Người lớn thi gan, 600 trẻ thất học
Để phản đối việc sáp nhập trường, gần 600 học sinh mầm non, tiểu học và THCS Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị phụ huynh bắt phải ở nhà để gây áp lực.
Gần 2 tháng trôi qua, trong khi bạn bè trang lứa đã đến trường học được gần nửa học kỳ rồi thì 600 em này vẫn phải ở nhà. Đứa thì đi trâu, đứa đi bắt cá, đứa phải giữ em… nhiều đứa lang thang đầu làng cuối xóm chơi như ngày hè.
Để gây áp lực lên chính quyền và nhà trường, người dân đã cho các học sinh bậc mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà. Toàn xã Hương Bình có gần 600 trẻ em nghỉ học. Để gây áp lực lên chính quyền và nhà trường, người dân đã cho các học sinh bậc mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà. Toàn xã Hương Bình có gần 600 trẻ em nghỉ học.
Khi được hỏi lý do không tới lớp, hầu hết các em đều trả lời “Bố mẹ nói cứ ở nhà để… chờ cả làng”.
Tại con đồi gần đường mòn Hồ Chí Minh, chúng tôi bắt gặp 2 em Trần Văn Trung (học lớp 8) và Võ Văn Nam (lớp 9) đang chăn bò. Khi được hỏi vì sao thứ 2 mà không tới trường, nét mặt cả 2 em thoáng buồn cho biết, nghe bố mẹ nói là để bố mẹ giữ trường.
Cũng theo các em, rất nhiều bạn đồng trang lứa cũng chưa được tới lớp dù đồ dùng, sách vở và áo quần đã chuẩn bị từ lâu.
Tại cổng trường, trong số các bậc bô lão đang giữ trường, có một cậu bé tay này đang cầm mút cây kem còn tay kia cầm…bộ bài 52 cây. Tên cậu bé là Thái Khánh Duy (5 tuổi, thôn Bình Minh) đã đủ tuổi đến trường mầm non, tuy nhiên cũng vì người lớn bận phản đối sáp nhập trường cấp 2″ nên em vẫn đang ở nhà. Khi được hỏi có muốn tới trường không? Em Khánh lí nhí “Có ạ”.
Video đang HOT
Hay em Dương Thị Phương Thảo (thôn Bình Thái) đáng lẽ em đã học lớp 6 nhưng do “không còn trường THCS Hương Bình” nên em phải ở nhà. “Em rất nhớ trường, nhớ lớp và nhớ thầy cô và các bạn. Tuy nhiên, bố mẹ bảo ở nhà, chưa cho đi học vì trường mới sẽ xa, không đủ sức mà đạp xe đi”, em Thảo chia sẻ.
Gia đình ông Trần Hữu Đích (84 tuổi, thôn Bình Giang) có 3 người cháu là Trần Hữu Quang (4 tuổi), Trần Hữu Thắng (6 tuổi) và Trần Hữu (8 tuổi) cũng vì bố mẹ phản đối chuyện trường mà cả 3 chưa được tới trường. Vì thế lúc nào cũng phải có người ở nhà trông coi, ảnh hưởng tới việc sản xuất cho gia đình.
Cùng thời điểm đó, các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn xã Hương Bình vẫn vắng tanh. Ngoài việc duy trì giờ dạy, dọn dẹp trường lớp sạch sẽ, các giáo viên cũng thường xuyên tới tận từng hộ gia đình học sinh vận động, thuyết phục các phụ huynh và mỏi mắt chờ học sinh đi học lại.
Theo số liệu từ phòng GD&ĐT huyện Hương Khê, đến ngày 13/10, cả xã chỉ có 31/215 học sinh mầm non, 28/255 học sinh tiểu học và gần 65/247 học sinh THCS được đến trường. Và đa số các em được đi học là con em cán bộ và đảng viên trong các thôn trên địa bàn xã.
Trong buổi gặp mặt với người dân, lãnh đạo tỉnh huyện cho biết việc sáp nhập trường là không thể dừng. Và mong muốn người dân đưa con em tới trường để khỏi thất học. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa có tiến triển. Trong khi cuộc “thi gan” giữa người lớn với nhau chưa ngã ngũ thì những đứa trẻ này lại phải chịu trận.
Theo Văn Đức/Báo Vietnamnet
Hàng trăm trẻ thất học ngắt quãng vì... lên ba?
