Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào?
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng đảm bảo ăn theo giờ nhất định, tránh bỏ bữa.
Các bữa ăn của người bị đái tháo đường luôn cần đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm béo, rau và hoa quả.
Chuyên gia phân tích từng nhóm thực phẩm có lợi và có hại đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại tinh bột không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Phương thức chế biến thức ăn chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm, hạn chế món chiên, xào.
Người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh xa bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường.
Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích… thay vào đó hãy ăn cá, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu… nên ưu tiên ăn các loại cá.
Video đang HOT
Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.
Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè.
Rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, chậm hấp thu đường và đỡ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…
Chất ngọt: Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu… Người đái tháo đường nếu uống rượu bia say có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
Theo Danviet
Ân tình ở khoa bệnh "độc nhất vô nhị" Việt Nam
Với nhiệm vụ "nâng niu bàn chân", tưởng rằng công việc của các bác sĩ nơi đây không quá nặng nhọc. Tuy nhiên, thực tế công việc của họ rất vất vả và suốt tháng ngày luôn bị ám ảnh bởi những đôi bàn chân lở loét, bốc mùi...
Những bàn chân suýt... chết
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân (Bệnh viện Nội tiết T.Ư) cho tôi xem một bàn chân lở loét toàn bộ, phơi thịt đỏ hỏn, có chỗ lại hoại tử đen kịt, chỗ chảy mủ và lẫn trong đó là những... con dòi. Bệnh nhân là ông N.T.M (60 tuổi, Hà Nội). Ông M. bị bệnh đái tháo đường nặng, nhưng việc điều trị không tốt dẫn đến chân bị biến chứng thần kinh, chân bị nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên, ông lại giấu gia đình, chỉ đến khi bàn chân thì thối rữa gần hết, có dòi mới nhập viện. Gan bàn chân đã bị thối hõm sâu xuống, nhìn xuyên sang được cạnh bên kia của bàn chân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đang chăm chú chăm sóc những đôi bàn chân lở loét. Ảnh: Diệu Linh
"Tôi đã phải trực tiếp cắt gọt tỉ mỉ từng chút thịt thối, gắp dòi, lau sạch dịch bẩn, sát trùng, bôi thuốc cho ông ấy. Mỗi ngày 1-2 lần như vậy, cho đến khi bàn chân "sống" hoàn toàn. Sau đó, tôi lại lấy da ở đùi phủ lên bàn chân. Sau gần 2 tháng điều trị, bàn chân đã phục hồi, bệnh nhân ra viện và có thể đi lại" - bác sĩ Thiện cho biết.
Theo bác sĩ Thiện, bàn chân của bệnh nhân M chỉ là một trong hàng ngàn bàn chân, vết thương lở loét của bệnh nhân đái tháo đường hoặc gout mà ông đã chăm sóc. "Những vết thương thối, lở loét nên về mặt cảm quan là rất kinh khủng. Đặc biệt, ám ảnh nhiều bác sĩ, nhân viên y tế nhất chính là... mùi hôi thối khủng khiếp. Nhiều khi chỉ cần một bệnh nhân vào viện là từ đầu hành lang đến cuối hành lang đã thấy mùi" - bác sĩ Thiện chia sẻ.
Thế nhưng, bác sĩ Thiện và nhân viên y tế tại Khoa Chăm sóc bàn chân chưa bao giờ nề hà và trốn tránh các ca bệnh như thế. Với trách nhiệm chính là bác sĩ làm thủ thuật nên hàng ngày, bác sĩ Thiện phải "chúi mũi" vào cắt gọt thịt thối cho hàng chục bàn chân. Ngoài ra, ông cũng phải xử lý vô số các vết lở loét khác trên mọi bộ phận cơ thể của bệnh nhân đái tháo đường. Vết thương nào cũng bốc mùi rất khủng khiếp. Có những bàn chân nhìn thì chỉ thấy vết loét bằng đồng xu nhưng khi "mở" ra thì thịt nát mủn, máu mủ lẫn lộn. Nếu không phải là bác sĩ dày dạn thì có thể nôn thốc nôn tháo, bỏ ăn, mất ngủ - bác sĩ Thiện bảo vậy.
