“Người khiếm thị có thể mất đi ánh nhìn nhưng không mất đi tầm nhìn”
Dù gánh chịu nhiều thiệt thòi từ số phận nhưng Vũ Thị Hải Anh luôn nhìn cuộc sống bằng trái tim yêu thương và lăng kính rực rỡ nhất, trong đó, mỗi cuốn sách là “đôi mắt sáng” để em lan tỏa thông điệp văn hóa đọc tới cộng đồng.
Chưa một lần nhìn thấy ánh sáng cuộc đời bởi căn bệnh khiếm thị bẩm sinh do di chứng chất độc da cam từ người bố, Vũ Thị Hải Anh, SN 2000, quê Nam Định, luôn đặt tâm thế không bao giờ đầu hàng trước số phận. Không chỉ phấn đấu học tập giỏi, Hải Anh còn nhiệt tình tham gia các cuộc thi truyền cảm hứng tới cộng đồng.
Vừa qua, Hải Anh giành giải Đặc biệt trong “Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019″; “Giải Đại sứ văn hóa đọc Thủ đô năm 2019″, “Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2019-2020″, đạt giải 3 và giải phụ trong cuộc thi “Gia đình đọc sách – Kết nối yêu thương 2020″…
Sau mỗi cuộc thi, mỗi giải thưởng là cơ hội để Hải Anh truyền năng lượng sống tích cực với những người kém may mắn. “Người khiếm thị có thể mất đi ánh nhìn nhưng không mất đi tầm nhìn” – đó là câu nói Vũ Thị Hải Anh tâm đắc nhất và là hành trang để em vững tin hơn vào cuộc sống.
Tại cuộc thi viết thư quốc tế CPU năm 2019 với đề tài “Hãy viết người hùng của em”. Lần đầu tiên, Hải Anh viết về người mẹ, người phụ nữ bé nhỏ, hi sinh nhiều cho gia đình. Do di chứng chất độc của người bố quân nhân, Hải Anh và anh trai đều mắc dị tật bẩm sinh. Hải Anh mất đi ánh sáng từ khi mới lọt lòng còn anh trai mang trong mình căn bệnh suy tuyến giáp phải dùng thuốc cả đời. Cuộc sống gia đình khó khăn, con cái bệnh tật nhưng mẹ đã xin nghỉ việc để nuôi hai con.
Vũ Thị Hải Anh là tấm gương học sinh tiêu biểu Thủ đô năm học 2019 – 2020. Ảnh NVCC
Video đang HOT
Ngay từ nhỏ, mẹ đóng vai trò người thầy, người cô dạy chữ, dạy kỹ năng sống, mẹ còn cho em đi học chữ nổi để em có thể hòa nhập với ngôi trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Nội dung bức thư, Hải Anh mong muốn mọi người đọc được, hiểu rằng tình cảm gia đình, người mẹ, luôn là tình cảm sâu sắc nhất. Một người mẹ có con bị khiếm thị sẽ có những bất hạnh như thế nào, chịu những thiệt thòi ra làm sao. Tìm cách thoát khỏi số phận đó như thế nào, để giúp con có thể đứng được trên đôi chân của chính mình.
Hải Anh kể, sau buổi đi học lớp mẫu giáo đầu tiên ở quê em bị từ chối nhận vào lớp. Và suốt thời thơ ấu, em sống biệt lập trong 4 bức tường chật hẹp. Người bạn duy nhất là chiếc radio nhỏ – phương tiện kết nối giao lưu ra thế giới bên ngoài. Hải Anh mơ ước sau này mình trở thành người làm báo, người dẫn chương trình… Để theo đổi ước mơ chỉ có con đường học. Sau nhiều lần gõ cửa khắp các trường học nhưng không được nhận vào lớp, cuối cùng, mẹ Hải Anh đã tìm đến tổ chức Hội người mù tỉnh Nam Định. Năm 2008, Hải Anh được kết nạp hội viên, em được hỗ trợ học chữ nổi. Năm 2013, Hải Anh khăn gói lên Hà Nội tham gia lớp học hòa nhập trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội).
Do lớn tuổi nên Hải Anh thi vượt cấp, không học lớp tiền hòa nhập như các bạn đồng trang lứa. Có điểm “xuất phát chậm” nhưng động lực để cô gái 10X nỗ lực hết mình. 9 năm học đạt học sinh giỏi, Hải Anh còn thể hiện năng khiếu đàn, vẽ tranh, dẫn chương trình, viết báo, viết tập san, báo tường,… Hải Anh tham gia CLB Nhà báo tương lai, học khóa đào tạo kỹ năng nghề báo do Hội người mù Việt Nam tổ chức. Hiện, Hải Anh theo học lớp bổ túc trường Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Vừa học, em làm thêm nghề tẩm quất do một người bạn đồng tật mở quán để tạo việc làm cho người khiếm thị. Hải Anh còn là hội viên tích cực trong Hội người mù quận Hoàn Kiếm.
Không may mắn có đôi mắt sáng đó chưa phải là vật cản duy nhất, trái lại, chính nhận thức, góc nhìn hạn chế từ cộng đồng xã hội là rào cản hiện nay đối với người khiếm thị. Trở thành “Đại sứ văn hóa đọc Thủ đô”, Vũ Thị Hải Anh mong muốn lan tỏa thông điệp văn hóa đọc, lan tỏa tình yêu đọc sách trong cộng đồng. Mỗi ngày, Hải Anh thường dành thời gian đọc sách, mỗi cuốn sách hay, sách tốt góp phần làm cuộc sống phong phú hơn, góp phần làm thay đổi cuộc sống, làm thay đổi nhận thức. “Giải thưởng “Đại sứ văn hóa đọc Thủ đô” là kết quả sau rất nhiều ngày luyện tập đọc sách, chữ nổi, đọc chữ nổi, nghe sách nói và đi xin sách của các tác giả yêu thích. Do không có điều kiện mua sách in, Hải Anh thường lên mạng xã hội liên hệ với tác giả xin sách đọc. Nhờ tình yêu đọc sách, Hải Anh “kết duyên” với các nhà văn Phan Quế Mai, nhà văn Lê Hoài Nam, nhà văn Uông Triều. Nhiều lần, tác giả Lê Hoài Nam mang sách đến tận trường học để tặng sách cho em”, Vũ Thị Hải Anh chia sẻ.