Hàng trăm cháu bé độ tuổi lên 3 ở xã Yên Bình (Thạch Thất, Hà Nội) phải ở nhà vì không có lớp để học. Nói theo cách của người dân nơi đây, con cái của họ bị thất học khi mới lên 3.
2 tuổi ra lớp, 3 tuổi... về nhà
Theo phản ánh của người dân chúng tôi về xã Yên Bình (huyện Thạch Thất, Hà Nội), một trong ba xã thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình ngày trước được sáp nhập về thủ đô từ năm 2008.
Khác với không khí hồ hởi của những ngày tựu trường đầu tháng 9, thì hàng trăm cháu bé độ tuổi lên 3 nơi đây đang phải ở nhà vì không có lớp để học.
Thống kê của các phụ huynh cho biết, hiện toàn xã có khoảng 136 cháu ở độ tuổi thứ ba không được đến trường. Còn con số chính xác từ trường mầm non xã Yên Bình, số trẻ ba tuổi không được đến trường là 124 cháu; chỉ có 57 cháu, cũng ở tuổi thứ ba, thì may mắn hơn, có lớp để học.
Điểm trường mầm non xã Yên Bình phải mượn Nhà văn hóa thôn Thuống từ nhiều năm nay.
Nguyên nhân của sự việc hy hữu nói trên là không có đủ lớp để cho các cháu học. Tuy nhiên, trái ngang ở chỗ, không phải tất cả các cháu ba tuổi đều phải ở nhà; độ tuổi hai, bốn, năm tuổi vẫn được đi học.
Giải thích cho điều rất vô lý này, một giáo viên mầm non "rất chân thật" của xã cho biết, đó là vì: các cháu hai tuổi mới biết đi chập chững, chưa cứng cáp nên cần người trông coi để bố mẹ các cháu đi làm. Các cháu bốn, năm tuổi cần đi học để còn bước vào... lớp một. Còn các cháu ba tuổi, đã cứng cáp hơn, nhiều cháu tự biết xúc cơm để ăn nên sẽ không phải trông coi thường xuyên, thì... ở nhà bố mẹ các cháu vẫn có thể đi làm được...
Phó chủ tịch phụ trách văn xã của xã Yên Bình, ông Đinh Như Hùng thừa nhận: "Sự việc trên, chúng tôi không biết trả lời người dân thế nào, vì đúng là như vậy. Xã đang xin ý kiến của huyện. Trường mầm non xã thì chờ ý kiến của Phòng giáo dục huyện Thạch Thất. Cho đến nay, dù đã qua khai giảng năm học mới nhưng các cháu ba tuổi vẫn phải ở nhà vì... không có lớp".
Bé Quyên (áo đỏ) - một trong hơn 100 bé ba tuổi phải ở nhà trong năm học 2014-2015 vì không có lớp để học.
Ba tuổi là sẽ phải ở nhà?
Câu chuyện buồn ám ảnh các bậc phụ huynh có con ba tuổi ở xã Yên Bình kéo dài hơn tuần nay, từ khi tiếng trống khai giảng năm học mới được điểm. Trong khi các cháu khác được đến trường hàng ngày, các bé ba tuổi phải... ở nhà.
Nhà bé Quyên (thôn Thuống) ở đối diện cổng điểm trường mầm non xã đặt tại nhà văn hóa thôn. Năm ngoái khi 2 tuổi, bé Quyên được đi học lớp nhà trẻ. Một năm có lẽ cũng đủ để hình thành thói quen đi học của cháu. Thế nên, khi bước sang tuổi thứ ba, phải ở nhà, không được đến trường như chúng bạn, bé Quyên đã rất hụt hẫng.
Bà nội của cháu buồn rượi rượi: "Buổi sáng, buổi chiều là lúc đưa đón các cháu đến trường, về nhà, nó (bé Quyên) chạy ra đứng ngoài cổng ngóng vào. Khổ thân con bé, nó muốn được đi học nhưng không có lớp. Còn chúng tôi, nhà nông một ngày trăm việc không tên, cũng muốn gửi con ở trường lớp có bạn bè, được cô dạy cho nhiều thứ để còn rảnh tay làm lụng. Thương con thương cháu mà không biết làm gì".
