Người “lái đò” giàu lòng trắc ẩn
Giúp nhiều “học trò” ngộ ra và hướng thiện, điều mà cô Phương tâm niệm là phải có cái tâm sáng, sự cảm thông và tính kiên nhẫn…
Vô tư xách “hàng trắng”!
“Điểm mặt” bị can người dân tộc khiến cô Phương muộn phiền nhất là Lường Thị Thuận, người Mông, SN 1974, trú tại xã Chiềng Khoa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Thuận bị bắt tại khu vực bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội, vào chiều 17/8/2012, khi cùng Lâm Văn Quế, SN 1978 và Hoàng Văn Báo, SN 1986, trú tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn “đánh” 12 bánh heroin, 195 viên ma túy tổng hợp.
Hơn 2 tháng bị tạm giam, không có ai gửi quà thăm nom khiến Thuận thêm sốt ruột. Như lời Thượng úy Phương, đời Thuận lận đận khi lấy phải người chồng đoản mệnh. Năm 2006, người đàn bà này tái hôn.
Thượng úy Phương chia sẻ về chuyện nghề
Ai cũng bảo Thuận “đào hoa” vì “lần đò” thứ 2 vẫn lấy được trai tân. Chồng mới yêu thương, đối xử tốt nên Thuận lấy làm yên lòng. Nhưng từ lúc Thuận bị tạm giam ở Trại tạm giam số 1 thì đứt luôn tin tức về chồng. Vào trại, nghe chị em cùng buồng nói, “xách” ngần ấy ma túy thì “hết đời”, Thuận hoảng sợ, chẳng thiết ăn uống. Để mắt tới Thuận, nữ quản giáo thấy rõ sự tuyệt vọng trên khuôn mặt đậm vẻ chất phác của bị can này.
Sợ “học trò” làm liều, cô Phương đã cắt cử 2 bị can khác “kèm” Thuận. Biết Thuận có 5 người con cả chung và riêng, Thượng úy Phương an ủi rằng, có thể vì bận chăm các con nên chồng Thuận chưa thu xếp xuống gửi quà cho vợ được. Nghe cô khuyên giải, Thuận vơi căng thẳng. Người phụ nữ này đã xốc lại tinh thần vì nghĩ tới các con nheo nhóc. Thuận nói, người ta thuê vận chuyển ma túy về Hà Nội được trả 10 triệu đồng, Thuận gật đầu đánh rụp. Món tiền lớn ấy sẽ giúp cả nhà 7 miệng ăn thoát khỏi những bữa cơm chỉ có sắn, ngô. “Lúc mang hàng về Hà Nội, em không biết tội vận chuyển ma túy lại nặng vậy” – Thuận nói với cô Phương. Được nữ quản giáo phân tích tình tiết giảm nhẹ, Thuận ngộ ra và tích cực khai báo.
“Học trò” sắc sảo nhưng yếu đuối…
Lê Thị Kim Oanh, SN 1966, trú tại phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội, GĐ một Cty chuyên môi giới bất động sản, được liệt vào dạng sắc sảo nhất phòng. Nhưng cũng như Thuận, từ khi bị tạm giam đến nay, chưa một lần Oanh được chồng gửi quà tiếp tế. Điều này khiến Oanh rầu rĩ. Oanh kể, chồng làm ở Sân bay Nội Bài, kinh tế gia đình khấm khá. Vợ chồng Oanh yêu thương nhau cùng chăm sóc 2 đứa con nhỏ. Vậy mà, giờ ra nông nỗi này.
Video đang HOT
Theo lời khai ban đầu, Oanh lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 60 tỷ đồng. Bị can này sa lưới vì qua mặt những người có nhu cầu mua đất dự án khu đô thị Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tháng 3/2010, Oanh nhận 2,6 tỷ đồng tiền đặt cọc của bà Phương, trú tại huyện Từ Liêm, Hà Nội, môi giới mua 4 lô đất liền kề tại khu đô thị mới Vân Canh do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư với giá 20 triệu đồng/m2.
