Người lớn mải tranh phần đúng, ai bảo vệ những đứa trẻ đi học sớm?
Trong số những người hả hê sau sự xuất hiện của cái clip được cho là bóc phốt người mẹ ấy, có ai tự hỏi, clip có làm khác đi bản chất của câu chuyện học sinh bị phê bình đến sợ hãi vì tội đi học sớm không?
Khi trách nhiệm của nhà trường chỉ nằm trong cánh cổng, cứ đóng cổng lại, mặc kệ ngoài kia học trò đi ….
Đau lòng, xót xa là điều duy nhất tôi cảm thấy sau những diễn biến mới về việc học sinh trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) bị cô giáo gọi lên bục giảng chụp ảnh và phê bình với phụ huynh việc cho con đi học sớm.
Sáng nay, trên khắp cõi mạng xã hội chia sẻ một clip được gọi bằng một cái tên là “bóc phốt người mẹ dàn dựng cảnh con đứng nắng ngoài cổng trường và chụp ảnh”.
Kèm theo đó là không ít những lời hả hê, trách cứ, thậm chí thóa mạ, mắng chửi “người mẹ dàn cảnh chụp ảnh”.
Trong số những người hả hê gõ phím sau sự xuất hiện của cái clip được cho là bóc phốt ấy, có ai tự hỏi, nó có làm khác đi bản chất của câu chuyện học sinh bị phê bình đến sợ hãi vì tội đi học sớm không?
Cô giáo chụp ảnh các học sinh đi sớm và phê bình trong group phụ huynh của lớp
Sự thật là nhà trường không chào đón các học sinh đi học sớm, sự thật là khi nhiều học sinh lớp 1 vì “cái tội” đi học sớm đã bị cô giáo gọi lên bục giảng chụp ảnh lại phê bình sau đó tiếp tục gửi ảnh các cháu vào group của tập thể phụ huynh tiếp tục phê bình. Và sự thật là cháu bé đến trường sớm trong lo lắng, sợ hãi, sợ bị sao đỏ ghi tên, sợ bị tiếp tục chụp ảnh phê bình nên không dám vào lớp nếu mẹ có cho đi học sớm, nếu phải chọn, em chọn đứng nắng ngoài cổng trường “cho lành”.
Cuối cùng thì người lớn đang là những người tàn nhẫn nhất, chỉ quan tâm đến ai đúng? Ai đã đi lùng trích xuất camera và tung clip đó lên mạng xã hội với lời thuyết minh đây bà Mùi khi hình ảnh trên clip không dễ nhận ra đó là bà Mùi? Họ làm vậy để chứng minh điều gì? Để chứng minh một đứa trẻ đã sai?
Nhìn nhận lại sự việc thì chúng ta, chính những người lớn đang phớt lờ đi suy nghĩ, cảm xúc của đứa trẻ tội nghiệp.
Video đang HOT
Hóa ra, cụm từ mà người ta hay nói “tất cả vì học sinh thân yêu” lại chẳng phải thế.
Có ai đặt mình vào tình cảnh và suy nghĩ của cô học sinh bé bỏng ấy không? Những ngày qua, sau những ầm ĩ của sự việc nhà trường, giáo viên phê bình học sinh đi học sớm, cô bé đã trải qua những giây phút thế nào?
Cô giáo có đối xử bất công bằng với bé không? Các bạn ở trường có chỉ trỏ, bàn tán và kỳ thị bé không? Cô bé gầy gò ấy có sợ hãi không?
Ở trường học của con gái tôi, mỗi năm 2 lần cô giáo chủ nhiệm thông báo mời đại diện phụ huynh và các bạn đến thăm hỏi, tặng quà gia đình một vài học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Việc tưởng rất nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, qua đó cô trò và phụ huynh hiểu hoàn cảnh, chia sẻ và đồng cảnh với nhau, gắn bó hơn rất nhiều.
Đặt vào câu chuyện “bà mẹ dàn cảnh chụp ảnh”, tôi tự hỏi, nếu ngay từ đầu nhà trường quan tâm hơn đến những học sinh có gia cảnh khó khăn như “em bé đứng nắng vì đi học sớm” mẹ góa con côi ấy, có giải pháp cho học sinh đến sớm được vào một khu vực riêng có bóng râm thì đã chẳng có những tổn thương đau lòng và dai dẳng như chuyện này.
Những người lớn hãy hành xử đúng như người lớn đi đã!
Học sinh phải đứng nắng vì đi sớm: Nên bỏ sao đỏ?
GS Dong cho rằng, đội sao đỏ chỉ nên có từ cấp THPT trở lên nhưng lại có ý kiến cho rằng, không nên bỏ đội sao đỏ từ cấp tiểu học.
Vụ cô giáo phạt học sinh đứng nắng vì đi học sớm vẫn đang khiến dư luận xôn xao về những mâu thuẫn trong lời của phụ huynh và kết luận của UBND TP Hải Phòng về vụ việc và cả chuyện đội sao đỏ của Trường Tiểu học Quang Trung (quân Ngô Quyên).
Nói về việc này, ngày 24/5, trao đổi với báo Đất Việt, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng:
"Trước hết phải nói đến việc học sinh đi học sớm hay muộn. Nếu các em đi sớm thì lẽ ra phải khen, còn đến muộn phải phê bình chứ phê bình các em vì đi học sớm là không được. Còn đối với đội sao đỏ, tôi nghĩ đội này hầu hết có ở các trường.
Hồi tôi còn là sinh viên cũng có đội sao đỏ giúp nhà trường trong việc nhắc nhở các bạn trong việc giữ gìn trật tự. Về bản chất, đội sao đỏ là tốt, không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, đối với đội sao đỏ bé quá thì tôi nghĩ không nên duy trì đội này bởi các em còn ngây thơ, nhất là các em học sinh bậc tiểu học về nhận thức chưa được đầy đủ như các lớp lớn.
