fashionista sinh năm 1988 cũng thường xuyên mở các buổi workshop để trò chuyện, tư vấn cách ăn diện cho chị em ngoại cỡ, truyền cảm hứng về sự tự tin và đặc biệt quan tâm đến chủ đề body shaming bởi chính cô cũng từng là nạn nhân của những lời miệt thị, chê bai ngoại hình. Trước khi qua đời, cô đang là phụ trách thương hiệu của một nhãn hàng nội y thời trang nổi tiếng của Pháp.
Khánh Hà, cô người mẫu ngoại cỡ đầu tiên của Việt Nam đã sống một cuộc đời như mình mong muốn. Cô dám theo đuổi những gì không thể và biến thành có thể và làm những điều mà mình mong muốn được thử. Khánh Hà đã từng chia sẻ, giá trị bản thân được đến từ chính bản thân mình chứ không phải là ai hay thứ gì khác. Nó đến từ việc mình là chính bản thân mình, thành thật với chính mình và yêu bản thân mình. Cô tin là bên trong mỗi ngườI đều là những điều đẹp đẽ, không giới hạn, tự do, mạnh mẽ, tuyệt vời, sáng tạo… Sâu thẳm bên trong là nơi giá trị bản thân được hình thành.
Video đang HOT
Tạm biệt nhé Bunny, tạm biệt cô gái với nụ cười ngọt ngào, em mãi là bông hoa đẹp nhất trong làng thời trang Việt Nam.
Đường đi đến thời trang thế giới của "người mẫu béo" châu Á
Những người có thân hình ngoại cỡ rất hiếm ở các nước châu Á, nơi mà các tiêu chuẩn truyền thống về vẻ đẹp bên ngoài vẫn được xem là chuẩn mực và tính toàn diện bị bỏ qua.
Người mẫu ngoại cỡ châu Á xuất hiện trong dự án Thique Clique của nhiếp ảnh gia người Malaysia Catherhea Potjanaporn
Bertha Chan thường xuyên xuất hiện tại các buổi trình diễn thời trang ngoại cỡ. Từ quê hương Hồng Kông đến Na Uy, cô luôn được ủng hộ. Ngoài ra, trong những năm gần đây, cô đi khắp thế giới để tham dự các sự kiện của một cộng đồng mà cô coi là một phần của mình, "big size". Nhưng một trong những chuyến đi đến Mỹ, cô đã thấy mọi chuyện hình như chưa phải vậy.
Những người bạn Mỹ của Chan từ chối thừa nhận cô là một phần của cộng đồng ngoại cỡ. Đối với họ, cô chỉ mới tròn tròn, "mũm mĩm", nhưng không đủ béo để khẳng định danh hiệu "ngoại cỡ".
"Tôi nhỏ hơn họ, vì vậy họ xếp tôi vào một hạng mục khác", Chan nói. "Nhưng tôi cũng đấu tranh như họ, nhưng chỉ là ở một nền văn hóa khác. Tôi được coi là "người mẫu khổng lồ" ở Hong Kong và châu Á nhưng ở Mỹ và châu Âu thì tôi không".
Người mẫu ngoại cỡ Hong Kong Bertha Chan
Mặc dù ngoại hình đã quá cỡ so với trong nước nhưng khi ra nước ngoài, những người mẫu béo châu Á vẫn bị từ chối vì cho là quá nhỏ bé, không đủ "chuẩn". "Khi những người mẫu ngoại cỡ phương Tây từ chối chúng tôi, điều đó đang kéo dài định kiến sai lầm rằng tất cả phụ nữ châu Á đều nhỏ nhắn", Jemma Park, một ca sĩ kiêm người mẫu ngoại cỡ của Hàn Quốc nói.
Là một phụ nữ có ngoại hình mập mạp, Park gặp khó khăn trong việc được công nhận là một người mẫu ở đất nước mình. Ở một đất nước mà các cửa hàng may mặc chỉ có kích thước trung bình thì việc tìm kiếm các hợp đồng để quảng cáo những cửa hàng cỡ lớn hơn đối với Jemma Park lại càng hiếm. "Tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc là như vậy, họ luôn mặc định rằng tôi là một người ngoài cuộc, chỉ vì cân nặng của tôi", Jemma Park chia sẻ.
Jemma Park trên tạp chí Marie Claire
Nữ ca sĩ kiêm người mẫu Hàn Quốc ngụ ý rằng sự định kiến về ngoại hình trong nước là một vấn nạn từ lâu. Tình trạng bắt nạt học đường và phân biệt đối xử trong thị trường việc làm đã trở thành một nỗi lo đối với những người bị cho là "không phù hợp".
"Và đừng nghĩ làm cách nào tôi bắt đầu có một cuộc sống có tình yêu. Lớn hơn kích thước trung bình là một cơn ác mộng trong một xã hội mà "chứng sợ béo đã ăn sâu trong não", Jemma Park chán nản nói.
Park nói trong nước cô, người mẫu ký hợp đồng với các thương hiệu thời trang thường là những người có đôi mắt một mí, nước da trắng ngần, ngực to hơn, đường viền hàm sắc nét và thân hình đồng hồ cát. "Đó là rất nhiều tiêu chí phải không?", cô nói.
Park từng hy vọng rằng sự thay đổi sẽ đến từ bên ngoài quê hương của cô vì Hàn Quốc yêu thích các tiêu chuẩn vẻ đẹp phương Tây nhưng thực tế không phải vậy. "Vì vậy, tôi nghĩ sẽ theo đuổi thời trang ngoại cỡ và cơ hội sẽ đến với mình. Nó hóa ra phức tạp hơn mong đợi".
