Người lớn tuổi rất dễ tử vong vì hít sặc
Hít sặc là nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng viêm phổi hít nặng và tử vong ở người lớn tuổi. Đáng nói là tình trạng này dễ dàng xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống.
Bác sĩ chăm sóc cho người bệnh
PGS.TS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cho biết, hiện nay bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp bị hít sặc từ ngoài vào, chiếm đa số do chăm sóc tại nhà (trung bình 5 ca/tháng) dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong. Ở người lớn tuổi, nguy cơ hít sặc xảy ra nhiều hơn.
Theo TS. Dũng, hít sặc cũng là di chứng của đột quỵ nhồi máu não. Khoảng 52% trường hợp xảy ra sau đột quỵ cấp. Hít sặc, mắc dị vật đường thở ở người cao tuổi đặc biệt nguy hiểm vì hệ hô hấp, đường thở của họ thường đã yếu, lão hóa. Vì vậy, rất dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi hít, nhiễm trùng gây tử vong dù đã được nội soi lấy dị vật ra ngoài. Một nguy hiểm nữa khi hít sặc là dịch vị dạ dày tràn vào, có tính axít sẽ gây tổn thương rộng đường hô hấp
Theo bác sĩ, triệu chứng của hít sặc là ho, khò khè, khó thở và tím tái đối với trường hợp nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài. Nhiều trường hợp bị hít sặc, có hạt cơm, mẩu thịt nhỏ rơi vào đường thở nhiều tháng, không được phát hiện và chỉ điều trị viêm hô hấp.
Điều trị hít sặc thường khó thành công, vì vậy biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Để đề phòng, người nhà cần nhận biết dấu hiệu rối loạn nuốt gồm: khi ăn uống hay bị rơi ra ngoài, hay chảy nước bọt, nhiều đàm, khó khăn khi nhai cắn, ăn chậm không nhai nuốt mà ngậm thức ăn hoài trong miệng. Cần nghĩ ngay đến hóc dị vật, hít sặc, kiểm tra và cho người cao tuổi đi khám ngay khi có triệu chứng: ho sặc khi nuốt, khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần…
Video đang HOT
Để dự phòng hít sặc, cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc người bệnh như: phải ngồi khi ăn, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại thực phẩm hoặc thức uống nào; ăn miếng nhỏ, gập cổ khi nuốt không được ngửa cổ; không xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn; không nói chuyện, nhất là không được cười nói khi nhai; tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định và phải vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải.
Quy tắc chăm sóc đối với người bệnh có rối loạn nuốt:
- Chỉ ăn uống khi tỉnh táo. Ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.
- Để thức ăn phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu thức ăn bị chảy ra ngoài). Nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào hai bên má.
- Dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh nếu bệnh khó mở miệng. Không nói khi đang nhai và nuốt. Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.
- Nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo. Khi ăn canh, phở thì ăn riêng phần nước với phần cái .
- Đủ ánh sáng. Tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio và đông người. Cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ.
- Cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn. Không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn. Không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.
3 kiểu người dễ bị nhồi máu não từ khi còn trẻ, kiểm tra ngay để sửa đổi càng sớm càng tốt
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người dưới đây thì khả năng bị nhồi máu não từ sớm là rất cao.
Nhồi máu não là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, nhưng hiện tại nó vẫn có thể trẻ hóa từ sớm do thói quen sinh hoạt của nhiều người không lành mạnh. Đặc biệt, căn bệnh này cũng thường dễ tấn công vào ban đêm.
Có rất nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu não sớm. Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người dưới đây thì rất dễ có khả năng bị nhồi máu não sớm, cần chú ý sửa đổi ngay.
1. Người thường hay tức giận, không điều khiển được cảm xúc
Giận dữ là một cảm xúc bình thường của con người, nhưng việc không điều khiển được cảm xúc và tức giận quá thường xuyên có thể gây tổn hại đến sức khỏe mạch máu. Do khi tức giận, não sẽ bị phấn khích và dễ làm độc tố tích trữ trong thành mạch máu, gây ra cục máu đông.
Thêm nữa, tức giận cũng có thể gây co thắt mạch, làm các mảng xơ cứng không kết nối và dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu não. Vì vậy hãy chú ý tiết chế cảm xúc, đừng để tính khí xấu ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra bệnh mạch máu.
2. Người hay thức khuya nhiều
Thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến có thể gặp nhiều ở những người trẻ. Nếu thường xuyên thức đêm thì bạn sẽ gặp phải tình trạng thiếu ngủ và làm công việc giảm sút, kém hiệu quả vào ngày hôm sau, đồng thời có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa, cản trở quá trình đào thải độc tố và các chất có hại, từ đó tăng nội độc tố trong máu.
Sau khi nội độc tố trong máu tăng cao, nồng độ trong máu cũng dễ tăng cao và gây ra bệnh huyết khối, tắc nghẽn mạch máu, thúc đẩy quá trình nhồi máu não. Do đó, tốt nhất bạn nên chìm vào giấc ngủ trước khoảng 10 giờ tối để tăng thời gian nghỉ ngơi cho các cơ quan nội tạng.
3. Người có khẩu vị nặng, thích ăn mặn
Những người có khẩu vị nặng thường là những người thích ăn mặn. Dù muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống nhưng chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gây hại cho sức khỏe. Việc tích tụ quá nhiều muối trong cơ thể dễ dẫn đến nguy cơ mất cân bằng áp suất thẩm thấu, từ đó làm tăng thể tích máu, tăng huyết áp. Khi xuất hiện tình trạng tăng huyết áp sẽ dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu não.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có nhiều cơn nhồi máu não là do huyết áp tăng cao đột ngột. Đó là do khi huyết áp tăng cao, các mạch máu dễ bị co giãn bất thường, gây tắc mạch máu não, nhồi máu não.
Chuyên gia nói gì về uống bia mùa lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ? Uống bia trong mùa lạnh được nhiều người lựa chọn. Hầu hết mọi người đều bỏ qua nguy cơ làm tăng đột quỵ từ thói quen uống bia trong mùa lạnh. Tìm hiểu thông tin uống rượu bia làm tăng nguy cơ đột quỵ dưới đây! PGS. TS Phạm Đình Đài là Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ tại Bệnh viện Quân Y 103...