Người lật tẩy nạn quấy rối tình dục ở Thung lũng Silicon
Nổi tiếng bởi sự giàu có, những ý tưởng dẫn đầu trào lưu công nghệ, Thung lũng Silicon còn có những góc khuất chưa được kể ra.
Susan Fowler, người vạch trần scandal quấy rối tình ái tại Uber, thực sự đã viết nên câu chuyện thần thoại tại Thung lũng Silicon. Năm 2017, Fowler đăng một bài trên blog cá nhân về việc suốt hơn một năm làm việc, cô chứng kiến tỷ lệ phụ nữ ở công ty từ 25% giảm xuống còn dưới 6%.
Trong bài blog, cô cho biết mình bị đối xử thậm tệ, bị quản lý gạ gẫm quan hệ nhưng lại bị phạt vì việc đó. Bài viết còn đề cập việc Fowler bị một quản lý khác ngăn không cho chuyển đi, thậm chí đánh giá cô hiệu suất kém chỉ vì có phụ nữ khác trong nhóm chấp nhận lạm dụng tình ái .
Bê bối tình ái khiến Travis Kalanick bán hết cổ phiếu và rời Hội đồng Quản trị công ty mà ông chung tay lập nên cách đây 10 năm
Đằng sau thiên đường công nghệ
Bài đăng của Fowler nhanh chóng lan truyền. Tuy vậy, Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick cho rằng những thứ mà Fowler viết là “ghê tởm và chống lại những gì Uber cho phép và tin tưởng”.
Nhưng sau hàng loạt bê bối được công khai, bao gồm video Travis cãi nhau với tài xế Uber, ông rốt cuộc buộc phải ký đơn từ chức.
Sau khi đăng bài viết, tài khoản mạng xã hội của cô liên tục bị tấn công, bản thân Fowler bị thám tử tư theo dõi. Nhưng theo cô, phụ nữ trẻ hoàn toàn có thể làm chủ số phận và đứng lên chống lại bất công, “dù điều đó có khiến ta sợ hãi”, cô nói.
Bài viết của Fowler nhanh chóng trở thành tâm điểm và dĩ nhiên, cuộc sống của cô cũng bị đảo lộn. Cả bản thân Fowler, bạn bè và gia đình cô ngay lập tức trở thành mục tiêu theo dõi và điều tra. Sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát đến mức cô phải thuê vệ sĩ đến bảo vệ mình.
Video đang HOT
Thung lũng Silicon vốn được định hình bằng hệ thống khai thác nhân lực khổng lồ, ít điều tiết giám sát và dĩ nhiên là vô cùng giàu có. Thế giới đầy quyền lực đó đã tạo ra việc làm cho rất nhiều người, chi phối cuộc sống họ và không một ai, kể cả Fowler có thể lập tức thay đổi.
Susan Fowler hiện là biên tập viên cho tờ The New York Times.
“Tại Silicon Valley, phụ nữ phải làm rất nhiều việc nhưng lại bị trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp nam”, Fowler nói.
“Tôi đến làm việc tại Uber vì khi đó, 25% kỹ sư tại đây là phụ nữ, tỷ lệ cao nhất Thung lũng Silicon đã cho tôi hy vọng rằng văn hóa công ty sẽ phù hợp hơn tất thảy những nơi từng làm. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu làm việc, tôi đã bị chính quản lý của mình gạ gẫm”.
Đầy rẫy những nguy cơ
“Khi tôi báo cáo vụ việc, phòng Nhân sự cho rằng vì đây là lần đầu tiên phạm tội, người quản lý đó sẽ không bị kỷ luật. Thay vào đó, tôi có quyền chọn: Một là ở lại trong nhóm và bị đánh giá hiệu suất kém, hai là chuyển sang các nhóm khác trong công ty”.
Fowler chọn cách thứ hai. Nhưng ở Uber, phân biệt giới tính và nạn quấy rối không chỉ dừng lại ở một người. Cũng như Fowler, nhiều phụ nữ khác trong công ty đã chọn cách nghỉ việc.
Những cuộc biểu tình tại Thung lũng Silicon không phải là điều hiếm hoi
“Phụ nữ tại đây phải làm việc hàng giờ liền, dưới nguy cơ bị công kích và quấy rối tình ái mà không được bảo vệ. Năm 2018, hơn 20.000 nhân viên Google đình công vài giờ, do một phần mức đãi ngộ cho những giám đốc điều hành bị buộc tội quấy rối tình ái quá cao”, Fowler cho biết.