Nhưng thấy Oanh chỉ hứa suông nên bà Phương đã “vạch mặt” Oanh với CQCA. Phía HUD cho hay, các lô đất liền kề Oanh nhận tiền đặt cọc của bà Phương chưa rao bán. HUD không có quan hệ giao dịch và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với Oanh. Nhưng một số bị hại cho rằng, chồng của Oanh, ông H, có quan hệ với một số “chóp bu” của HUD1 và được HUD1 gửi thông báo chấp thuận cho mua đất tại liền kề 42 Vân Canh.
Chồng Oanh đứng lên nhận tiền đặt cọc của người quen với số tiền lên đến gần 8 tỷ đồng. Một số bị hại khác còn cho biết, khi đưa tiền đặt cọc cho ông H, nhiều người còn cẩn thận gọi điện cho lãnh đạo HUD1 để hỏi và được xác nhận là ông H có suất mua đất tại vị trí trên nên họ rất yên tâm. Oanh khá nổi tiếng trong giới bất động sản Hà Nội vì có rất nhiều nhà đất và kết nối được rất nhiều hợp đồng mua bán bất động sản trực tiếp giữa người mua với chủ đầu tư. Nổi tiếng là Oanh “đất” nhưng ngôi nhà vợ chồng tá túc tại 163 Xã Đàn đã “bị hóa”, còn chiếc xe ô tô họ sử dụng chỉ là xe đi thuê.
Thượng úy Phương cho hay, lừa món tiền khổng lồ nhưng giờ Oanh chẳng còn một xu vì lấy tiền của người này trả cho người khác. Trắng tay, vướng vòng lao lý Oanh tuyệt vọng, nhưng khi cô Phương nhắc tới 2 con (6 và 9 tuổi) thì Oanh đã nghĩ lại, không suy nghĩ tiêu cực nữa.
Hoàn lương!
Trong số các học trò của mình, cô Phương ấn tượng nhất là Nguyễn Thị Hữu, SN 1964, trú tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Hữu là phận “hồng nhan” bạc phận. Người đàn bà có nhan sắc này sớm góa bụa nhưng sau đó tìm được hạnh phúc cùng anh V.
Những năm 2007, 2008, khi dịch vụ karaoke hái ra tiền, vợ chồng Hữu thuê địa điểm, mở quán ở gần nhà. Nhưng vài năm sau, chuyện làm ăn không “xuôi chèo mát mái”, Hữu đổi hướng sang cà phê rồi kiêm cả dịch vụ “tươi mát”. Bà chủ tuyển 2 nhân viên nữ trẻ, đẹp phục vụ nên quán cà phê trá hình luôn đông vui. Nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì bị CQCA “đột kích”, bắt quả tang nữ nhân viên bán dâm cho khách.
Hữu bị bắt rồi bị TAND huyện Từ Liêm tuyên 30 tháng tù về tội “Chứa mại dâm” vào năm 2009. Cải tạo tại Trại tạm giam số 1, ngày 2/9/2011, Hữu được đặc xá, tha tù. Suốt thời gian ở trong trại, cô Phương đã ở bên động viên, chia sẻ. Sự giúp đỡ của nữ quản giáo đã giúp Hữu thay đổi. “Em xoay nghề gì cũng ra tiền sao lúc ấy lại tính quẩn thế” – Hữu chia sẻ với nữ Thượng úy. Từ khi rời trại, tháng nào Hữu cũng ghé thăm nhà cô Phương. Giờ người phụ nữ này cùng chồng kinh doanh hàng ăn, kinh tế khấm khá 2 người con cũng trưởng thành. Day dứt về một thời lẫm lỡ của mình, giờ Hữu luôn hướng thiện. Người phụ nữ này được nhiều người biết đến vì làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Tâm huyết với sự nghiệp “lái đò”!
Dày dặn kinh nghiệm là thế nhưng năm nay, Thượng úy Kiều Thị Thu Phương mới ngoài 30 tuổi. Được hỏi, quản giáo nam đã vất, với nữ càng nhọc nhằn hơn sao chị vẫn chọn nghề này, chị đáp: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”.