Mỗi khi xử lý các tình huống đều không được nhanh nhạy và linh hoạt. Hơn nữa, ở lứa tuổi này các em vẫn hay có những mâu thuẫn nhỏ nhặt, chỉ cần không chơi với nhóm kia là có thể có những lời nói, hành động chưa được đẹp cho lắm đối với bạn.
Bên cạnh đó, các em chưa thể giúp giáo viên giải quyết trực tiếp các tình huống được".
Hình ảnh cháu bé đứng ngoài cổng trường được đăng cùng phản ảnh của phụ huynh trên một diễn đàn
Theo GS.TSKH Phạm Tất Dong, đội sao đỏ chỉ nên có từ cấp THPT trở lên vì ở lứa tuổi này các em có hiểu biết đầy đủ và lẽ phải các em nắm được hơn học sinh bậc tiểu học.
Trong khi đó, trái ngược với ý kiến trên, cùng ngày, Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Kim Quý, giảng viên Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội I cho rằng, không nên bỏ đội sao đỏ vì đội này giúp cho giáo viên rất nhiều việc, thậm chí giúp cho chính các em học sinh năng động và trưởng thành hơn từ công việc mình đang làm.
"Từ xưa đến nay, đội sao đỏ vẫn luôn được duy trì. Khi học sinh được tham gia đội sao đỏ này các em sẽ trưởng thành hơn và hoàn thành rất tốt công việc được giao.
Còn về phía các em học sinh chịu sự giám sát của đội sao đỏ thì cũng cần được giáo viên nói trước về việc phối hợp với đội sao đỏ để học tập và giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp.
Tuy nhiên, lỗi ở đây cần nhắc đến đó là của nhà trường. Nhà trường phải dạy cho các em trong đội sao đỏ có kỹ năng, xử lý các tình huống, nếu không dạy thì các em làm sao biết được, các em chỉ xử lý tình huống dập khuôn, nhất nhất theo lời giáo viên chứ không linh hoạt.
Để đội sao đỏ là để các em tự giúp đỡ nhau thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Trẻ em giờ thông minh lắm, không ngây ngô như bố mẹ nghĩ đâu nên tôi nghĩ không nên bỏ đội sao đỏ", Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý nói.
Trong khi trước đó, theo kết luận của UBND TP Hải Phòng, về việc cháu M.T.T.T., học sinh lớp 1A1 đứng ở ngoài cổng trường vào thời điểm 13h15 phút ngày 20/5, không phải do yêu cầu của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
Sau khi được phụ huynh đưa vào trong trường, cháu bé đã được đội sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng học sinh này đã đi ra ngoài cổng trường đứng.
Được biết, đội sao đỏ theo dõi của Trường Tiểu học Quang Trung gồm có 5 em là học sinh lớp 5. Nhóm học sinh này cho biết trưa hôm đó, em T.T. được mẹ chở vào cổng trường. Thấy em đứng ở sân, nhóm đã yêu cầu "Em đi vào lớp, không ngồi ở đây". Nhưng vì chưa đến giờ vào lớp nên học sinh này lại đi ra ngoài cổng trường đứng cho đến khi mẹ quay lại.
Trong khi đó, bà Mai Thị M, mẹ cháu T.T. cho biết, những gì bà đăng là sự thật. Bà không nói sai cho cô giáo nhưng bà nhận sai vì đã không phản ánh lên Ban giám hiệu nhà trường mà đăng lên Facebook, gây ảnh hưởng đến uy tín của tập thể.
Theo phụ huynh này, cháu T.T không ăn bán trú, buổi trưa về nhà và đến học ca chiều vào 13h30. Để kịp giờ làm việc buổi chiều, phụ huynh đã cho con đến sớm 15 phút.
Sợ con bị phê bình, bà M dặn con ngồi ở gốc cây trong trường chờ đúng giờ mới lên lớp. Nhưng sau khi đi một lát, quay lại vẫn thấy con đứng ở cổng trường.
Con cho biết đội sao đỏ không cho vào trong sân trường vì chưa tới giờ học.
Bà M viết: "Ngày 20/5, tôi có chở con đến trường học vào đến sân trường. Cháu nói, mẹ ơi không được đứng đây đâu. Con có nói mẹ cho con ra ngoài đứng chờ nên tôi cho cháu ra cổng trường đứng chờ để chờ giờ vào lớp. Tôi vẫn hay có thói quen chụp ảnh cháu mỗi khi đi học.
Khi cháu đứng vào đó đợi, trong lòng tôi bức xúc và thấy ngày nào con cũng đứng đây để chờ giờ vào lớp sẽ không ổn nên tôi đã cho cháu về nhờ người để chở cháu đi đúng quy định của nhà trường.
Còn về phía nhà trường không hề biết sự việc này và cô giáo chủ nhiệm không đuổi con ra cổng như những lời mọi người đã bình luận. Cô chỉ nghiêm cấm không được vào lớp trước 1 giờ 30 mà thôi...".
Bà M cũng "cúi xin cộng đồng mạng đừng chia sẻ việc này và xin chấm dứt ở đây để mẹ con cháu bình yên sống qua ngày".
Đội Sao đỏ: Có nên lo ngại quyền lực sớm làm ảnh hưởng nhân cách trẻ? Sau hàng loạt vụ việc gây "bão" dư luận trong giáo dục có liên quan đến đội Sao đỏ, đã có nhiều ý kiến đưa ra về việc nên xoá bỏ hoạt động này. Thực tế, đội Sao đỏ có đáng ngại? Trao "quyền lực" sớm Sự việc một học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) phải đứng ngoài...