Theo The Nation, nếu không có bài đăng của Fowler, bê bối ở Uber sẽ mãi là phần chìm của tảng băng trôi. “Không ai có ý định phanh phui hay thay đổi chúng, dù hầu như mọi người trong công ty, thậm chí nhà đầu tư đều biết về chuyện đó”.
“Các nhân viên cấp thấp ở những công ty này hầu như đều không có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi chính mình. Họ bị che giấu những quyền hạn mà mình vốn có thể sở hữu, bị phân biệt và công kích, nhưng tuyệt nhiên không có đến một sự hỗ trợ hay giúp đỡ nào từ phía bộ phận lãnh đạo. Ai đó như Kalanick hoàn toàn có khả năng trở thành ông chủ ở bất kỳ công ty nào tại Thung lũng Silicon”, cô nói.
Làn sóng thất nghiệp ở thung lũng Silicon
Hàng triệu người, từ lao động phổ thông đến kỹ sư công nghệ, phải dọn đồ khỏi công ty, bỏ lại thung lũng Silicon với những hoài bão dang dở.
Tháng 5 năm ngoái, Zhang Wei quyết định nghỉ việc ở một công ty công nghệ lớn tại Đài Loan để đầu quân cho Airbnb. Đường đến thung lũng Silicon của chàng kỹ sư trẻ gốc Á được dệt lên bởi những câu chuyện tuyệt đẹp với nhiều hoài bão. Tròn một năm mặn nồng với giấc mơ Mỹ, Zhang Wei không thể ngờ: Ngày mai sẽ là ngày cuối cùng của anh ở Airbnb.
"Ở đây có nhiều kỹ sư Trung Quốc, môi trường làm việc hấp dẫn, lương cũng rất tốt, theo kế hoạch năm nay công ty sẽ IPO. Tôi nghĩ mình sẽ ở đây ít nhất vài năm", Zhang nhớ về những lý tưởng ngày đầu anh gia nhập Airbnb.
Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nơi phải đóng cửa, ngành du lịch bị đóng băng khiến Airbnb phải cắt giảm dần nhân sự. Trong email gửi Zhang Wei và gần 2.000 người khác, CEO của Airbnb, Brian Chesky thẳng thắn viết: "Có một số tin rất buồn, tôi xin xác nhận rằng chúng ta cần phải giảm quy mô lực lượng lao động Airbnb". Chesky sau đó đưa ra cho nhân viên các nội dung minh bạch và thông tin chi tiết, để mọi người có thể hình dung chính xác về những khó khăn mà công ty đang gặp phải.
Airbnb buộc cắt giảm 1/4 nhân sự vì Covid-19. Ảnh: Andre M Chang.
Mặc dù buộc rời đi, Zhang Wei không phàn nàn nhiều. "Mọi người đều biết là do dịch bệnh. Không chỉ kế hoạch IPO 'bốc hơi' mà hoạt động kinh doanh của công ty năm nay cũng thâm hụt nghiêm trọng. Cắt giảm là điều không thể tránh khỏi". Zhang được công ty hỗ trợ thêm 4 tháng lương kèm gói hỗ trợ của bảo hiểm y tế.
Nói về dự định sau khi rời khỏi Airbnb, Zhang Wei thở dài và nói, "dường như cả thung lũng Silicon đang trải qua một đợt sa thải khủng khiếp. Nếu có công ty nào đang tuyển dụng, chắc hẳn là Amazon hoặc Facebook. Tôi cũng không biết khi nào dịch bệnh qua đi. Tôi mới có một năm ở Silicon, không dễ để bắt đầu lại", Zhang Wei bỏ lửng câu chuyện và dường như không còn tâm trạng để tiếp tục nói về nội dung này.
Trong vòng một tuần, ba đại gia ở thung lũng Silicon - Uber, Lyft và Airbnb - lần lượt tuyên bố kế hoạch sa thải nhân sự. Bắt đầu từ 29/4, Lyft tuyên bố dừng hợp đồng với 900 người, gần 300 nhân viên khác được cho nghỉ phép tạm thời. Đến ngày 5/5, Airbnb thông báo cắt giảm 25% nhân sự. Một ngày sau đó, Uber quyết định sa thải 3.700 nhân viên trên khắp thế giới.