Lời của Thượng úy cũng chính là tâm huyết, tình yêu bấy lâu chị dành cho nghề. Chị Phương kể, năm 1997, chị tốt nghiệp Khoa trại giam của trường Trung cấp cảnh sát và công tác tại Trại giam Thanh Xuân. Cũng là quản giáo nhưng thời kỳ đó, công việc của chị “êm ả” hơn nhiều vì các bị can đã xác định rõ ràng về số phận, người quản giáo chỉ hướng thiện cho họ. Nay, khi chuyển công tác về Trại tạm giam số 1, đối tượng mà chị Phương quản lý, giáo dục là bị can nữ. Họ đang trong quá trình điều tra nên tâm lý bất ổn, dễ manh động. Với “học trò” này thì vất hơn nhiều, phải sâu sát để nắm rõ nhân thân và cả tâm lý từng người để khuyên giải.
Thấu hiểu họ, nữ quản giáo nói, bị can là những người lầm lỡ nhưng không phải họ đều xấu. Nhiều người bị xô vào vòng lao lý cũng vì hoàn cảnh trớ trêu. Điều chị Phương quan tâm nhất là để họ nhận ra sai lầm và có thể làm lại cuộc đời, cần lắm sự tha thứ, rộng lượng của những người xung quanh. Nói về nữ bị can, “cô giáo” Phương cho hay, họ yếu đuối nhưng cũng “lắm chiêu” gây nhiễu cán bộ. Nhưng với mỗi “đầu gấu”, nữ quản giáo lại có cách “chuyển bại thành thắng”. Chị “đánh” vào tâm lý người mẹ, người vợ để thuyết phục, khuyên giải họ.
Nhắc tới chuyện của mình, chị Phương tâm sự, mình rèn được những “học trò” tốt, hướng thiện là do Ban Giám thị Trại tạm giam số 1 quan tâm chỉ đạo, phần vì có “hậu phương” vững chắc. Chồng của chị Phương cũng là cán bộ quản giáo nên hai người rất “tâm đầu ý hợp”. Hiểu công việc của vợ, anh càng thương vợ phải trực đêm dịp lễ, Tết lúc nào cũng bận bịu.
Chia sẻ về dự định tương lai, chị Phương phấn khởi “phô”, chị được Ban Giám thị Trại tin tưởng giao trọng trách quản lý Đội Bệnh xá (đội sẽ được thành lập trong thời gian tới). Sự tín nhiệm này là động lực mạnh mẽ thôi thúc chị phải phấn đấu hơn nữa trong công việc. Không chỉ xuất sắc trong chuyên môn, Thượng úy Phương còn là 1 trong 2 tay súng nữ “thiện xạ” của Trại tham gia vào các giải thi bắn súng quân dụng của ngành CA TP Hà Nội. Hơn 10 năm qua, năm nào chị cũng đạt Chiến sĩ thi đua tiên tiến, được nhận Giấy khen của Giám đốc Công an TP Hà Nội.
Gặp gỡ Thượng úy Phương, tôi hiểu vì sao chị được các “học trò” quý mến ngay cả khi họ đã rời trại. Cái tâm sáng, sự thông cảm và tính kiên nhẫn đã giúp chị đến gần hơn với những “học trò” của mình, giúp họ hướng thiện, làm cho cuộc đời này tươi sáng hơn.
Theo 24h
Vào căn buồng "hạnh phúc" trong trại giam
Chuyện đi tù, nhưng vẫn được ngủ với vợ "đều đều" chẳng phải là chuyện gì mới mẻ. Thế nhưng để có được "ân huệ" ấy, đòi hỏi phạm nhân phải nỗ lực cải tạo không ngừng và một lòng hướng thiện.
Phạm Minh Sơn kiểm tra lại khẩu phần bữa sáng cho các phạm nhân
Một lần "trót dại"...
Trong số những phạm nhân mà chúng tôi gặp ở Trại giam Hồng Ca lần này, Phạm Minh Sơn (SN 1968), đến từ phường Tân Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu quả là một phạm nhân cực kỳ "may mắn". Ngày 19-12- 2008, Sơn bị TAND tỉnh Lai Châu kết án 15 năm tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy". Cùng phải nhận những hình phạt đích đáng hơn trong vụ án với Sơn còn có Bùi Sĩ Tiến, Lò Văn Nghiên (cùng trú ở Điện Biên), hiện đang phải chấp hành 17 năm và 16 năm tù ở những trại giam khác.