Việc nhiều trẻ ba tuổi không được đến trường ở xã Yên Bình khiến nhiều bậc phụ huynh bức xúc. Anh Nguyễn Ngọc Thái, phụ huynh có con ba tuổi, lập luận: "Việc học của các cháu là phải liền mạch, không thể có chuyện đứt quãng một năm, sau đó lại tiếp tục được đi học.
Bà nội của bé Quyên: "Không được đi học, cháu nó cứ thẫn thờ, tội lắm!".
Những phụ huynh có con ba tuổi đã lên xã, lên trường để hỏi lý do, nhưng nhà trường và xã không đưa ra được lời giải thích chính đáng. Họ chỉ nói: vì không có lớp để học.
"Điều vô lý này vô hình trung đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các cháu", anh Thái bức xúc.
Vì sao trẻ 3 tuổi thất học?
Giải thích cho việc, tại sao chỉ năm học mới năm 2014-2015 các cháu ba tuổi của Yên Bình không được đến trường, Phó chủ tịch xã Đinh Như Hùng cho hay thời điểm trước khi chưa sáp nhập Hà Nội (trước năm 2008) và từ 2008 đến nay (khi đã "về với Thủ đô"), hệ thống trường mầm non của xã ngoài ba điểm điểm chính được xây dựng tại các thôn Lụa, Thạch Bình, Dân Lập, ở các thôn khác vẫn phải mượn nhà văn hóa thôn để cho các cháu học.
Ngày 11/7/2014, đoàn công tác của Phòng giáo dục huyện Thạch Thất xuống xã kiểm tra để lập kế hoạch cho năm học mới có kiểm tra các điểm trường "ở nhờ" nhà văn hóa thôn (gồm thôn Thuống, khu Dục, khu Lụa, khu Dân Lập, khu Thạch Bình). Trong số các điểm trường "ở nhờ" này, nhiều điểm trường không đảm bảo an toàn, không đủ điều kiện nên không được phép nhận các cháu vào học.
Những điểm không đủ tiêu chuẩn này, lại rơi đúng vào các lớp học của các cháu... ba tuổi. Cho nên, các cháu ba tuổi thuộc đối tượng "lửng lơ", không có lớp để học.
"Sau khi lập biên bản kiểm kê rà soát cơ sở vật chất này, Phòng GD nói không được tổ chức lớp học, không nhận các cháu ba tuổi. Tuy nhiên, "lệnh" này cũng chỉ là chỉ đạo bằng mồm chứ không có văn bản giấy trắng mực đen. Vì điều này nên ban giám hiệu trường mầm non xã cũng... không biết làm thế nào. Xã đã có kiến nghị với Phòng GD, UBND huyện như tới giờ vẫn chưa có câu trả lời.
Bên trong "trường mầm non " ở nhờ nhà văn hóa thôn.
Nếu như phòng không đủ tiêu chuẩn đón trẻ thì ít nhất cũng phải có phương án cụ thể, như việc mở rộng, xây thêm, xây mới... để có chỗ đón các cháu. Nhưng phòng GD huyện cũng không có ý kiến cụ thể. Chúng tôi cũng không biết làm thế nào" - Phó chủ tịch xã giải thích.
Hiện tại, Yên Bình có 9 lớp kiên cố được xây mới và đưa vào sử dụng từ năm 2010, với tổng số gần 500 trẻ. Các điểm trường khác "mượn" nhà văn hóa thôn, mỗi điểm trông thêm từ 60-80 cháu. Nhu cầu thêm lớp để đón trẻ đến trường, theo chia sẻ của một giáo viên mầm non của xã, cần thêm... 10 phòng học nữa mới đủ đáp ứng số lượng các bé đến trường.
Với thực trạng hiện tại, ít nhất, năm học 2014-2015, Yên Bình sẽ có 124 bé bị... thất học ngắt quãng vì... ba tuổi?
Theo Kiên Trung/Báo Vietnamnet
'Sở GD-ĐT Hà Nội không để học sinh bị thất học vì thiếu hộ khẩu' "Sẽ không để cho học sinh nào phải thất học, không học trường này thì sẽ học trường khác", ông Nguyễn Hiệp Thống PGĐ, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định. Liên quan đến thông tin học sinh Đỗ Hồng Sơn bị đình chỉ học vì thiếu hộ khẩu Hà Nội, chiều 19.2, ông Nguyễn Hiệp Thống - PGĐ Sở GD-ĐT Hà Nội cho...