Người liên quan của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 đăng ký mua 260.000 cổ phiếu
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, vợ của ông Nguyễn Văn Chuyền, thành viên HĐQT CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1 – sàn HOSE) đăng ký mua vào 260.000 cổ phiếu HT1 từ ngày 29/5 đến 23/6.
Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hưu của bà Nhung sẽ tăng từ 0,161% lên mức 0,229%.
Tính theo giá đóng cửa ngày 25/5/2020 là 13.750 đồng/cổ phiếu, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung ước sẽ bỏ ra số tiền 3,5 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu HT1 trên.
Đáng chú ý, đây không phải lần mua đầu tiền trong năm của bà Nhung, bởi trước đó, bà đã mua vào 120.000 cổ phiếu Ht1 ngày 10/3/2020.
Quý I/2020, HT1 báo doanh thu 1.732 tỷ đồng, lợi nhuận là 104,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,3% và 0,9% so với cùng ky năm 2019.
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 8.584 tỷ đồng, giảm 2,9% so với thực hiện năm 2019, lợi nhuận trước thuế là 830 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2019.
Video đang HOT
Luỹ kế trong quý I/2020, doanh nghiệp hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu và 16,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
Diễn biến giá cổ phiếu HT1
Đóng cửa phiên giao dịch 25/05/2020, cổ phiếu tăng 150 đồng lên mức 13.750 đồng/cổ phiếu. Kể từ tháng 4 tới nay, cổ phiếu có xu hướng bật tăng mạnh 37,5%.
Cổ phiếu tăng giá mạnh hơn thị trường do nhà đầu tư trong nước kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hưởng lợi trực tiếp từ nhu cầu xi măng tăng cao do chính phủ đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để tạo cú huých kéo nền kinh tế hồi phục hậu Covid-19.
Kỳ vọng "sóng" đầu tư công, cổ phiếu công ty nhựa đường hàng đầu Việt Nam bứt phá 60% chỉ trong hơn 1 tháng
Trên sàn chứng khoán, kỳ vọng hoạt động kinh doanh khởi sắc nhờ hưởng lợi "sóng" đầu tư công đã giúp cổ phiếu PLC tăng phi mã trong thời gian gần đây dù lợi nhuận quý 1 giảm hơn 50%. Kết thúc phiên giao dịch 18/5, cổ phiếu PLC đạt 17.500 đồng/cp, tăng 60% so với giai đoạn đầu tháng 4.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã thay đổi toàn bộ bức tranh kinh tế vĩ mô, phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế 2020. Trong quý 1 vừa qua, tăng trưởng GDP Việt Nam chỉ đạt 3,82%, thấp nhất trong 10 năm. Không những vậy, quý 2 được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn hơn trong bối cảnh toàn quốc thực hiện "giãn cách xã hội".
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế bởi dịch bệnh, Chính phủ đang có những hành động quyết liệt để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Trong năm 2018 - 2019, tiến độ giải ngân đầu tư công khá chậm trễ khiến tồn dư ngân sách chuyển sang năm 2020 lên tới hơn 225 nghìn tỷ đồng. Cùng với kế hoạch giải ngân năm 2020 là 470 nghìn tỷ đồng, chi ngân sách đầu tư công nếu đạt kế hoạch sẽ là động lực lớn cho nền kinh tế để có thể hồi phục đi lên theo hình chữ V theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trong kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công, cao tốc Bắc - Nam được coi là dự án trọng điểm của Chính phủ. Thủ tướng đã chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư tại 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Như vậy, toàn bộ 11 dự án thành phần tại cao tốc Bắc Nam, với tổng vốn đầu tư 112 nghìn tỷ đồng, sẽ được chuyển sang hình thức đầu tư công.
Các dự án đầu tư công trọng điểm (Nguồn: Agriseco)
Tương tự, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng sẽ được chuyển đổi sang hình thức đầu tư công và được áp dụng với cơ chế tương tự như các dự án tại cao tốc Bắc-Nam. Với việc chuyển đổi hình thức đầu tư, Chính phủ muốn đưa các dự án trên khởi công ngay trong quý 3/2020.
Việc đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm cao tốc Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn việc dồi dào cho các doanh nghiệp nhựa đường sau nhiều năm gặp khó khăn bởi ảnh hưởng từ tiến độ đầu tư công của Chính phủ.
Tổng công ty hóa dầu Petrolimex (Mã CK: PLC) là doanh nghiệp chiếm khoảng 30% thị phần nhựa đường tại Việt Nam. Trong cơ cấu hoạt động, mảng nhựa đường chiếm từ 30 đến 55% doanh thu PLC, tùy vào tiến độ đầu tư công của Chính phủ.
Giai đoạn 2009 - 2010 cùng với 2014 - 2015, doanh thu mảng nhựa đường PLC tăng lên khá mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu (lần lượt 40% và 50%) nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau đó, đặc biệt từ 2016 - 2019, doanh thu mảng nhựa đường đã sụt giảm mạnh khi các dự án đầu tư công chậm giải ngân và điều này ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả kinh doanh PLC. Trong năm 2019, PLC chỉ đạt 145 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, con số thấp nhất trong hơn 10 năm qua.
Doanh thu nhựa đường PLC tăng mạnh khi Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công
Tuy vậy, trong thời gian tới mảng kinh doanh nhựa đường của PLC được dự báo sẽ có nhiều cải thiện. Theo CTCK BSC, trong giai đoạn 2020 - 2025, tiến độ giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, các dự án về đường xá như dự án đường cao tốc Bắc Nam sẽ được đẩy nhanh tiến độ, từ đó giúp tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ về nhựa đường. Thêm vào đó, giá bán nhựa đường hiện nay giảm mạnh so với năm 2019 do ảnh hưởng từ giá dầu giúp hỗ trợ cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp.
BSC cho rằng mặc dù năm nay không kỳ vọng nhiều từ tăng trưởng sản lượng nhựa đường của PLC (tăng 10% so với năm trước) do việc chậm trễ giải ngân trong nửa đầu năm 2020, nhưng BSC kỳ vọng tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nhựa đường năm tới của PLC sẽ ở mức 30%.
Trên sàn chứng khoán, kỳ vọng hoạt động kinh doanh khởi sắc nhờ hưởng lợi "sóng" đầu tư công đã giúp cổ phiếu PLC tăng phi mã trong thời gian gần đây dù lợi nhuận quý 1 giảm hơn 50%. Kết thúc phiên giao dịch 18/5, cổ phiếu PLC đạt 17.500 đồng/cp, tăng 60% so với giai đoạn đầu tháng 4.
Biến động cổ phiếu PLC thời gian gần đây
Gelex phát đi thông điệp rút lui khỏi mảng logistics Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex - Mã chứng khoán: GEX - sàn HOSE) thông qua việc thoái vốn trong mảng vận hành logistics bằng hình thức bán toàn bộ phần vốn góp của GEX tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics (Gelex Logistics). Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến sẽ tiến hành thoái vốn trong khoảng thời...