Được cán bộ trại giam "cử" ra gặp chúng tôi, Phạm Minh Sơn không cần phải có người dẫn giải. Hiện, ông chủ vật liệu xây dựng ở một mỏ than Lai Châu thuở nào đã được đi lại, cải tạo khá thoải mái trong khuôn viên trại. Sơn có "tướng hộ pháp", nhưng khuôn mặt thì khá hiền lành, chân chất. Những ngày tháng bôn ba trước đây cộng thêm gần 4 năm ở tù khiến anh ta có vẻ bề ngoài, cử chỉ điềm tĩnh hơn hẳn những phạm nhân khác. Có thể nói, con đường đưa đẩy Sơn từ một công dân tự do ở Lai Châu đến trại tù tại Yên Bái này xem ra có vẻ rất "hoang đường"... Năm 2008, công việc kinh doanh vật liệu xây dựng tại khu vực một mỏ than "thổ phỉ" ở Lai Châu của Sơn khá phát đạt. Nhờ các mối quan hệ làm ăn này, Sơn có thêm rất nhiều bạn. Trong số ấy, có Lý Thị Hương là vợ của một người cùng làm ăn với Sơn. Biết ông chủ vật liệu xây dựng đi lại nhiều, quan hệ rộng nên tháng 4 năm đó, người phụ nữ này nhờ Sơn hỏi mua hộ 1 bánh heroin. Nể vợ bạn, lại chắc mẩm sau phi vụ, kiểu gì cũng có được vài đồng "lót tay" nên Sơn không nỡ chối từ.
Ngay sau đó, Sơn liên lạc với Bùi Sĩ Tiến ở xã Sam Mứn, TP Điện Biên, tỉnh Điện Biên "đặt hàng". Trưa 3-4-2008, Hương dẫn theo người đàn ông tên Thanh (quê Nam Định) đến chỗ Sơn giới thiệu chính anh này đang cần mua "hàng trắng". Được Sơn thông báo cho biết "căn cước" của đối tác, ngay hôm sau, Tiến rủ Nghiên mang theo kiếm áp tải "hàng" xuống Lai Châu. Sau khi được Sơn "khớp nối" cho hai bên gặp nhau, thống nhất giá cả và địa điểm giao hàng, 3h ngày 5-4-2008, Tiến và Nghiên đánh ô tô đến một nhà nghỉ ở TP Lai Châu để giao dịch thì bị công an ập vào bắt quả tang. Ngay sau khi đầu nậu buôn "hàng trắng" bị tóm, Sơn hốt hoảng ra đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.
2 cô gái dân tộc Mông vừa được thăm chồng tại Trại Hồng Ca
Quan trọng là sám hối
Nói về gia cảnh của mình, Sơn bảo nhà có 4 anh chị em thì chỉ có anh ta là "vất vưởng" nhất vì không chịu học hành đến nơi, đến chốn. Các anh chị em của Sơn thì đều phương trưởng cả và hiện đang công tác tại các cơ quan Nhà nước ở Lai Châu. Cách đây 19 năm, Sơn lấy vợ. Vợ Sơn quê tận Thanh Hóa tình nguyện lên vùng cao làm cô giáo tiểu học. Nhắc đến vợ con, gương mặt ông chủ vật liệu xây dựng thuở nào bỗng "giãn" hẳn ra. "Cô ấy vừa xinh đẹp vừa nết na và hết mức yêu thương chồng con" - Sơn khen vợ mà thầm gửi gắm nỗi niềm biết ơn.