Park trên tạp chí Allure
Catherhea Potjanaporn, một nhiếp ảnh gia người Malaysia, người đã được trao giải "Thay đổi thế hệ" tại Lễ trao giải Âm nhạc châu Âu MTV năm 2020, cho rằng các tiêu chuẩn trong nước thường là tiêu chuẩn thách thức nhất đối với "người mẫu béo".
"Không khác so với phần còn lại của châu Á, Malaysia đã giữ một tiêu chuẩn vẻ đẹp rất châu Âu. Thuốc giảm béo và các sản phẩm làm trắng rất phổ biến ở đây", cô nói.
Catherhea Potjanaporn đã lập nên các dự án nói về cộng đồng ngoại cỡ châu Á như Thique Clique, The Thique Clique: Brown Men Edition và Heavenly Bodies để tạo nên các cuộc trò chuyện về ngoại hình to lớn, sự tích cực của cơ thể, sự đa dạng của cơ thể mỗi người...
Jin Baek, một người mẫu ngoại cỡ Hàn Quốc và là người sáng lập của The Kurve Korea, công ty quản lý người mẫu bao gồm cả người mẫu ngoại cỡ đầu tiên của Hàn Quốc, cho biết: "Không phải ai cũng nhỏ nhắn, nhỏ bé, gầy gò ở đây. Châu Á gặp khó khăn trong việc thừa nhận điều đó và tôi cố gắng vượt qua định kiến này".
Bức ảnh Catherhea Potjanaporn chụp 3 người mẫu ngoại cỡ, trong đó có nhà hoạt động Ratnadevi Manokaran (trái)
Được thành lập vào năm 2020, The Kurve Korea đã có hơn 20 người mẫu được ký hợp đồng với công ty, từ kích thước trung bình đến lớn đến 3XL. Một số người mẫu của công ty đã được giới thiệu trên các ấn phẩm thời trang nổi tiếng thế giới như Allure, Marie Claire Korea, Vogue, Dazed và Cosmopolitan.
Nhưng để tiếp cận với những tên tuổi quốc tế danh giá này là cuộc chiến hàng ngày đối với Baek: "Chúng tôi mong đợi nhiều cơ hội hơn nữa từ họ, nhưng thực tế lại khác. Để quảng cáo sản phẩm của mình ở châu Á, các thương hiệu ngoại cỡ thường thích có người mẫu không phải người trong nước tham gia".
Vì thế, để tìm kiếm hợp đồng ở nước ngoài, Kim Baek thường đăng ký tham gia các cuộc thi ở ngoài nước cho những người mẫu của mình nhưng mọi việc cũng không dễ dàng. Ví dụ như cô đăng ký một cuộc thi ở Anh nhưng không có người mẫu nào của The Kurve Korea được chọn vì bị cho là họ quá nhỏ. "Vì vậy, phụ nữ châu Á bị cho là quá lớn, quá béo so với tiêu chuẩn châu Á, nhưng không đủ cho phần còn lại của thế giới", cô nói.
Ratnadevi Manokaran, một nhà hoạt động người Malaysia và là người sáng lập các cửa hàng quần áo ngoại cỡ The Curve Cult và Adevi Clothing, giải thích rằng sự bất công này có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa châu Âu. Khi làm việc tại cửa hàng của mình, Ratnadevi nhớ lại đã gặp những khách hàng cảm thấy luôn tự ti, bị cô lập, chán nản và không bao giờ dám mặc áo sơ mi cộc tay vì nó không đẹp.
"Rất ít người mẫu ngoại cỡ mà bạn có thể tìm thấy trên các quảng cáo và tạp chí của Malaysia đều là phụ nữ da trắng béo mới có thể được chấp nhận. Điều này không giúp ích được gì, đây không phải là sự đại diện mà chúng tôi cần", cô nói.
Nhà hoạt động người Malaysia Ratnadevi Manokaran
Sự phổ biến của thời trang ngoại cỡ, có mối liên hệ mật thiết với sự tích cực của cơ thể, nhằm thúc đẩy sự chấp nhận của tất cả mọi ngoại hình. Nhưng trên thực tế, cộng đồng ngoại cỡ châu Á không cảm thấy được đại diện chút nào bởi những định kiến đã tồn tại từ trong tiềm thức.
Ratnadevi nói: "Thật sự rất mệt mỏi. Ngoài việc lo sợ về sức khỏe do cơ thể quá béo, chúng tôi còn phải đối phó từng phút từ sự phân biệt đối xử trên thị trường việc làm, và những lời chỉ trích hàng ngày từ người lạ và cả những người thân yêu... chúng tôi làm gì có đủ sức để đối phó chứ?".
Béo phì có liên quan đến trầm cảm trong nhiều năm nay. Thất bại trong việc kiểm soát cân nặng cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tự tử ở phụ nữ béo phì. "Nhưng một cộng đồng thời trang cỡ lớn toàn diện sẽ tạo ra sự khác biệt lớn và hy vọng mỗi ngày sẽ có sự thay đổi để mọi người dù có bất cừ ngoại hình như thế nào cũng được công nhận và nhìn với đôi mắt bình thường", Ratnadevi nói.
Cuộc cách mạng 'ngoại cỡ' định nghĩa lại chuẩn mực 'khuôn vàng thước ngọc' của nền thời trang hiện đại Nếu so với trước đây, thời trang dành cho người có vóc dáng đầy đặn được chú trọng nhiều hơn, cũng như các thế hệ người mẫu ngoại cỡ đã có nhiều đất dụng võ trong lĩnh vực thời trang hơn. Gần đây, thời trang dành cho người có vóc dáng đầy đặn được chú trọng nhiều hơn, cũng như các thế hệ...