Wang Li, nhân viên của Uber, may mắn hơn Zhang Wei, vì cô không nằm trong số phải nghỉ việc. Tuy nhiên, cô không thấy vui vẻ gì. "Chủ yếu nhân sự ở phòng tuyển dụng và dịch vụ khách hàng bị cắt giảm. Nó không liên quan đến chúng tôi, nhưng chẳng ai biết bao giờ dịch bệnh kết thúc và bao giờ thì đến lượt mình".
Cho dù lệnh phong toả được nới lỏng, cuộc sống hậu Covid-19 cũng sẽ khác đi rất nhiều, buộc các công ty khởi nghiệp phải thích ứng để tồn tại.
Trong thông điệp gửi đi, các CEO công nghệ ở thung lũng Silicon đều miêu tả cuộc khủng hoảng như cơn ác mộng tồi tệ, không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào họ từng trải qua. Đồng sáng lập Airbnb, Brian Chesky nói: "Chúng tôi không biết bao giờ thị trường du lịch mới phục hồi. Ngay cả khi phục hồi, tình hình sẽ khác xưa rất nhiều". Giám đốc điều hành của Lyft Green bi quan nói: "Ngay khi lệnh giãn cách được nơi lỏng, việc hạn chế đi lại bị huỷ bỏ, xã hội hoạt động trở lại thì hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng sẽ khác. Họ sẽ cắt giảm chi tiêu". Ảnh hưởng hậu Covid-19 cũng kinh hoàng không kém khi dịch bệnh bùng phát. Đây là lý do khiến làn sóng sa thải ở thung lũng Silicon diễn ra ồ ạt, các công ty khởi nghiệp buộc phải co cụm để có thể tồn tại trong lúc chờ thị trường hồi phục.
M Rangaswami, nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân nổi tiếng trong giới khởi nghiệp tại Mỹ, dự đoán trong tháng tới sẽ có thêm nhiều người bị mất việc. Đây là thời điểm tồi tệ. Điều này chưa từng xảy ra kể cả khi kinh tế rơi vào mức tồi tệ nhất vào những năm 2000 hay 2007, 2008.
Không chỉ Airbnb, Uber hay Lyft, nhiều công ty công nghệ khác ở Thung lũng Silicon đang liên tục thông báo thua lỗ và phải cắt giảm nhân sự. Theo Layoffs.fyi, trang web chuyên theo dõi sa thải của Thung lũng Silicon, cho biết: Khoảng 375 công ty khởi nghiệp đã giảm hơn 42.000 nhân viên kể từ ngày 11/3. Một số công ty quen thuộc như TripAdvisor đã cho nghỉ 1.100 người, Kayak (400 người), Expedia (3.000 người), Groupon (2.800 người), Yelp (1.000 người), GoPro (200 người)...
Ngay cả những gã khổng lồ công nghệ với nguồn tài chính dồi dào như Netflix, Google, SAP, Slack, Apple, Microsoft... thì hoạt động tuyển dụng của họ cũng tạm thời đóng băng hoặc cắt giảm một phần so với dự tính.
Amazon, Google, Facebook dường như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có nhu cầu tuyển dụng lớn, những kỹ sư về AI và điện toán đám mây có rất nhiều cơ hội trong đại dịch.
Có vẻ Facebook, Amazon là hai công ty công nghệ duy nhất vẫn tuyển dụng trong mùa dịch. Facebook nói họ sẽ tuyển thêm khoảng 10.000 nhân viên trên toàn cầu vào cuối năm nay, chủ yếu bổ sung cho nhóm sản phẩm và kỹ thuật. Amazon dự định tuyển thêm 20.000 kiến trúc sư công nghệ bên cạnh nhân viên nhà kho.
Một số vị trí kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực điện toán đám mây, AI hầu như không bị ảnh hưởng. ServiceNow, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ở Thung lũng Silicon gần đây còn có kế hoạch mở rộng 1.000 người.
Đây là lý do tại sao Thung lũng Silicon cần 'lạc đà', chứ không phải 'kỳ lân' công nghệ Bởi chỉ có những con 'lạc đà' mới có thể sống sót qua cơn khủng hoảng từ một đại dịch toàn cầu. Từ lâu trong giới công nghệ, khái niệm kì lân (Unicorn) được dùng để chỉ các Startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) được định giá từ 1 tỉ USD trở lên. Còn 'lạc đà' là một khái niệm mới, ban đầu được...