Người không phận sự tuyệt đối không cho tiếp cận các điểm thi
Đó là một trong những yêu cầu ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT đưa ra trong chiều ngày 24/6 khi dẫn đầu đoàn công tác của Bộ về kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia tại Nam Định.
Ông Mai Văn Trinh phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo với đoàn kiểm tra của Bộ, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cho biết, đến nay tỉnh này đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng cho kỳ thi.
Trong đó, tỉnh đã bố trí gần 2.000 cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thi (bao gồm các cán bộ đến từ 3 trường đại học phối hợp với tỉnh tổ chức thi). Tất cả các phòng bảo quản đề thi, bài thi tại các điểm thi; phòng chấm thi, lưu bài thi tự luận và trắc nghiệm đều được lắp camera giám sát 24/24; bố trí công an thường trực.
Trước đó, Công an tỉnh cũng đã bố trí lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống gian lận thi, tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao cho các cán bộ coi thi…
Đánh giá cao công tác chuẩn bị của tỉnh Nam Định, ông Mai Văn Trinh đề nghị Ban Chỉ đạo thi của tỉnh cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, bám sát các điểm thi và các diễn biến để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Các cán bộ làm nhiệm vụ phải nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ, tránh để xảy ra sai sót; không được rời khu vực khu vực bảo quản đề thi, bài thi. Những trường hợp không phận sự tuyệt đối không cho tiếp cận các điểm thi.
Video đang HOT
Tỉnh cũng cần rà soát lại các điều kiện về ánh sáng, hệ thống quạt tại các phòng thi; có phương án đảm bảo nguồn điện liên tục; bố trí phòng chờ thi cho thí sinh. Tăng cường lực lượng, các phương án nhằm đảm bảo tốt các điều kiện về an ninh trật tự, giao thông…
“Cán bộ giáo viên tham gia chấm thi phải thực sự công tâm, khách quan, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định”, ông Trinh nhấn mạnh.
Duy Hưng
Theo daidoanket
Thêm hàng loạt biện pháp ngăn chặn gian lận thi cử
Từ 25 đến 27-6 cả nước sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia. Trước hàng loạt vụ gian lận bị phát hiện trong kỳ thi 2018, khâu tổ chức năm nay đang được siết chặt đến mức tối đa.
Khâu tổ chức kỳ thi năm nay được siết chặt tối đa
Theo dõi liên tục 24/24h
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát, công an trực 24/24h. Tại điểm thi, việc trực đêm ở phòng lưu trữ đề thi, bài thi do Phó trưởng điểm hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên của trường đại học, cao đẳng thực hiện. Quy trình phân công cán bộ coi thi, phát đề thi, chấm thi trắc nghiệm cũng có thay đổi so với năm 2018.
Ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh, điểm đặc biệt là năm nay phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử để ngăn ngừa việc can thiệp, gian lận. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được điều chỉnh để phát hiện gian lận, can thiệp. Mọi thao tác trên phần mềm này sẽ lưu lại toàn bộ dấu vết và chỉ người có trách nhiệm mới có thể truy cập. "Hiện nay các thiết bị công nghệ cao có thể được sử dụng để gian lận trong thi cử rất nhiều. Do đó, Bộ GD-ĐT sẽ không nương nhẹ cho bất kỳ gian lận nào. Trong chương trình tập huấn nghiệp vụ thi năm nay, ngành Giáo dục mời cả cơ quan an ninh của các tỉnh, thành phố cùng tham gia để giúp phòng ngừa, phát hiện gian lận thi cử bằng công nghệ cao, đồng thời giúp cán bộ coi thi có thể nhận dạng các thiết bị đó" - ông Mai Văn Trinh nói.
Tuy đã có nhiều điều chỉnh về kỹ thuật và quy trình, nhưng ông Mai Văn Trinh cho rằng điều này không có nghĩa kỳ thi sẽ tuyệt đối an toàn. "Vấn đề quyết định vẫn là con người, kỹ thuật phương tiện chỉ là hỗ trợ. Việc lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ phải cẩn thận và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ quy trình và trách nhiệm. Tập huấn kỹ càng cán bộ coi thi để đến trường thi, ai làm vị trí nào đều phải làm tốt" - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh.
Kiểm tra 100% các cụm thi toàn quốc
Thông tin từ Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia cho biết, để tránh chủ quan dẫn đến sai sót trong quá trình tổ chức thi, Bộ GD-ĐT đã thành lập các đoàn thanh kiểm tra trên khắp cả nước, đảm bảo tất cả các cụm thi đều được thanh tra hết sức kỹ lưỡng trước khi kỳ thi diễn ra. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, cán bộ, công chức, viên chức tham gia thanh tra, kiểm tra thi phải bảo đảm các điều kiện: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; Nắm vững quy chế thi và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi.
Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các trường đại học, các Sở GD-ĐT tổ chức thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại một số hội đồng thi, thanh tra trực tiếp công tác chấm thi tại các hội đồng thi. Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Sở và cơ sở giáo dục đại học tổ chức thanh tra, kiểm tra thi. Cán bộ, công chức, viên chức không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi khi có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột hoặc cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng) tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; Không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình tham dự.
Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức, không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi khi đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi. Đặc biệt, điểm mới trong hoạt động thanh tra năm nay là căn cứ tình hình thực tế địa phương để thành lập Tổ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Tổ giám sát này có thể gồm nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất 2 thành viên (trong đó ít nhất một người từ trường ĐH, CĐ) để tham gia giám sát hoạt động thanh tra thi tại tất cả điểm thi. Theo hướng dẫn này, các thanh tra phải thực hiện báo cáo nhanh và báo cáo hàng ngày. Khi phát hiện vi phạm, thành viên các đoàn thanh tra, kiểm tra lập biên bản ghi nhớ, kiến nghị, đồng thời báo cáo ngay cho trưởng đoàn thanh tra.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) thành lập và công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến kỳ thi từ ngày 3-6 đến hết 4-8-2019. Bộ GD-ĐT cũng công bố số điện thoại trực thanh tra thi: 024.36231285 và 0923.006.757 để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Những quy định thực hiện trong phòng thi
Khi vào phòng thi, phải tuân thủ các quy định như trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi và tuân thủ các quy định: Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình. Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề. Thí sinh không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm; chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ). Thí sinh phải bảo quản bài thi THPT quốc gia nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý...
Theo anninhthudo
Thí sinh vẫn được làm thủ tục và dự thi trước 7h00 sáng 25/6/2019 Cuối ngày 24/6, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 vừa có thông tin nhanh về ngày đầu tiên thí sinh làm thủ tục dự thi. Thí sinh xem danh sách phòng thi. Ảnh: Minh Thúy Theo thống kê của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019, tổng số thí sinh đăng kí dự thi là 887.104 thí sinh. Tổng số...