Trong lòng Sơn, ở tù anh ta khổ một thì người vợ ở nhà khổ mười. Ngay sau khi Sơn "dính" án ma túy, xóm giềng, đồng nghiệp gần như "tẩy chay" vợ anh ta. Vợ Sơn bị suy sụp trong một thời gian dài, cho đến tận sau này chồng đến thụ án ở Trại Hồng Ca, những lá thư chị gửi Sơn vẫn thấm đẫm nước mắt. Thế nhưng nhờ sự kiên cường, sự tận tụy trong công tác và nhất là một lòng yêu thương chồng con nên cô giáo tiểu học gốc Thanh Hóa dần lấy lại được thăng bằng cũng như sự tin yêu của mọi người. Sau ít ngày phải học tập pháp luật, nội quy, quy chế, giáo dục công dân, Sơn được "biên chế" về Đội 12, K1 của trại. Công việc hàng ngày của Sơn cùng 44 phạm nhân khác trong đội là đảm bảo cơm nước, hậu cần cho gần 2000 phạm nhân toàn trại. Dù những ngày ở nhà chẳng khi nào Sơn chịu vào bếp nấu cho vợ con nồi cơm, bát canh, song ở trại Sơn lại tỏ ra rất "đảm đang". Nhận thấy Sơn có tố chất "bếp trưởng" nên tháng 9-2009, anh ta được Ban giám thị trại "cất nhắc" lên chức Đội trưởng Đội hậu cần phạm nhân.
Một lòng sám hối, Sơn luôn "giành" những việc khó, việc khổ về mình. Những lúc rảnh rỗi, anh ta còn không ngừng động viên, an ủi các phạm nhân khác, nhất là những phạm nhân phải thụ án dài. Chiều 22-6-2010, Sơn đang "đánh vật" với mấy thùng bột mì, chuẩn bị làm bánh cho bữa sáng hôm sau của các phạm nhân thì bất ngờ nhận được thông báo từ ngoài cổng vào "có vợ đến thăm". Sơn chạy như bay tới nhà thăm gặp để ôm chầm lấy vợ. Nhưng niềm vui đâu đã dừng ở đó, Sơn tiếp tục nhận thêm thông tin anh ta được Ban giám thị cho phép "sở hữu" căn buồng hạnh phúc với vợ trong vòng 24 giờ.
Nhớ lại cái cảm xúc ấy, Sơn hồ hởi: "Thật không có gì vui sướng bằng. Lúc ấy cả tôi và vợ đều ôm nhau khóc rưng rức, nhưng đó là những giọt nước mắt đong đầy hành phúc, tủi hờn"! Sơn bảo những phạm nhân được hưởng như anh ta trong thời gian qua chẳng mấy. Bởi để được Ban giám thị trại chấp thuận nguyện vọng này, ngoài việc cải tạo, phấn đấu thật tốt thì còn phải trải qua rất nhiều khâu xét duyệt. Và quan trọng nhất là phạm nhân ấy phải gây dựng được niềm tin với cán bộ, chiến sĩ ở trại. Vì rằng trong khoảng thời gian "hạnh phúc" kia, mấy ai dám chắc phạm nhân không có những hành động gây nguy hại tới công tác quản lý giáo dục ở trại, thậm chí là "đào tẩu".
Cũng theo lời Sơn, ngày 21-7 vừa qua, anh ta lại thêm một lần nữa được ở bên vợ trong vòng 24 giờ. Với Sơn hay bất kỳ một phạm nhân nào khác khoảng thời gian ngắn ngủi ấy thật vô cùng quý giá. Nó không chỉ giúp một mảnh đời lầm lạc có được cảm giác yêu thương, tha thứ, đợi chờ từ phía gia đình, cộng đồng và tính nhân văn, nhân đạo của chế độ mà hơn thế nó còn là cái để mỗi phạm nhân ngẫm ngợi về cuộc sống tự do. Trước khi trở lại với cái "xó bếp" của mình, Sơn đã mạnh dạn bày tỏ chiêm nghiệm với chúng tôi: "Ở đời có mấy ai không mắc phải lỗi lầm. Điều quan trọng là phải biết sám hối và sám hối sẽ chẳng bao giờ là muộn cả"!
Theo Dantri
Chuyện "ông Bụt" ở trại giam xứ trầm 20 năm làm quản giáo trong Trại giam A2 (đóng tại tỉnh Khánh Hòa, thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an), Trung tá Võ Viết Hiền (SN 1963) luôn nhìn thấy phần "người" trong từng phạm nhân để cảm hóa họ. Anh được gọi bằng một cái tên trìu mến "ông bụt Hiền". Trung tá - quản giáo Võ Viết Hiền. Sẻ chia...