Vũ Thị Hải Anh truyền cảm hứng đọc sách tới những người khiếm thị
Vũ Thị Hải Anh (lớp 9 trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đã vinh dự đoạt giải chính thức và giải phụ cuộc thi "đóng góp cho phát triển văn hóa đọc"
Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương" do Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với Hội Người mù Việt Nam tổ chức.
Hải Anh là một học sinh khiếm thị từng được nhiều người biết đến với những nỗ lực không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Nhờ có thành tích học tập xuất sắc, em vừa được Hội Khuyến học Việt Nam tặng học bổng "Học không bao giờ cùng".
Vũ Thị Hải Anh (lớp 9 trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội)
Ngoài nỗ lực học tập, em còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đã được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc trao giải nhất trong cuộc thi ảnh "Thật tự hào, tôi cùng bạn vượt rào".
Trong bài dự thi nói trên, em đã khẳng định vai trò của văn hóa đọc trong gia đình: "Đọc sách chính là một cách giáo dục con toàn diện và đa dạng nhất. Mỗi cuốn sách hay đều là những chắt lọc từ cuộc sống của tác giả, thậm chí là kinh nghiệm của cả một cuộc đời, cả một thế hệ.
Ta thử làm một phép tính đơn giản: một người vấp ngã rất nhiều lần và cần tới vài chục năm để chiêm nhiệm, giác ngộ và đúc kết ra những kinh nghiệm của bản thân. Trong khi, ta chỉ cần đọc cuốn sách do người đó viết là đã hiểu được phần nào những điều mà người đó trải qua, hơn nữa chỉ cần một khoảng thời gian rất ngắn".
Hải Anh nhận giải thưởng Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương"
Đặc biệt, ý nghĩa của Sách Nói với trẻ khiếm thị, em viết: "Với những trẻ là khiếm thị, việc đọc một cuốn sách chữ là vô cùng khó khăn bởi không phải lúc nào cũng có người mắt sáng bên cạnh cả ngày để đọc sách cho nghe. Bởi vậy, cho trẻ khiếm thị nói riêng và người khiếm thị nói chung, nghe Sách Nói vừa để tăng hiểu biết, vừa tránh khỏi nguy cơ mắc chứng tự kỉ, tự cô lập mình ở lứa tuổi của trẻ nhỏ".
Trong bài dự thi, em đã chia sẻ những trải nghiệm của mình khi nghe kênh Cùng bạn đọc sách: "Tôi biết đến kênh qua trang web của Vụ Thư Viện và qua sự giới thiệu của một người bạn. Qua lời giới thiệu của người bạn ấy, cộng với việc trực tiếp trải nhiệm kênh, tôi thấy đây là một ý tưởng rất hay và có ích cho cộng đồng, đặc biệt là những người khiếm thị như tôi - những người không thể tự mình đọc được một cuốn sách bình thường mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của người sáng mắt...
Là một người khiếm thị đã tốt nghiệp trung học cơ sở và không có cơ hội được đi học trung học phổ thông, sau khi nghe phần giới thiệu về cuốn sách này, tôi đã hiểu ra rằng, việc mình tự đọc, tự học, tự trau dồi tri thức cũng là điều rất cần thiết và quan trọng. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, tin tưởng vào sách báo thì sách báo sẽ là người bạn đồng hành thiết thực, mang lại cho ta những kiến thức và kinh nhiệm quý giá.
Với sự nỗ lực của các tình nguyện viên đang cộng tác với kênh cùng bạn đọc sách, tôi tin rằng, mình sẽ có rất nhiều cơ hội biết đến các cuốn sách hay và bổ ích. Nguồn tài liệu ấy sẽ góp phần giúp những người khiếm thị như tôi nắm được chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa tương lai của mình".
Bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao học bổng cho Hải Anh
Trong bài dự thi, em cũng bày tỏ mơ ước trở thành một biên tập viên và mong muốn sẽ được tiêp cận nhiều hơn với thông tin và tài liệu thông qua kênh "Cùng bạn đọc sách".
"Tôi là một người khiếm thị mong muốn trở thành một biên tập viên nên nguồn tài liệu về văn học, Lịch Sử, sách truyền cảm hứng, sách kĩ năng sống, kĩ năng mềm, tài liệu chuyên ngành là vô cùng quan trọng. tất cả đối với tôi đều là một kho tàng tri thức quý báu.
Những audio sách nói của Vụ Thư Viện chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa kho tàng ấy. Sách nói sẽ đưa tôi đến gần hơn với tri thức. Những người khiếm thị như tôi sẽ có thể tiếp cận nguồn tài liệu như những người mắt sáng bình thường" - Hải Anh nói.
Sân chơi cho người khiếm thị trao đổi kinh nghiệm học tập suốt đời Cuộc thi sẽ tạo nên một sân chơi, một diễn đàn cho người khiếm thị trên cả nước có cơ hội trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về vai trò của việc đọc và học tập suốt đời, qua đó góp phần phát triển năng lực tự học, phát triển trí tuệ, tâm hồn, nhân cách con người. Hưởng ứng "Tuần lễ...