Khoa Chăm sóc bàn chân của Bệnh viện Nội tiết T.Ư là khoa bệnh độc nhất vô nhị trên cả nước. Tại đây luôn có khoảng 45-50 bệnh nhân với những tổn thương lở loét nghiêm trọng do biến chứng tiểu đường. Một số ít bệnh nhân khác là do bệnh gout.
"Biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân đái tháo đường là xơ vữa động mạch, tắc động mạch làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bàn chân. Điều này khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn. Các vết thương, vết bỏng, hay mụn nhọt đều dễ bị nhiễm trùng và lây lan rất lớn. Việc điều trị bằng kháng sinh đôi khi cũng không hiệu quả" - bác sĩ Thiện kể.
Con cũng không chăm được thế
Bà Nguyễn Thị Vinh (67 tuổi, quê ở Hải Phòng) đang điều trị một vết thương lớn ở bắp chân do bị xe đạp đâm phải. Do bị tiểu đường nên vết rách không lành mà cứ thối sâu xuống. Bà điều trị hơn 1 tháng ở Hải Phòng không khỏi nên phải chuyển lên Bệnh viện Nội tiết T.Ư.
"Chân tôi nhìn rất kinh khủng. Tôi cứ cảm giác nếu không điều trị khỏi nhanh thì cả cơ thể tôi sẽ thối rữa mà chết mất. Đừng nói các con mà bản thân tôi nhìn vào cũng phát khiếp. Nhưng các bác sĩ, y tá ở đây cứ tỉ mỉ chăm sóc, lau rửa hàng ngày mà không nhăn mặt. Còn mùi thì quả thật không thể chịu nổi. Nằm cạnh tôi có một bà bị thối bàn chân, cả phòng phải bịt mũi kinh hãi. Vậy mà các bác sĩ điều trị vài hôm đã đỡ" - bà Vinh cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Ngoạn (80 tuổi, quê Kiến Thụy, Hải Phòng) cũng bị biến chứng hoại tử hai bàn chân. Ông cho biết, ông rất cảm động khi nhìn các bác sĩ cắm cúi chăm sóc bàn chân cho ông, không nề hà gì. "Con mình cũng không làm được điều đó. Chúng nhìn thấy chân tôi còn bịt mũi, quay mặt đi. Vậy mà các bác sĩ vẫn tỉnh bơ, ân cần chăm sóc" - ông Ngoạn xúc động cho biết.
Chị Tạ Thị Hương - Điều dưỡng trưởng của Khoa Chăm sóc bàn chân chia sẻ, chị thường là người đón bệnh nhân nhập viện nên thường xuyên phải chứng kiến những vết thương lở loét nghiêm trọng ngay từ đầu. "Tôi mới về khoa được 8 năm, còn trước chỉ làm ở phòng khám hoặc khoa nội tiết nên ít khi tiếp xúc với các vết thương kinh khủng như vậy. Lúc đầu tôi cũng nôn thốc nôn tháo, về nhà bỏ ăn, dù tắm gội nhiều lần rồi nhưng vẫn cảm thấy mùi hôi thối quanh quẩn. Nhưng dần rồi cũng quen. Vì mình và các đồng nghiệp ở khoa này không quen với điều đó thì các bệnh nhân biết trông cậy vào ai" - chị Hương tâm sự.
Bác sĩ Thiện cho biết, bệnh nhân của ông cũng thường điều trị bệnh mãn tính lâu năm do đó thường suy sụp tâm lý, chán nản, không muốn hợp tác chữa bệnh. Ngoài việc chữa trị, ông lại trở thành bác sĩ tâm lý khuyên giải và điều trị thêm các bệnh khác như suy kiệt, suy dinh dưỡng, thiếu máu... để khi xuất viện, bệnh nhân có thể khoẻ mạnh về thể xác, sáng sủa về tinh thần.
Theo danviet
Ngâm chân bằng nước sôi rồi... vào viện Ngày 23.2, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân (Bệnh viện Nội tiết T.Ư) cho biết, khoa đã tiếp nhận 2 bệnh nhân bị bỏng toàn bộ hai bàn chân vì ngâm chân bằng nước sôi. Nằm trên giường với hai bàn chân băng trắng, bệnh nhân Vũ Văn Hoan (68 tuổi, quê ở Phả Lại, Chí Linh, Hải...